Ngày 24/10, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đón chuyến bay thuê bao đầu tiên đến từ Cộng hòa Séc, mở đầu cho sự trở lại của thị trường khách Đông Âu những tháng cuối năm 2024, tạo đà tiếp tục phát triển du lịch trong năm 2025.
Du khách Cộng hòa Séc chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, 400 du khách trên chuyến bay A350-900 mang số hiệu WFL8623 từ Thủ đô Praha đã đến đảo ngọc Phú Quốc sau hơn 12 giờ bay thẳng. Tại Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, đại diện lãnh đạo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang, UBND thành phố Phú Quốc cùng Khu nghỉ dưỡng Meliá Vinpearl Phú Quốc tổ chức đón đoàn với tinh thần trọng thị, mến khách.
Bà Quảng Xuân Lụa, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang cho biết: Đoàn khách này bay thẳng đến Phú Quốc sau 1 năm thúc đẩy du lịch, kết nối các chuyến bay từ Đông Âu tới đảo ngọc. Đây là dịp để tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm du lịch Phú Quốc đến với khách du lịch Cộng hòa Séc, nhằm khai thác hiệu quả thị trường đầy tiềm năng này thời gian tới.
Theo lịch trình, đoàn khách sẽ lưu lại tại đảo Phú Quốc 1 tuần, trải nghiệm, tham quan các điểm vui chơi giải trí tại khu vực phía Bắc của đảo như VinWonders Phú Quốc, Grand World Phú Quốc, Vinpearl Safari, khám phá thiên nhiên miền nhiệt đới biển đảo và trung tâm thị trấn Dương Đông...
Đây là năm thứ hai Melia Vinpearl Phú Quốc đón tiếp đoàn khách từ Cộng hòa Séc, số lượng tăng trưởng gấp đôi so với năm 2023. Đơn vị sẵn sàng cung ứng dịch vụ nghỉ dưỡng tối ưu cho kỳ nghỉ trọn gói và làm mới hoạt động giải trí phục vụ du khách, ông Mario Caballero, Tổng Giám đốc Vùng của Meliá Vinpearl Phú Quốc và khu vực miền Nam chia sẻ. Qua đó, các doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư Cộng hòa Séc tìm hiểu đảo ngọc để có thể xúc tiến, hợp tác, liên kết đầu tư phát triển trên các lĩnh vực ngành nghề tại Phú Quốc.
Dự kiến, Phú Quốc sẽ tiếp tục đón chuyến bay đưa khách du lịch từ Slovakia vào cuối tháng 10/2024.
Hiện nay, các chuyến bay quốc tế đưa du khách đến Phú Quốc là khoảng 100 chuyến/tuần, khách đến từ hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo Baotintuc.vn
Tăng sức hấp dẫn cho điểm đến du lịch từ các sản vật nông nghiệp, các thương hiệu hàng hóa là hướng phát triển được các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng triển khai, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch vùng có thương hiệu quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch biển…
Giới trẻ Việt Nam đang theo đuổi xu hướng du lịch đa dạng, từ khám phá văn hóa trong nước đến trải nghiệm quốc tế với tiện nghi hiện đại và chi phí hợp lý. Mặc dù du lịch nước ngoài ngày càng thu hút giới trẻ, tuy nhiên ngành du lịch Việt Nam vẫn có cơ hội lớn để cạnh tranh nếu cải thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ và học hỏi từ các mô hình phát triển bền vững của quốc tế nhằm thu hút và giữ chân du khách trẻ.
Hướng tới phục vụ số lượng khách lớn, lưu trú dài ngày, sử dụng nhiều dịch vụ, tiện ích cao cấp và không chịu tác động bởi yếu tố mùa vụ du lịch, loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, khen thưởng, sự kiện, triển lãm (MICE) được xác định là gà đẻ trứng vàng của ngành du lịch nước ta. Nhưng làm thế nào để định vị thương hiệu MICE Việt Nam trên bản đồ du lịch khu vực và thế giới đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ngành du lịch.
Cơn bão số 3 gây thiệt hại lớn tới nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội của các tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có ngành du lịch. Đến nay, cơ bản các điểm du lịch ở phía Bắc đã đón khách trở lại, nhưng nhiều doanh nghiệp lữ hành vẫn cân nhắc tổ chức các đoàn du lịch đến các tỉnh miền núi phía Bắc do yếu tố an toàn.
Ba xã vùng cao Quyết Chiến, Ngổ Luông, Vân Sơn, huyện Tân Lạc có độ cao từ 800 - 1.000m so với mực nước biển. Là khu vực có tỷ lệ che phủ rừng cao, hệ thống rừng tự nhiên với các loài động, thực vật phong phú, khí hậu mát mẻ, ôn hòa về mùa hè; nhiều danh lam thắng cảnh, hang động đẹp được xếp hạng di tích cấp tỉnh, cấp quốc gia. Hiện nơi đây còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mường. Đồng thời, có hàng hóa nông sản khá phong phú với đồi quýt cổ Nam Sơn, thung lũng rau su su Quyết Chiến, tỏi tía Bắc Sơn, rau củ quả trái vụ Quyết Chiến, thảo dược, rau rừng, chè tuyết, gà lợn giống bản địa Ngổ Luông, rượu Hượp Lũng Vân... tạo sức hút riêng đối với du khách.
Trong 2 ngày (27 - 28/9), Sở VH-TT&DL phối hợp với Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội tổ chức chương trình khảo sát lựa chọn xây dựng các sản phẩm, tour du lịch mới, đặc trưng vùng hồ tại huyện Đà Bắc. Tham gia đoàn khảo sát có các chuyên gia nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch, Câu lạc bộ Lữ hành Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam, đại diện các doanh nghiệp, công ty lữ hành và đơn vị kinh doanh du lịch trong nước, quốc tế, các cơ quan truyền thông trong và ngoài tỉnh.