Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An, Hội An muốn xây dựng lại đề án về việc kiểm soát hoạt động bán vé, hướng dẫn tham quan cho đúng quy định của Nhà nước. Dư luận cho rằng Hội An làm như vậy để tận thu là không đúng.


Khách du lịch trong và ngoài nước tham quan phố cổ Hội An. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Mới đây, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đã có phương án về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ.

Theo đó, kể từ ngày 15/5 tới, Hội An sẽ áp dụng yêu cầu bắt buộc mua vé tham quan trước khi vào phố cổ đối với tất cả du khách trong và ngoài nước.

Giá vé áp dụng là 80.000 đồng đối khách trong nước và 120.000 đồng đối với khách quốc tế. Thời gian hoạt động bán vé tham quan khu phố cổ từ 7 giờ 30 đến 21 giờ 30 hàng ngày vào mùa hè, đến 21 giờ vào mùa đông. Lực lượng chức năng sẽ phân luồng 2 lối đi tại các đường chính vào khu phố cổ, một lối đi dành cho người dân địa phương và một lối đi dành cho du khách. Việc làm này khiến dư luận rất quan tâm và phản ứng.
 
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An cho rằng: Mục đích của thành phố là kiểm soát khách đoàn và những người đến Hội An để tham quan. Người dân ở tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng đến phố cổ Hội An không bắt buộc phải mua vé.
 
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, dư luận đang có cách hiểu chưa đúng về việc Hội An lên kế hoạch tăng cường quản lý hoạt động hướng dẫn tham quan khu phố cổ. Lâu nay, không gian Hội An bị quá tải, khách nước ngoài khi mua vé vào tham quan bị ảnh hưởng rất lớn. Họ cho rằng không công bằng vì nhiều người vào phố cổ như họ nhưng không phải mua vé. Hơn nữa, lượng khách vào quá đông, họ không được xem các sản phẩm, cảnh quan của phố cổ dù Hội An rất đẹp. Nhiều du khách đặt vấn đề phải làm sao đảm bảo sự công bằng trong hoạt động bán vé tham quan.

"Xuất phát từ cơ sở đó, Hội An muốn xây dựng lại đề án về việc kiểm soát hoạt động bán vé, hướng dẫn tham quan cho đúng quy định của Nhà nước. Dư luận cho rằng Hội An làm như vậy để tận thu là không đúng" - ông Sơn khẳng định.

Ông Sơn cho biết, Hội An đã triển khai bán vé lâu nay, bây giờ chỉ phân luồng, tổ chức lại cho hợp lý. Việc này là để tránh tình trạng khách tham quan, người vào giao dịch, buôn bán cùng đi một lối, dẫn đến tình trạng xô bồ, không khoa học. "Hướng của Hội An là như vậy và mới chỉ bàn trong kế hoạch chứ chưa có cách làm cụ thể. Nhiều người nói rằng Hội An dựng barie lên để thu vé là không đúng" – ông Sơn nhắc lại.

Chủ tịch UBND thành phố Hội An Nguyễn Văn Sơn cho biết, toàn bộ tiền bán vé tham quan Hội An đều đầu tư cho khu phố cổ, gồm các hoạt động phục vụ trùng tu, trích lại vé cho người dân, hỗ trợ các di tích trong quá trình trùng tu, đầu tư cơ sở hạ tầng, nạo vét sông Hoài, phòng cháy, chữa cháy, chi cho việc đảm bảo an ninh trật tự… Hội An sẽ kết hợp với chuyển đổi số để thực hiện một cách nhẹ nhàng, chủ yếu tập trung vào những đoàn khách đi tham quan.

Theo ông Sơn, từ nay đến ngày 15/5, thành phố sẽ làm từng bước. Trước hết, tập hợp các nội dung để họp, lắng nghe ý kiến của các đơn vị lữ hành. Sau đó, Hội An sẽ lấy ý kiến người dân, để họ hiến kế, tư vấn thêm cho chính quyền vì người dân là chủ nhân của di sản, là người hưởng lợi và cũng có thể chịu thiệt thòi. Sau đó, thành phố sẽ tổ chức họp báo để công bố

Theo TTXVN

Các tin khác


Công bố quy hoạch Khu du lịch quốc gia Sa Pa

Chiều 3/4, tại thị xã Sa Pa, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa đến năm 2040 của Thủ tướng Chính phủ.

Thung Nham - nơi đàn chim trở về

(HBĐT) - Nằm trong quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), thời gian qua, Thung Nham trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước với vẻ đẹp thơ mộng, bình yên, khung cảnh thiên nhiên xanh mát, không gian thoáng đãng, hoang sơ với điểm nhấn là nơi lưu trú, cư ngụ của rất nhiều loài chim quý hiếm.

Nét riêng du lịch cộng đồng bản Mỗ

(HBĐT) - So với các điểm đến du lịch cộng đồng khác trên khu du lịch hồ Hoà Bình, bản Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) hình thành sớm hơn. Cho đến hiện tại, bản vẫn giữ được vẻ đẹp riêng có, là điểm du lịch cộng đồng nhiều sức hút đối với du khách, chốn dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tạm lánh nơi phố thị náo nhiệt, ồn ào.

Điều chỉnh chính sách thị thực: Cơ hội để du lịch Việt Nam tăng sức cạnh tranh

Việc Chính phủ đề xuất với Quốc hội chỉnh sửa một số chính sách về thị thực như mở rộng việc cấp thị thực điện tử, nâng thời gian lưu trú,… là cơ hội để du lịch Việt Nam tăng sức cạnh tranh, cạnh tranh lành mạnh với các nước trong khu vực.

Giữ mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch Cao Phong

(HBĐT) - Xác định văn hóa là tài nguyên quý và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, bám sát định hướng xuyên suốt: Phải giữ được mạch nguồn văn hóa để phát triển du lịch một cách bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục