Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã và đang tích cực phát triển du lịch cộng đồng gắn với kinh tế nông nghiệp. Hình thức này đang trở thành xu thế, mang lại lợi ích kinh tế bền vững, vừa góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.


Hộ ông Đinh Công Lon, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) đầu tư cơ sở homestay đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.

Xóm Lũy Ải được biết đến là làng Mường cổ của tỉnh còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mường. Xóm có trên 90 nóc nhà, hầu hết là nhà sàn truyền thống của người Mường, cùng với duy trì nếp sinh hoạt truyền thống, người dân còn lưu giữ nhiều dụng cụ lao động sản xuất cổ được làm từ gỗ, tre hoặc nứa như: khung dệt vải, cung, nỏ, dụng cụ làm ruộng, làm nương rẫy... Từ bao đời nay, đời sống kinh tế của bà con chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Mỗi nhà trong xóm dù ít hay nhiều đều có một vài sào lúa, nương ngô. Tuy nhiên, sản phẩm nông sản hầu hết làm ra chỉ đủ tiêu dùng, không đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Bùi Văn Huynh, Trưởng xóm Lũy Ải cho biết: Mặc dù đời sống còn nhiều khó khăn nhưng bà con luôn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hầu hết phụ nữ biết xe tơ, dệt vải, tự làm cho mình những chiếc áo, váy mặc hàng ngày. Nhà nào cũng lưu giữ từ 1 - 2 chiếc chiêng để tham gia các lễ hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Tháng 1/2014, xóm Lũy Ải được UBND tỉnh cộng nhận là điểm du lịch cộng đồng. Với lợi thế về vị trí, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng, phong phú cùng những sản phẩm du lịch tiêu biểu, phù hợp phát triển loại hình du lịch trải nghiệm như: làm ruộng, nhổ mạ, cày cấy, đào măng... Ngoài ra, hệ thống sông, suối phù hợp phát triển mô hình du lịch gắn với nuôi trồng thủy sản, sinh thái, cắm trại nghỉ dưỡng, đánh bắt cá, trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt của nông dân. Nắm bắt được lợi thế đó, xã đã xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp phát triển du lịch phù hợp nhằm phát huy tài nguyên du lịch, tiềm năng, lợi thế của xóm, trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, hấp dẫn, thu hút khách du lịch, góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.

Nhiều đoàn khách lớn, đặc biệt là các đoàn khách quốc tế đã đến xóm tham quan, tham gia sinh hoạt cộng đồng và lưu trú. Năm 2023, xóm đón trên 80.000 khách du lịch, đem lại nguồn thu nhập trên 8 tỷ đồng. Đón khách đến thăm, người dân không chỉ giới thiệu những nét đẹp văn hóa, vẻ đẹp tự nhiên của quê hương mà còn có thêm thu nhập từ việc hướng dẫn du khách tham quan, trải nghiệm, bán sản phẩm lưu niệm như hàng mỹ nghệ, sản phẩm dệt thổ cẩm…

Từ khi xóm Lũy Ải trở thành điểm du lịch cộng đồng, nguồn thu của người dân được đảm bảo hơn, từ đó giúp cho việc đầu tư hạ tầng khang trang hơn, nông nghiệp, nông thôn có bước phát triển. Nhờ có thêm nguồn thu từ phát triển du lịch cộng đồng, cuộc sống người dân dần ấm no, việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Trong năm 2023, xã được UBND huyện công nhận 2 vườn (thuộc xóm Mường Lầm) đạt vườn kiểu mẫu.

Đồng chí Bùi Văn Nức, Chủ tịch UBND xã Phong Phú cho biết: Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thời gian tới, xã đề ra các giải pháp, kế hoạch cụ thể để phát triển du lịch, hướng cộng đồng vào các hoạt động du lịch gắn với phát triển sinh kế. Đồng thời, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp nổi bật, riêng có của địa phương, thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch..., góp phần thực hiện hiệu quả việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp trên địa bàn.


Hoàng Dương

 

Các tin khác


Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Ấn tượng du lịch thành phố bên sông Đà

Không chỉ được biết đến là miền đất có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đặc trưng, TP Hòa Bình còn có ẩm thực độc đáo với những món ăn ngon, lạ miệng, hương vị rượu cần nổi tiếng. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa và con người đã tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn cho điểm đến.

VITM Hà Nội 2024 thu hút gần 80.000 lượt khách tham quan, mua tour kích cầu dịp hè

Chiều ngày 14/4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã tổng kết, bế mạc Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2024 với chủ đề "Du lịch Việt Nam – Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”. Hội chợ thu hút gần 80.000 khách đến thăm quan, mua sắm tour kích cầu dịp 30/4-1/5 và dịp hè.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với điểm đến lễ hội, tâm linh

Hiện nay, sản phẩm du lịch của huyện Yên Thủy chủ yếu là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh. Bên cạnh đảm bảo nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng, các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương luôn chú trọng bảo tồn giá trị di tích lịch sử, văn hoá và lễ hội gắn với khai thác thế mạnh du lịch.

Doanh nghiệp du lịch mong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 kéo dài để tăng doanh thu

Theo các doanh nghiệp lữ hành, kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay được các Bộ, ngành đề xuất hoán đổi ngày làm việc để kéo dài thành 5 ngày nghỉ sẽ là dịp để doanh nghiệp lữ hành, các điểm vui chơi thu hút khách du lịch, tăng doanh thu.

Định vị thương hiệu du lịch Việt Nam trên trường quốc tế

Nhìn lại tiến trình phát triển của nền du lịch quốc gia, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong cho rằng, Việt Nam ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ của ngành này khi đạt được mức tăng trưởng tiệm cận với kết quả năm 2019. Song cho dù lấy lại được sức phát triển trước dịch Covid-19, du lịch nước ta đã tụt hậu đến 5 năm so với thực tế. Vì thế, trước sự cạnh tranh của nhiều thị trường lớn của thế giới, cũng như các nước láng giềng, du lịch Việt cần nỗ lực hơn nữa để bứt phá và định vị thương hiệu trên trường quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục