Tổng thu từ khách du lịch 9 tháng qua ước đạt hơn 394.000 tỷ đồng, đạt 78% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch COVID-19.


Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nội địa là nền tảng cho sự phục hồi của ngành du lịch sau dịch bệnh. (Ảnh: NLĐ)

Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), trong 9 tháng qua, trên 1,8 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam. Riêng quý 3, Việt Nam đón 1,2 triệu lượt khách, cao hơn 2,5 lần so với quý trước đó. Điều này cho thấy xu hướng phục hồi sau khi Việt Nam mở cửa du lịch quốc tế.

Tuy nhiên, con số này mới chỉ đạt khoảng 30% so với mục tiêu đặt ra cho năm 2022 (5 triệu lượt); vẫn thấp hơn 85,4% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả này cho thấy vẫn còn những khó khăn trong thu hút khách quốc tế vào Việt Nam trong bối cảnh sau đại dịch.

Trong số các thị trường, khách đến từ Hàn Quốc nhiều nhất với 489.400 lượt, tương đương 26%, tiếp theo là Mỹ, các thị trường ở châu Á (Campuchia, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan)…

Đáng chú ý, thị trường Ấn Độ tăng vượt mức trước đại dịch, với tổng số khách đến nay là 61.300 lượt. Riêng tháng 9 đạt 15.000 lượt, cao hơn so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng cục Du lịch cho biết tốc độ phục hồi của các thị trường là rất khác nhau. Khách từ Singapore và Lào trong tháng 9/2022 chỉ còn giảm lần lượt 20% và 24% so với cùng kỳ năm 2019. Nhưng thị trường Trung Quốc và Nga gần như vẫn đóng băng; thị trường Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) cũng chưa có dấu hiệu khả quan.

Trong khi đó, lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không tới Việt Nam kể từ đầu tháng 3/2022 đã tăng hơn 3 lần từ mức 29 điểm lên mức 100 điểm vào giữa tháng 9/2022. Lượng tìm kiếm quốc tế về cơ sở lưu trú du lịch tại Việt Nam đến nay đã tăng hơn 10 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022 trước khi mở cửa trở lại du lịch, từ mức 9 điểm lên mức 100 điểm.

Xu hướng này cho thấy thị trường du lịch quốc tế của Việt Nam đang vào giai đoạn phục hồi mạnh, chuẩn bị cho mùa cao điểm du lịch quốc tế trong những tháng cuối năm 2022. Đáng chú ý, lượng tìm kiếm từ Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, cho thấy nhu cầu cũng như tiềm năng lớn từ thị trường đông dân thứ 2 thế giới.

Về du lịch nội địa, lượng khách nội địa sau 9 tháng năm nay đã đạt gần 87 triệu lượt, cao hơn cả năm 2019.

Kết quả này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường nội địa là nền tảng cho sự phục hồi của ngành du lịch sau dịch bệnh. Tuy nhiên, lượng khách du lịch nội địa đang giảm dần do đã qua mùa cao điểm du lịch nội địa với đỉnh điểm vào tháng 5 - 6. Lượng tìm kiếm bắt đầu giảm từ tháng 8 và đến tháng 9 năm nay đã giảm 50% so với lúc cao điểm.

Dù vậy, nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Đến nay, lượng tìm kiếm thông tin du lịch nước ngoài đã tăng gấp 4 lần so với thời điểm đầu tháng 3 năm nay. Những quốc gia được du khách Việt tìm kiếm nhiều nhất như Thái Lan, Campuchia, Australia, Mỹ, Indonesia, Pháp và Malaysia.

Theo VTV.VN

Các tin khác


Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Kích cầu du lịch từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Còn khoảng ba tuần nữa mới đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nhưng thị trường du lịch đã khá sôi động. Ðây được xem là thời điểm "vàng” để doanh nghiệp lữ hành khởi động mùa cao điểm du lịch hè.

Bảo vệ vịnh Nha Trang để phát triển du lịch bền vững

Thành phố Nha Trang, thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa đang trong dịp kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển (1924 - 2024).

Ẩm thực giúp quảng bá, giới thiệu điểm đến và giữ chân du khách lâu hơn

Theo các chuyên gia du lịch, ẩm thực là một phần không thể thiếu của ngành du lịch, bởi nó góp phần quảng bá, níu giữ du khách thông qua sự độc đáo của từng món ăn, hương vị mang tính đặc trưng mỗi vùng miền.

Du lịch Hòa Bình thu hút khách quốc tế

Những tháng đầu năm 2024, du khách nội địa và du khách đến từ nhiều quốc gia tấp nập tham quan, khám phá các điểm đến du lịch Hoà Bình. Đáng chú ý, một số khu, điểm du lịch thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc, Lương Sơn đón lượng khách quốc tế tăng cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục