Tối 22-4-2023, tại sân khấu Quảng trường biển (TP Sầm Sơn), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023, với chủ đề "Sầm Sơn thăng hoa và tỏa sáng”.
Toàn cảnh lễ khai mạc.
Dự lễ khai mạc, về phía Trung ương có đồng chí: Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội; Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc; Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo một số ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh Thanh Hóa tham dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023.
Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; lãnh đạo các tỉnh Hòa Bình, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Bình, Hà Nam, Nghệ An, Ninh Bình; các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương, địa phương cùng đông đảo Nhân dân và du khách.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày diễn văn kỷ niệm.
Trình bày diễn văn tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh, khẳng định: Thanh Hóa xưa và nay được biết đến là vùng đất "căn bản” của đất nước, nơi có biển bạc, rừng vàng, luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa của dân tộc. Nhắc đến xứ Thanh là nhắc đến vùng đất trầm tích của các giá trị văn hóa tốt đẹp với hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh và hệ sinh thái đa dạng, cùng nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, đã góp phần làm cho kho tàng văn hóa Việt Nam phát triển rực rỡ.
Đây cũng là vùng đất quý hương của nhiều anh hùng hào kiệt, nhiều chí sỹ, văn nhân, mà tên tuổi và sự nghiệp đã làm rạng danh quê hương, đất nước. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử, vùng đất và con người xứ Thanh luôn tự tin, năng động, không ngừng bứt phá đi lên, hòa nhịp cùng công cuộc đổi mới của đất nước.
Trong bức tranh rực rỡ sắc màu của vùng đất "Thanh kỳ khả ái”, Sầm Sơn vừa là đô thị trẻ căng tràn sức sống, vừa giàu truyền thống lịch sử, văn hóa. Từ chuyện tình yêu hòn Trống Mái, thần Độc Cước xẻ đôi thân mình hộ quốc, an dân,... đến bản hùng ca của nữ điệp báo Nguyễn Thị Lợi đánh chìm chiến hạm A-mi-ô Đanh-vin và những dấu ấn lịch sử của nghĩa tình "Bắc Nam một nhà”, trong những năm tháng đón tiếp, chăm sóc, nuôi dưỡng hàng vạn thương bệnh binh, cán bộ, học sinh và gia đình cách mạng miền Nam tập kết ra Bắc; năm 1960 Sầm Sơn vinh dự được Bác Hồ kính yêu về thăm và kéo lưới cùng bà con ngư dân... Sầm Sơn đã in đậm trong tâm thức của biết bao thế hệ người Việt và là niềm tự hào của quê hương Thanh Hóa.
Trong chiến lược phát triển chung của tỉnh, Sầm Sơn luôn được xác định là đô thị du lịch đặc biệt quan trọng. Vì vậy, ngày 19-4-1963, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 50-CP về việc thành lập thị trấn Sầm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. Trải qua gần 120 năm hình thành địa danh du lịch và 60 năm xây dựng, phát triển, từ thị trấn nhỏ với diện tích khoảng 7,5km2, dân số trên 5.000 người; từ năm 2017, Sầm Sơn đã trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, đô thị sầm uất với dân số gần 110 nghìn người.
Kinh tế phát triển mạnh, trong đó dịch vụ và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại, tiện ích; nhiều dịch vụ du lịch, khu vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp... đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; văn hóa du lịch chuyển biến tiến bộ. Lượng du khách đến với Sầm Sơn ngày càng tăng; năm 2022, toàn tỉnh đón được trên 11 triệu lượt khách, thì Sầm Sơn đã đón hơn 7 triệu lượt khách.
Sầm Sơn đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành đô thị du lịch trọng điểm quốc gia, điểm đến lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành bạn, các cơ quan thông tấn, báo chí; các nhà đầu tư, bạn bè du khách gần xa; những người con của quê hương Thanh Hoá đang ở khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài đã luôn quan tâm, ủng hộ, hợp tác, cổ vũ cả về vật chất và tinh thần đối với sự phát triển của tỉnh Thanh Hoá nói chung, thành phố Sầm Sơn nói riêng. Đồng thời bày tỏ mong muốn trong những năm tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn nữa để ngày càng phát triển, Sầm Sơn tiếp tục "thăng hoa và tỏa sáng”, góp phần đưa Thanh Hóa trở thành một trong các trung tâm lớn về du lịch của cả nước, một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Sau các nghi thức chính, Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023, được nối tiếp bằng chương trình nghệ thuật đặc sắc, với chủ đề "Sầm Sơn - Thăng hoa và tỏa sáng”. Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, với sân khấu hoành tráng được lấy cảm hứng từ Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới của Thanh Hóa đã được UNESCO công nhận.
Hệ thống ánh sáng hiện đại tạo hiệu ứng nổi bật, tái hiện những hình ảnh tiêu biểu về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa và TP Sầm Sơn. Hiệu ứng sân khấu được dàn dựng biến hoá liên tục trong mỗi phần biểu diễn, ẩn giấu sự xuất hiện bất ngờ của các diễn viên, nghệ sĩ.
Với 3 chương "Sầm Sơn - điểm hẹn của tình yêu”; "Mênh mang đất trời xứ Thanh” và "Sầm Sơn - Thăng hoa và tỏa sáng”, chương trình nghệ thuật hướng đến khắc họa và tôn vinh truyền thống văn hóa, lịch sử của Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung: Từ quá khứ oai hùng, đến hiện tại rực rỡ và một tương lai phồn vinh, thịnh vượng với những công trình đẳng cấp quốc tế.
Những sắc màu Sầm Sơn - Thanh Hóa được khắc họa một cách tinh tế và đầy tính nghệ thuật qua nhiều tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu. Đó là các ca khúc trữ tình, ca ngợi vẻ đẹp quê hương, đất nước và mảnh đất xứ Thanh, được thể hiện bằng nhiều giọng ca nổi tiếng như Tân Nhàn, Lương Nguyệt Anh, Lê Anh Dũng, Bùi Lê Mận,…
Đồng thời, chương trình còn có sự xuất hiện của nhiều ca sỹ như Thu Minh, Noo Phước Thịnh, Tùng Dương, Đông Hùng, nhóm Oplus,... với những ca khúc, vũ điệu trẻ trung, sôi động đã mang đến cho khán giả một bữa tiệc thị giác và ánh sáng mãn nhãn.
Chương trình nghệ thuật đặc sắc đã để lại nhiều ấn tượng đẹp cho du khách, qua đó góp phần quảng bá vẻ đẹp, tiềm năng phát triển du lịch biển xứ Thanh, đô thị du lịch biển Sầm Sơn năng động, tràn đầy sức sống, hiện đại và văn minh.
Thêm một điểm nhấn đặc sắc từ sự kiện này là show trình diễn nhạc nước đẳng cấp, với sự kết hợp giữa màn phun nước đa tầng và hiệu ứng ánh sáng tuyệt đẹp, bắt mắt tại Quảng trường biển. Với nhiều chủ đề như "Thăng hoa - tỏa sáng”, "Điểm hẹn ánh dương”, "Bản hòa tấu của biển”,... show diễn đã mang đến cho du khách một trải nghiệm mới lần đầu tiên xuất hiện tại Sầm Sơn.
Đặc biệt, chương trình buổi lễ khép lại bằng màn bắn pháo hoa lung linh, rực rỡ sắc màu, như thắp sáng cả một dải bờ biển để cùng Sầm Sơn "thăng hoa và tỏa sáng”.
Theo Baothanhhoa.vn
(HBĐT) - Do chưa bao giờ tôi lên cao nguyên đá Hà Giang vào cuối mùa xuân, nên lần này thấy đây là điều lý thú. Đầu năm, cảnh sắc vẫn tươi tắn màu của xuân sắc. Dọc con đường từ TP Hà Giang lên Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn vẫn bắt gặp những sắc hoa đào đỏ sậm, nổi bật giữa sắc xanh của cây rừng, của trời xanh mây trắng vùng biên. Không phải mùa hoa tam giác mạch, nghĩa là không phải mùa lễ hội, nhưng du khách trong và ngoài nước vẫn tấp nập ngược dốc cổng trời Quản Bạ…
Hè năm 2023 đang tới, Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (Ninh Bình) phơi bày vẻ đẹp quyến rũ khác lạ so với mùa xuân vừa qua. Những khối đá vôi cảnh quan karst nổi bật giữa thiên nhiên hoang sơ, bao quanh những thung lũng liên kết với hệ thống hang động, khiến Tràng An như chốn bồng lai tiên cảnh.
(HBĐT) - Từ ngày 8-11/4, thực hiện Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Hòa Bình đã tham gia sự kiện Tuần Du lịch – văn hóa Tây Bắc mở rộng tại Công viên bến Ninh Kiều - thành phố Cần Thơ. Hoạt động nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Hòa Bình nói riêng, 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng nói chung với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Qua đó phát huy, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế du lịch giữa các địa phương, chung tay liên kết hợp tác, khôi phục và đẩy mạnh phát triển thị trường du lịch trong điều kiện mới.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Tân Lạc có nhiều hang động đẹp, tiêu biểu như: động Nam Sơn, động Núi Kiến ở xã Vân Sơn, động Mường Chiềng ở thị trấn Mãn Đức. Đáng chú ý, động Hoa Tiên, động Thác Bờ thuộc xã Suối Hoa là những hang động nổi tiếng nằm trong khu du lịch hồ Hòa Bình, thu hút nhiều du khách.
Đại diện Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết, vừa qua, Ninh Bình được Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn là một trong 23 địa điểm du lịch tuyệt vời nhất năm 2023.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An, Hội An muốn xây dựng lại đề án về việc kiểm soát hoạt động bán vé, hướng dẫn tham quan cho đúng quy định của Nhà nước. Dư luận cho rằng Hội An làm như vậy để tận thu là không đúng.