(HBĐT) - Những ngày mưa bão vừa qua đã ảnh hưởng khá lớn đến hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh. Trên các tuyến, về tổng thể không xảy ra sự cố cầu đường nghiêm trọng. Tuy nhiên, một số tuyến đường có tình trạng sạt lở lẻ tẻ mái taluy dương, đất, đá chảy tràn ra mặt đường, rãnh dọc bị lấp tắc như: Đường 12B, đường TSA, tuyến X2, tuyến Y1. Tổng khối lượng sạt lở ước tính 600 m3, đất, đá chảy tràn ra mặt đường ước tính 150 m3. Tại các tuyến đường tỉnh xảy ra hiện tượng trượt sạt, xói lở mặt đường và ngập úng cục bộ. Đường tỉnh 440: Km5+120 xói lở toàn bộ mặt đường có chiều dài khoảng 10 m, rộng khoảng 6 m, sâu từ 0,2 - 0,4m, taluy âm bị sạt lở; đường tỉnh 448: Ngầm Sáng 2 (km5+550) nước ngập sâu 1m.


Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các nhà thầu có phương án bảo đảm giao thông khi triển khai dự án tuyến đường 435 (TP Hòa Bình - Bình Thanh).

Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Ngọc Sơn cho biết: Sở GTVT đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ huy động máy móc, thiết bị, nhân lực đảm bảo giao thông trên tuyến. Cụ thể: Các vị trí sạt lở taluy dương được xử lý, khơi thông rãnh dọc bị lấp tắc, đảm bảo phương tiện lưu thông trên tuyến. Tại vị trí xói lở toàn bộ mặt đường đã đắp bù phụ nền đường, taluy âm bị sạt lở dựng rào chắn xung quanh, cắm biển cảnh báo ngay sau khi phát hiện để đảm bảo phương tiện có thể lưu thông an toàn trên tuyến. Đối với những vị trí ngầm tràn bị ngập nước, các đơn vị quản lý đường bộ cử cán bộ trực gác hai đầu, không cho người và phương tiện tham gia giao thông qua ngầm. Khi nước rút tiếp tục cho lưu thông trở lại.

Sở GTVT đang tập trung kiểm tra các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) theo phương châm "4 tại chỗ”, nắm chắc tình hình, nâng cao năng lực xử lý, khắc phục sự cố, ách tắc, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt. Chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ kiểm tra, có biện pháp sửa chữa, gia cố tăng cường những vị trí xung yếu như những đoạn đường nền yếu, đèo dốc, mái taluy dễ sụt lở; duy tu sửa chữa nền, mặt đường, khơi thông hệ thống rãnh thoát nước, phát hiện, khắc phục kịp thời những dấu vết hư hỏng. Chuẩn bị các loại vật tư như: Đá hộc, rọ thép, ván mặt cầu... tập kết tại những vị trí trung tâm dễ lấy, dễ vận chuyển. Chuẩn bị nhân lực, thiết bị máy móc thường trực ở những vị trí xung yếu, có khả năng gây ra ách tắc giao thông, khi cần thiết có thể ứng cứu kịp thời. Sở yêu cầu, các Ban quản lý dự án xây dựng phương án bảo đảm giao thông trong phạm vi thực hiện dự án; chỉ đạo các nhà thầu chấp hành nghiêm chỉnh biện pháp tổ chức thi công được duyệt, giấy phép thi công và công tác phòng, chống lụt bão khi thi công, có phương án ứng cứu đảm bảo giao thông luôn an toàn, thông suốt.

Đối với các đơn vị quản lý đường thủy nội địa kiểm tra, rà soát lại hệ thống báo hiệu, đèn hiệu; kịp thời điều chỉnh, di chuyển, bố trí báo hiệu trên tuyến phù hợp tình hình mưa lũ; kiểm tra lại các khu vực bố trí cho phương tiện tránh bão, hệ thống neo, duy tu; phối kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra bến khách ngang sông, bến thuỷ nội địa, bến chợ, phương tiện vận tải hàng hoá, vận tải khách; tiến hành giải tỏa các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê, công trình giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt lưu ý trường hợp làm đăng đáy đánh cá trái phép ở hạ lưu đập thủy điện Hoà Bình, các phương tiện khai thác cát, sỏi trái phép hạ lưu sông Đà, tàu thuyền cơi nới cồng kềnh khu vực vùng hồ sông Đà, khu vực sông Bôi (Lạc Thủy). Các đơn vị, doanh nghiệp chuẩn bị đủ phương tiện ô tô tải, ô tô khách, xe chuyên dùng và các thiết bị khác đủ điều kiện hoạt động tốt, để khi có yêu cầu điều động kịp thời đáp ứng phục vụ ứng cứu và đảm bảo giao thông.


Lê Chung

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục