(HBĐT) - Trong dịp Tết Nguyên đán, lễ hội đầu năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, là cơ hội để người kinh doanh đưa nhiều hàng hóa ra thị trường. Đây cũng là thời điểm xuất hiện nhiều hàng giả, thực phẩm không an toàn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi tập trung đông người.


Tràn lan vi phạm

Thực hiện Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh, trong năm 2017, ngành Y tế đã thành lập 531 đoàn thanh, kiểm tra chuyên ngành; đã thanh, kiểm tra 6.928 cơ sở, phạt tiền 318 cơ sở với số tiền phạt trên 420 triệu đồng. Thành lập 22 đoàn thanh kiểm tra liên ngành kiểm tra 343 cơ sở, phát hiện 69 cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 1 cơ sở, phạt hành chính 51 cơ sở với số tiền phạt trên 92 triệu đồng. Ngành đã lấy 962 mẫu thực phẩm, gửi mẫu xét nghiệm 62 mẫu, phát hiện 18 mẫu không đạt.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, kiểm tra 220 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó thu hồi 2 giấy chứng nhận, xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở với số tiền trên 3 triệu đồng. Thanh tra liên ngành 29 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, phát hiện 7 cơ sở vi phạm, xử phạt 15 triệu đồng. Tổ chức 3 đoàn thanh, kiểm tra dịp Tết Nguyên đán và lễ hội năm 2017. Đã thanh, kiểm tra 59 cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử phạt 13 vụ với số tiền trên 27 triệu đồng. Thực hiện tiêu hủy 5.700 quả trứng vịt, 70 kg thịt vịt, 50 kg tóp mỡ không có nguồn gốc xuất xứ. Qua lấy 224 mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản phát hiện 18 mẫu không đảm bảo ATTP, trong đó 2 mẫu thịt lợn có kháng sinh cấm Chloramphenicol, 1 mẫu chứa kháng sinh Sufadimidine vượt ngưỡng cho phép, 2 mẫu giò và 1 mẫu chả có chất cấm hàn the, 12 mẫu giò, chả có chứa phụ gia bảo quản nhóm Benzoat. Các mẫu sản phẩm có kết quả kiểm định vi phạm ATTP đã tiến hành truy xuất nguồn gốc, xác định nguyên nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.


Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra điều kiện kinh doanh thực phẩm tại nhà hàng Phúc Dung, thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy).

Trong lĩnh vực công thương đã thanh, kiểm tra được 921 cơ sở, phát hiện 333 vụ vi phạm, phạt hành chính trên 400 triệu đồng, tịch thu hàng hóa trị giá trên 53 triệu đồng.

Tại tuyến huyện, thành phố kiểm tra được 7.501 lượt cơ sở, phát hiện 1.539 lượt cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 35 cơ sở, phạt hành chính 532 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 700 triệu đồng, tịch thu và tiêu hủy hàng hóa trị giá trên 25 triệu đồng.

Trong năm, toàn tỉnh xảy ra 5 vụ ngộ độc với 33 người mắc và 1 người tử vong do ngộ độc rượu ở Đà Bắc. Tuy nhiên, đây chỉ là những vụ ngộ độc bị phát hiện và gây hậu quả nghiêm trọng. Còn lại những vụ việc ngộ độc nhẹ vẫn không được phát giác.

Không để mất vệ sinh ATTP dịp Tết và mùa lễ hội năm 2018

Thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2018, Ban chỉ đạo ATTP tỉnh đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tại 11 huyện, thành phố. Đối với các huyện: Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc tập trung kiểm tra trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội (lễ hội chùa Tiên, Khai hạ, đền Bờ…). Kiên quyết không để các cơ sở không đảm bảo vệ sinh ATTP, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, sản phẩm có chất phụ gia ngoài danh mục của Bộ Y tế quy định (hàn the, foocmon, chất tẩy trắng…) lưu thông trong lễ hội. Các đoàn kiểm tra tổ chức thành phần tinh gọn nhưng đủ quyền lực để kiểm tra theo quy định của pháp luật, kết hợp với lấy mẫu xét nghiệm khi cần thiết. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và kịp thời đưa tin các cơ sở thực phẩm, các sản phẩm vi phạm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết phòng tránh, tẩy chay không sử dụng thực phẩm không an toàn.


Những năm qua, tại các lễ hội trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điểm bán đồ ăn sẵn, khó kiểm soát chất lượng vệ sinh ATTP. Ảnh chụp tại lễ hội Đình Cổi, xã Bình Cảng, huyện Lạc Sơn năm 2017.

Tại địa phương, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành từ huyện đến xã, phường, thị trấn. Đối tượng kiểm tra chủ yếu là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố, tập trung vào những cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Mậu Tuất và các lễ hội như thịt, sản phẩm từ thịt, bia, rượu, nước giải khát, bánh, mứt, kẹo, phụ gia thực phẩm… các cơ sở dịch vụ ăn uống. Trong đó các đoàn tuyến tỉnh tập trung kiểm tra những cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại. Đối với các cơ sở thực phẩm vừa và nhỏ, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống chủ yếu do cấp huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn thực hiện kiểm tra.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo huy động các cơ quan tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm chất lượng vệ sinh ATTP từ tỉnh đến thôn, bản, tổ dân phố… huy động MTTQ, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, các tổ chức chính trị - xã hội trong các hoạt động truyền thông. Thực hiện chương trình phối hợp về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020, tạo diễn đàn trao đổi sâu rộng giữa nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng về sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo pháp luật, quản lý tốt công tác đảm bảo ATTP theo đặc thù từng địa phương và tại nơi diễn ra lễ hội. Huy động mọi nguồn lực, mọi hình thức, phương tiện truyền thông để giáo dục, phổ biến các nội dung của Luật ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế, các bộ, ngành và UBND các cấp về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện vệ sinh ATTP và kiến thức khoa học về vệ sinh ATTP. Đối với các huyện có tổ chức lễ hội (chùa Tiên, huyện Lạc Thủy; đền Bờ, huyện Cao Phong, Đà Bắc; Khai hạ, huyện Tân Lạc…) phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt chú trọng các cơ sở dịch vụ ăn uống trước, trong thời điểm diễn ra lễ hội về kiến thức pháp luật ATTP, các quy định đảm bảo ATTP cho chủ cơ sở và người chế biến, phục vụ trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Đối với người tiêu dùng, nội dung tuyên truyền tập trung vào việc không sử dụng sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu. Hướng dẫn cách chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn, cách bảo quản giò, chả, canh măng, bánh chưng trong ngày Tết… Không nên chế biến quá nhiều thực phẩm, thức ăn trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc, hỏng. Không uống cồn công nghiệp vì có thể gây mù mắt, tử vong, không lạm dụng rượu, bia, không uống rượu ngâm lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Không uống khi không biết đó là rượu gì, rượu không rõ nguồn gốc, không công bố tiêu chuẩn chất lượng, không uống rượu khi đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị. Trẻ em dưới 18 tuổi không được uống rượu, bia. Tuyệt đối không được ăn nấm lạ, nấm hoang dại kể cả nấm màu trắng… không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ nấm khi còn nghi ngờ, không hái nấm non chưa xòe mũ, chưa bộc lộ hết đặc điểm cấu tạo khó nhận dạng nấm độc. Không ăn nấm đã bị dập nát, ôi thiu. Không nên mua tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng hoặc mốc, hỏng. Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm. Thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Điện thoại đường dây nóng khi phát hiện cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm không an toàn 0912488569.


Khó kiểm soát cơ sở kinh doanh thực phẩm ngoài giờ hành chính

Qua công tác thanh, kiểm tra vài năm trở lại đây tôi thấy, nhận thức của người kinh doanh, chế biến thực phẩm đã được nâng lên rõ rệt. Mức độ vi phạm giảm hơn trước. Tuy nhiên, việc kiểm soát những cơ sở kinh doanh ngoài giờ hành chính như quán ăn đêm, ăn sáng, ăn vặt… gần trường học là rất khó. Họ chỉ kinh doanh vào một thời điểm như ban đêm hay một lúc buổi sáng. Thời điểm này không thể thành lập đoàn thanh, kiểm tra. Đây là mối nguy hại rất lớn với người tiêu dùng. Những cơ sở này là đối tượng thuộc xã, phường, thị trấn quản lý. ở cấp xã, phường, thị trấn kiểm tra nhiều nhưng chưa đơn vị nào xử phạt do tình trạng nể nang, tránh né, ngại va chạm.

Bùi Quang Huấn

Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh ATTP


Tăng cường công tác quản lý thị trường

Hàng năm, vào dịp Tết, lễ hội, phòng Y tế thường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP. ở tuyến xã do trạm y tế xã tham mưu thành lập đoàn thanh, kiểm tra các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn. Trong năm qua, trên địa bàn xã Vĩnh Đồng không phát hiện cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc đảm bảo vệ sinh ATTP chủ yếu nhờ vào ngành Y tế giúp UBND xã. Họ có chuyên môn nhận biết, kiểm tra và xử lý những vi phạm. Chúng tôi mong muốn ngành Quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý, đảm bảo không để thực phẩm không an toàn trà trộn vào địa bàn.

Bùi Thanh Hải

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng, huyện Kim Bôi

 

Người tiêu dùng khó nhận biết thực phẩm an toàn

Vào các dịp Tết, lễ hội xuất hiện nhiều dịch vụ ăn uống dọc đường như xúc xích nướng, thịt xiên nướng, các loại bánh được chế biến từ bột màu. Không biết những sản phẩm đó được chế biến như thế nào? Có những chất gì? Có phải chất cấm hay không nhưng đều có mùi vị rất thơm ngon và bắt mắt. Do vậy, những sản phẩm này thu hút người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ em.

Hầu hết người kinh doanh từ nơi khác đến chỉ với thùng đựng đồ, một cái bếp ga, mấy đồ lặt vặt là bán được hàng. Sau khi hết lễ hội họ lại mang đi nơi khác. Chúng tôi mong muốn cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát chặt những sản phẩm này để không gây nguy hại đến sức khỏe người dân.

Bùi Thị Mơ

Xã Nam Phong, huyện Cao Phong

 



Việt Lâm

Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục