(HBĐT) - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, công tác dân vận của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh có nhiều đổi mới theo phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”. Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được thể chế hóa kịp thời, phù hợp với thực tiễn của tỉnh, đem lại niềm tin cho nhân dân, góp phần tích cực vào việc củng cố, xây dựng mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, trong tình hình mới, việc thực hiện công tác dân vận chính quyền vẫn còn nhiều thách thức.


Trung tâm Hành chính công tỉnh chính thức đi vào hoạt động, phục vụ người dân giải quyết công việc.Đây là bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính của tỉnh, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân.

Từ những vấn đề cấp thiết trong tình hình mới…

Đề án số 402 của BTV Tỉnh ủy về "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận chính quyền các cấp tỉnh Hòa Bình trong tình hình mới” được ban hành từ tháng 2/2017, cho thấy sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác dân vận mà đặc biệt là dân vận chính quyền. Đánh giá tình hình công tác dân vận chính quyền trên địa bàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UV BTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cho biết: "Hoạt động công vụ ở chính quyền các cấp có nhiều chuyển biến tích cực. Đã thực hiện phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm trong giải quyết các công việc có liên quan đến người dân. Lĩnh vực cải cách hành chính đã có nhiều đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp giải quyết công việc. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện nhanh chóng ngay từ cơ sở. Lãnh đạo các cấp đã quan tâm thực hiện tốt việc đối thoại, tiếp dân”.

Tuy nhiên, theo đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy nhận định, vẫn còn nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra trong công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới. Cụ thể như một số cơ quan của chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến công tác dân vận, có nơi còn xem nhẹ công tác vận động quần chúng, chưa thực sự dựa vào dân để xây dựng Đảng, chính quyền TS-VM, coi công tác tuyên truyền, vận động là của cơ quan dân vận, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Hiệu quả CCHC chưa cao. Có CB, CC, VC trong thực thi công vụ còn sách nhiễu, hách dịch, cửa quyền, quan liêu, tham nhũng. Công tác tiếp dân, đối thoại giữa người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp với nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Một số cơ quan chưa quan tâm phân công lãnh đạo phụ trách, cán bộ giúp việc thực hiện công tác dân vận. Hiệu quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo chưa cao. Tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp vẫn diễn ra, còn có những vụ việc phức tạp, kéo dài…

Trước thực tế đó, Đề án đã xác định rõ các mục tiêu tổng quan như phát huy quyền làm chủ, động viên, khai thác tiềm năng, trí tuệ, trách nhiệm của CB, CC, VC nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cải thiện chỉ số PCI của tỉnh, thu hút đầu tư. Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, thực hiện phong cách "trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, "nghe dân nói, nói dân hiểu, hướng dẫn dân làm, làm dân tin” và phương châm "chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả”. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những CB, CC, VC có hành vi cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, gây phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Một số mục tiêu cụ thể cũng được xác định rõ, nổi bật như hàng năm, 100% chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp xây dựng được ít nhất 1 mô hình "Dân vận khéo”; 100% chính quyền, cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân định kỳ theo Quyết định số 232, ngày 9/6/2016 của BTV Tỉnh ủy. Đến năm 2020, sự hài lòng của nhân dân và các tổ chức về tinh thần, thái độ, trách nhiệm, thời gian, chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp đạt được mức độ từ 80% trở lên... được xem là thách thức không nhỏ của chính quyền các cấp trong tình hình mới.


Thực hiện công tác dân vận, Đảng ủy thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) chỉ đạo chi bộ khu 7 vận động thành công 100% hộ bị ảnh hưởng, nhất trí hiến đất để xây dựng đường vành đai, tạo nên diện mạo mới cho khu dân cư.

... Đến những việc làm cụ thể

Với những mục tiêu đó, Đề án số 402 đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp mang tính đồng bộ và đột phá nhằm khắc phục khó khăn gắn với những việc làm cụ thể. Đồng chí Quách Hương Lam, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Yên Thủy cho biết: "Công tác dân vận chính quyền trước tiên thể hiện ở việc tiếp dân của lãnh đạo huyện và các xã, thị trấn được tổ chức thường xuyên, có sự phân công cụ thể. Định kỳ vào ngày 14 và 29 hàng tháng, UBND huyện tiếp công dân, giải đáp các thắc mắc, kiến nghị, đề xuất của người dân với sự tham gia của lãnh đạo HĐND, UBND cùng các bộ phận chuyên môn hỗ trợ giải đáp. Trong giải quyết đơn, thư KN -TC và đối thoại với nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2017, trụ sở tiếp dân HĐND, UBND huyện Yên Thủy tiếp 115 lượt công dân, trong đó có 4 đoàn đông người; tiếp nhận và xử lý 125 đơn các loại gồm 24 đơn khiếu nại, 7 đơn tố cáo, 94 đơn đề nghị, kiến nghị, phản ánh; chuyển cơ quan chuyên môn giải quyết theo quy định 113 đơn. Những vấn đề người dân thắc mắc, kiến nghị chủ yếu liên quan đến giải quyết chế độ chính sách, tranh chấp đất đai đã được lãnh đạo huyện tiếp nhận và nhanh chóng giải quyết, không để tồn đọng kéo dài”. Trong CCHC, 100% xã, thị trấn duy trì hoạt động thường xuyên, hiệu quả ở bộ phận một cửa. Bộ phận tiếp công dân từ huyện xuống cơ sở đều niêm yết công khai các hệ thống biểu mẫu, hồ sơ thủ tục hành chính, khoản phí và thời gian giải quyết từng loại hồ sơ để nhân dân nắm được.

Yên Thủy là một trong những địa phương như Lạc Thủy, Lương Sơn, Cao Phong... thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền. Theo đồng chí Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy: "Việc thực hiện Kết luận số 114, ngày 14/7/2015 của Ban Bí thư T.ư Đảng về nâng cao hiệu quả công tác dân vận của cơ quan Nhà nước các cấp tại tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Cấp ủy các cấp đã ban hành nhiều văn bản, cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Đồng thời thực hành dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước, bảo đảm để nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, CB, CC, VC”.

Điểm nhấn trong thời gian qua đó là CCHC những lĩnh vực liên quan trực tiếp đến phục vụ người dân. Lãnh đạo các cấp đã quan tâm thực hiện tốt việc đối thoại, tiếp dân. Năm 2017, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã thực hiện 3 cuộc đối thoại với các doanh nghiệp và 3 cuộc đối thoại với nhân dân như: đối thoại ở xã Thanh Lương (Lương Sơn) về việc GPMB cho nhà đầu tư; xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) về việc khai thác cát ở hạ lưu sông Đà; xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) về công tác GPMB đường vào khu công nghiệp... Thường trực Huyện ủy Lạc Sơn tiếp xúc đối thoại với xóm Nam Hòa 2 (xã Xuất Hóa) về đất đai môi trường. Qua tiếp xúc đối thoại đã tìm ra nguyên nhân của các vụ việc, kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng từng bước giải quyết các vụ việc hợp tình, hợp lý. Việc thực hiện "một cửa”, một cửa liên thông tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh. Một số cơ quan, đơn vị đã mở rộng, đưa thêm các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thực hiện tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; tăng cường ứng dụng CNTT trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính, công khai hòm thư điện tử, đường dây nóng, nhận hồ sơ giải quyết công việc qua giao dịch điện tử. Công tác thi nâng ngạch và tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý được đổi mới theo nguyên tắc cạnh tranh.

Trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, năm 2017 có 1.100 lượt công dân đến Trụ sở tiếp dân để khiếu nại, tố cáo, đề nghị, phản ánh. Đã tiếp nhận, phân loại và xử lý 1.282 lượt đơn thư các loại gồm: 254 đơn khiếu nại, 111 đơn tố cáo, 917 đơn kiến nghị, phản ánh. Còn 8 vụ việc khiếu nại, 5 vụ việc tố cáo đang trong thời hạn xác minh; kiến nghị, phản ánh còn 68 đơn đang xem xét trả lời công dân. Hiện còn 9 vụ việc đông người, phức tạp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra, rà soát và đề xuất phương án chỉ đạo, giải quyết.

Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, UVBTV, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy khẳng định: "Thông qua việc thực hiện tốt công tác dân vận chính quyền đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và hành động của mỗi CB, CC, VC trong thực thi nhiệm vụ, xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn. Thời gian tới, công tác dân vận chính quyền sẽ tập trung vào việc đổi mới phương thức tuyên truyền, vận động, thực hành công khai, dân chủ và minh bạch trong hoạt động quản lý. Đồng thời gắn việc thực hiện phong trào thi đua Dân vận khéo với Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Thanh Sơn

Cần phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác dân vận

                                     

                                    Nguyễn Hữu Hiếu      

                       Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Kỳ Sơn


Để làm tốt hơn công tác dân vận trong tình hình mới cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó chú trọng nâng cao vai trò công tác dân vận của chính quyền và sự phối hợp giữa cơ quan hành chính Nhà nước, chính quyền các cấp với MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện tốt các chương trình phối hợp bằng việc xây dựng kế hoạch công tác, kiểm tra, rà soát, bổ sung quy chế nhằm tạo cơ chế thuận lợi trong hoạt động phối hợp hàng năm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tham gia giám sát các chương trình, dự án phát triển KT-XH ở địa phương.

Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội trong thu hút, tập hợp, tăng cường khối đại đoàn kết, hướng các hoạt động về cơ sở, tăng cường công tác phối hợp với chính quyền các cấp tham mưu, đề xuất giúp cấp ủy chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận... đã ban hành, đặc biệt là Pháp lệnh số 34 của UB Thường vụ Quốc hội về "việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn” bảo đảm phát huy quyền làm chủ của nhân dân; phối hợp nắm chắc tình hình và những đề xuất, kiến nghị chính đáng của nhân dân về các cơ chế, chính sách đã ban hành, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tiếp tục nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

                                                             

Cải cách hành chính để người dân thuận lợi giải quyết công việc


 

Nguyễn Thị Mến

Tổ 5, phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình

Thường xuyên phải đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để làm thủ tục hành chính, tôi nhận thấy việc giải quyết công việc của cán bộ tiếp dân tại bộ phận "một cửa” có nhiều chuyển biến tích cực so với thời gian trước đây. Cán bộ tận tình hướng dẫn, tư vấn và hẹn làm việc đúng ngày, đúng giờ nên công việc của tôi được giải quyết nhanh chóng, đầy đủ.

Việc đẩy mạnh cải cách hành chính trong tỉnh theo tấm gương Bác Hồ đã tạo thuận lợi cho người dân đến làm việc, hầu như không còn tình trạng hách dịch, sách nhiễu nhân dân. Tôi mong rằng trong thời gian tới, cán bộ tiếp dân tại bộ phận "một cửa” tiếp tục duy trì thái độ phục vụ nhân dân nhiệt tình, trách nhiệm; từng bước giảm nhẹ các thủ tục hành chính. Từ đó tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cho người dân mỗi khi có công việc cần giải quyết, tạo hình ảnh tốt cho cán bộ tiếp dân tỉnh nhà trong mắt nhân dân./.



Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục