Nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng huyện Mai Châu thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, là điểm đến hấp dẫn, thân thiện và an toàn. Thời gian qua, huyện đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn, từ đó tạo việc làm, giúp người dân chuyển đổi nghề phù hợp, nâng cao thu nhập và đảm bảo chất lượng cuộc sống.


Các học viên lớp hướng dẫn du lịch đi tham quan, trải nghiệm thực tế "Chợ phiên - nét đẹp vùng cao” tại huyện Mai Châu năm 2023.

Mặc dù đã tham gia làm du lịch homestay cùng gia đình từ nhiều năm nay, song chị Hà Quỳnh Chi ở Pom Coọng, thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu vẫn quyết tâm theo học lớp kỹ thuật nấu ăn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện. Chị Chi chia sẻ: Nhờ được đào tạo nghề theo phương thức "cầm tay chỉ việc” nên chỉ sau 3 tháng, tôi đã cơ bản nắm được kỹ thuật pha chế đồ uống, chế biến các món ăn để áp dụng vào phát triển du lịch của gia đình.

Chị Chi là một trong nhiều lao động nông thôn tại huyện Mai Châu đã tìm được hướng đi mới sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp do huyện mở lớp. Qua được học những lớp này đã có tác động lớn đến tư duy của bà con, đưa phát triển du lịch trở thành nghề chính chứ không còn là   nghề phụ như quan niệm trước kia. Họ bắt đầu chú trọng đầu tư và coi đó là sinh kế lâu dài và ổn định.

Anh Hà Văn Sơn, xóm Nhót, xã Nà Phòn chia sẻ: Sau khi tham gia lớp hướng dẫn du lịch, tôi đã học được nhiều kỹ năng như cách hướng dẫn khách du lịch tham quan, trải nghiệm thực tế tại địa phương, biết giới thiệu đến du khách bản sắc văn hóa khác nhau của các dân tộc trên địa bàn, học được các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống… Đây đều là những kiến thức bổ ích để tôi áp dụng vào việc kinh doanh du lịch của gia đình.

Điểm mới trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Mai Châu thời gian qua là thay vì đào tạo theo những gì mình có thì huyện đã chuyển hướng sang đào tạo những gì người dân cần và dựa vào thế mạnh của từng vùng để mở lớp tại cơ sở. Nhờ đó, người dân không những được học nghề phù hợp với khả năng của gia đình, bản thân mà còn được tiếp cận với các ngành nghề mới phi nông nghiệp như du lịch, nấu ăn… từ đó mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống và từng bước thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. 

Đồng chí Lò Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Mai Châu cho biết: Năm 2023, từ nguồn kinh phí của các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và từ nguồn ngân sách huyện, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện đã mở được 3 lớp hướng dẫn du lịch, 5 lớp kỹ thuật nấu ăn và 8 lớp khôi phục nghề thêu thổ cẩm truyền thống với 480 học viên tham gia. Tỷ lệ lao động phát huy được hiệu quả sau đào tạo đạt từ 80% trở lên, góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2023 xuống còn 20,79%, giảm 3,45% so với năm 2022, vượt kế hoạch đề ra.

Đào tạo nghề và công tác giảm nghèo có mối quan hệ mật thiết. Việc đào tạo nghề đúng hướng, thực chất, phù hợp với nhu cầu của xã hội theo từng giai đoạn sẽ là chìa khóa để mở cánh cửa phát triển KT-XH, qua đó giúp người lao động có nghề nghiệp ổn định, đem lại thu nhập cao, góp phần phát triển kinh tế gia đình, xã hội.


Thanh Hạnh 
(Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu)

Các tin khác


Năm 2024, phấn đấu đón 4,2 triệu lượt khách tham quan, du lịch

Ngày 25/1, Ban Chỉ đạo Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác phát triển du lịch năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xã Phong Phú: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã Phong Phú (Tân Lạc) đã và đang tích cực phát triển du lịch cộng đồng gắn với kinh tế nông nghiệp. Hình thức này đang trở thành xu thế, mang lại lợi ích kinh tế bền vững, vừa góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, vừa nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội chùa Tiên

Chùa Tiên nằm trên địa bàn xóm Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy). Hàng năm, lễ hội chùa Tiên khai hội vào mồng 4 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, là một trong những lễ hội lớn được khai hội đầu tiên của tỉnh. Đây là lễ hội truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Mường, đã đi vào tiềm thức của người dân địa phương và du khách gần xa.

Hòa Bình đón 3,8 triệu lượt khách tham quan, du lịch

Năm 2023, tỉnh ta đã chủ động triển khai, thực hiện nhiều giải pháp nhằm phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch, như: tạo điều kiện thu hút đầu tư khai thác tiềm năng; hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch nông thôn (OCOP); tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch; phát triển các sản phẩm mới gắn với thế mạnh của từng địa phương; đào tạo nghề du lịch góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm; mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch...

Hiệp hội Du lịch tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2024

Ngày 11/1, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị.

Travel off Path: Việt Nam là quốc gia an toàn nhất để ghé thăm ở châu Á năm 2024

Dựa vào Bảng xếp hạng về Chỉ số trật tự và luật pháp toàn cầu do Gallup (nền tảng dẫn đầu về các dịch vụ tư vấn và phân tích toàn cầu) công bố vào cuối năm 2023, chuyên trang du lịch Travel Off Path của Mỹ đã ca ngợi Việt Nam là quốc gia an toàn nhất để ghé thăm ở châu Á trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục