(HBĐT) - Phường Thái Bình được xác định là một trong những địa bàn của TP Hòa Bình thường bị ảnh hưởng bởi một số loại hình thiên tai mùa mưa bão. Phường có địa hình rộng, nhiều suối lạch, sườn đồi dốc, taluy cao, nhiều vị trí dân cư nằm trong khu vực lũ quét, sạt lở, đe dọa đến tài sản, tính mạng người dân.


Dọc 2 bờ suối Chăm được phường Thái Bình (TP Hòa Bình) xác định là khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ quét.

Năm 2019, mặc dù thiên tai xảy ra ít hơn so với những năm trước, song, do ảnh hưởng của hoàn lưu 2 cơn bão, gây mưa to kéo dài đã làm hư hỏng một số vật dụng của các hộ kinh doanh khu vực chợ Thái Bình; ngập úng cục bộ diện tích lúa, hoa màu; một số trục đường giao thông bị ngập tràn, bồi lắng bùn đất; có vị trí bị tắc cống làm ngập úng, gây ách tắc giao thông. Lũ quét ở các tuyến suối khiến khu vực hạ lưu bồi lắng nhiều cát, sỏi. Ngoài ra, có hộ bị đổ tường bao, nhiều hộ nguy cơ cao sạt lở đất xuống nhà. Tổng thiệt hại do thiên tai gây ra khoảng 300 triệu đồng.

Đồng chí Trần Thị Cúc, Phó Chủ tịch UBND, Phó Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) phường cho biết: Công tác PCTT&TKCN luôn được Đảng ủy, UBND phường đặc biệt chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo. Ban chỉ huy chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Năm nay, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường, dự báo vào cuối mùa sẽ xảy ra những đợt mưa lớn. Để chủ động phòng chống, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, UBND phường đã sớm ban hành quyết định kiện toàn Ban chỉ huy PCTT& TKCN phường; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm. Trên cơ sở đó, Ban chỉ huy đã xây dựng phương án PCTT&TKCN năm 2020, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng.

Ban chỉ huy xác định, trên địa bàn có trọng điểm đê, kè gồm: đê Quỳnh Lâm, bờ kè dọc suối Chăm, bờ kè của các hộ ở vị trí taluy cao; khu vực xảy ra lũ quét dọc suối Chăm với các tổ 7, 8, 9, 10 và dọc suối Lau trên địa bàn tổ 1, 2, 4; khu vực ngập úng ở các tổ 3, 4, 5, 6; khu vực có nguy cơ sạt lở gồm: taluy dương đường An Dương Vương, Lê Đại Hành dọc các tổ 2, 3, 5, 6, 8, địa bàn 2 tổ Tháu, Vôi và dọc 2 bờ suối Chăm. Ngoài ra, khu vực có nguy cơ cháy rừng ở vị trí các đồi: Cun, Chăm, Khuôi, Lau và tổ Vôi, Tháu.

Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể phường đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong Nhân dân nêu cao ý thức cảnh giác, ứng phó với các tình huống thiên tai. Chỉ đạo bà con nạo vét các tuyến mương, suối khắc phục tình trạng bồi lấp, phục vụ tưới tiêu, thoát lũ. Phường tổ chức thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ", trong đó, xây dựng kế hoạch chuẩn bị và huy động các cơ quan, đơn vị đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng xung kích, Nhân dân ở những nơi sơ tán khi có tình huống xảy ra. Lập danh sách nhân hộ khẩu nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, dự kiến và hướng dẫn bà con sơ tán đến nơi an toàn khi có tình huống khẩn cấp. 

Ban chỉ huy yêu cầu các tổ dân phố, cơ quan đóng trên địa bàn, mỗi đơn vị thành lập một tiểu ban xung kích, sẵn sàng huy động lực lượng khi cần thiết. Mỗi tổ dân phố có kế hoạch dự kiến vật tư tại chỗ như: cuốc, xẻng, dao, rựa... sẵn sàng ứng cứu, khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra, các tổ dân phố, cơ quan đóng trên địa bàn có phương tiện ô tô, công nông, tàu thuyền đăng ký quản lý chặt chẽ, sẵn sàng huy động khắc phục thiệt hại khi có tình huống.

Ban chỉ huy PCTT&TKCN phường đã tổ chức kiểm tra chặt chẽ các tuyến đê, kè, cống, bai, đập nhằm kịp thời phát hiện, xử lý ẩn họa của công trình; khẩn trương tu sửa, bảo dưỡng các công trình PCTT, phá bỏ chướng ngại vật gây ách tắc dòng chảy thoát lũ để thông thoáng suối, mương. Đối với những nơi có thể xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở ven đồi, suối, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, cảnh báo cho người dân để có biện pháp phòng tránh, đảm bảo an toàn.


Thu Hiền



Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục