Hồ Vưng, xã Đông Lai (Tân lạc) được xử lý hiện đã cơ bản đảm bảo an toàn.

Hồ Vưng, xã Đông Lai (Tân lạc) được xử lý hiện đã cơ bản đảm bảo an toàn.

(HBĐT) - Sự cố tại hồ Vưng, xã Đông Lai (Tân Lạc) mặc dù đến thời điểm này đã được khắc phục, trước mắt đã cơ bản đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, sự cố trên thực sự là bài học đắt giá trong công tác quản lý, thi công, phòng - chống bão của các địa phương trong tỉnh.

 

Công ty Khai thác công trình thủy lợi  Hòa Bình là đơn vị chủ đầu tư dự án hồ Vưng, xã Đông Lai có dung tích khoảng 2,2 triệu m3. Đầu tháng 3/ 2011, 2 gói thầu xây lắp tại hồ Vưng được triển khai. Trong đó, gói thầu số 5 bao gồm: cống hồ Vưng, các đập hồ Cóm 1+2, hồ Lún, hồ Tọ và hệ thống kênh tưới do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Ninh Dân thực hiện. Tổng giá trị gói thầu khoảng 34 tỷ đồng. Tính đến trước khi xảy ra sự cố tại hồ Vưng (ngày 23/9/2011), tổng khối lượng mà nhà thầu đã thực hiện đạt khoảng 59%. Gói thầu tư vấn giám sát do Công ty CP Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Hòa Bình liên doanh cùng Công ty Tấn Nguyên thực hiện.

Theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh, riêng đối với phần thi công cống hồ Vưng đang trong mùa mưa nhưng vẫn thi công là sai với quy trình đảm bảo an toàn thi công hồ, đập. Ngay cả văn bản đánh giá tình hình các hồ, đập trước mùa mưa bão năm 2011, Ban Chỉ huy PCLB &TKCN tỉnh cũng đã chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn tại gói thầu thi công cống hồ Vưng và đề nghị cho thay đổi thiết kế cũng như phương án thi công. Tuy nhiên, các văn bản này đã không được chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng như tư vấn giám sát thực hiện nghiêm túc.

 

Cụ thể, do thi công không đúng quy trình, hơn nữa lại vào mùa mưa, đến khoảng 18h30’ ngày 23/9/2011, trong khi áp lực nước trong hồ Vưng với hơn 2 triệu m3 đã làm cho đất phía sườn đồi là đất tự nhiên không được đầm nện gặp dòng thấm lớn, sau khi bão hòa nước đã sạt lở tạo ra tiếng nổ lớn. Nguy cơ vỡ đập hồ Vưng được báo động rất cao, gây nguy hiểm cho khoảng 3.000 hộ dân sinh sống phía dưới hồ cũng như hàng trăm ha đất nông nghiệp của  nông dân.

 

Trong báo cáo kết quả xử lý sự cố hồ Vưng, BCĐ xử lý hồ Vưng đã cho rằng, nguyên nhân sự cố là do trong quá trình thi công, nhà thầu đã đào mở móng với độ dốc mái đào không đảm bảo an toàn. Ngoài ra, biện pháp thi công không hợp lý, hơn nữa, cống lấy nước từ chế độ chảy không áp chuyển sang chế độ chảy có áp lực cao đã làm hư hỏng các khớp nối của ống cống bê tông gây tăng lưu lượng dòng thấm qua thân đập. Kết hợp với dòng thấm qua vai đập chảy xuống hố móng đã liên tục gây sạt lở mái đập khu vực một đoạn dài từ 25 - 30 m, trong khi hồ đang tích đầy nước, đe dọa mất an toàn có thể gây vỡ đập.

 

Trước tình hình nguy cấp tại hồ Vưng, BCH PCLB - TKCN huyện Tân Lạc đã phát lệnh, báo động sơ tán toàn bộ các hộ dân sống dưới hạ lưu đập đến nơi an toàn. Đồng thời, huy động lực lượng dân quân xã, bộ đội và công an huyện cùng với lực lượng xe máy và thiết bị của đơn vị thi công tập trung gia cố lấp hố móng dưới chân đập. Công tác triển khai chỉ đạo ứng phó của BCH PCLB - TKCN huyện Tân Lạc được nhận định bước đầu là kịp thời nhưng chưa thực sự đúng bài bản. Đúng quy trình phải sử dụng vật liệu cọc tre, đá hộc và đá răm để xử lý sự cố. Trong khi đó, toàn bộ nguyên vật liệu khắc phục hồ Vưng chỉ được thực hiện bằng đất đồi cấp tập đổ vào nơi có dòng thấm. 

 

Đến sáng ngày 24/10/2011, tại khu vực mái đập nơi tiếp giáp phần mới đắp với phần đất cũ do xử lý không đúng biện pháp kỹ thuật dòng thấm không được đưa ra ngoài đã chảy lên mái đập gây nhão phần đất mới đắp, tiếp tục hình thành cung trượt và đẩy phần đất mới đắp trôi dần xuống hạ lưu. Trước tình hình nguy cấp có thể xảy ra, BCH PCLB -TKCN huyện Tân Lạc đã điện báo cáo BCH PCLB -TKCN tỉnh. Ngay sau đó, BCH PCLB -TKCN tỉnh đã chỉ đạo huy động phương tiện lấy và xếp đá hộc vào rọ thép kè giữ chân đập, làm tầng lọc ngược dẫn thoát dòng thấm khỏi khu vực sạt lở. Đồng thời, huy động nhân lực công binh của Bộ CHQS tỉnh nổ mìn hạ thấp đường tràn xả lũ để nhanh chóng hạ thấp mực nước, đảm bảo an toàn cho hồ Vưng. Theo ông Trần Kim Phàn, Văn phòng BCH PCLB -TKCN tỉnh, toàn bộ sự cố hồ Vưng giống cuộc diễn tập ứng cứu sự cố vỡ đập và sơ tán dân hạ du tỉnh năm 2011 vừa mới được thực hiện trung tuần tháng 8/2011.

 

 Sự cố hồ Vưng đã cơ bản được khắc phục và đã được chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng như tư vấn giám sát nhận rõ trách nhiệm. Tuy nhiên, đây thực sự là một cảnh báo cho việc thi công các công trình liên quan đến hồ, đập sau này. Ngoài ra, sự cố hồ Vưng còn là bài học đắt giá về quy trình và cách thức xử lý các hồ đập trong những tình huống nguy cấp cho BCH PCLB-TKCN các địa phương trong tỉnh.

 

Hồng Trung

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại lễ khai giảng lớp tập huấn.
Thư viện trường học của huyện Kỳ Sơn có đầy đủ sách, báo cho học sinh tìm hiểu, nâng cao kiến thức về NS&VSMTNT.
Tư tưởng bao cấp, thu động là một trong những hạn chế lớn ảnh hưởng năng lực đổi mới, phát triển của các công ty lâm nghiệp nhà nước
Không có hình ảnh

Ý tưởng độc đáo: Robot làm sạch đường phố

Robot làm sạch đường phố đã đạt giải nhất cuộc thi sáng tạo Khoa học - công nghệ thanh, thiếu niên, nhi đồng của tỉnh Hà Tĩnh lần thứ hai, giải ba sáng tạo Khoa học – công nghệ Thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn Quốc lần thứ 7 năm (2010-2011).

Rừng cao su ở Cao Phong chết do sương muối

(HBĐT) - Theo lời chỉ dẫn của người dân xóm Bưng, xã Thu Phong (Cao Phong) vượt qua con đường mòn quanh co, chúng tôi mới đến được khu đồi Nguyệt. Đây là điểm trồng 10 ha cây cao su của Hội Kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh.

Tổ 12, phường Thái Bình - tù mù ánh điện ngoại ô

(HBĐT) - Đó là thực trạng về nguồn điện của gần 1/3 hộ dân tổ 12, phường Thái Bình (TPHB) đã kéo dài trong nhiều năm qua.

Hội thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” năm 2011.

(HBĐT) - Ngày 8/11, tại nhà văn hoá huyện Cao Phong, Hội Nông dân tỉnh, Sở NN&PTNT, Trung tâm NS&VSMT tỉnh đã phối hợp tổ chức Hội thi “Nông dân tìm hiểu kiến thức về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” năm 2011. Tới dự có đại diện lãnh đạo Ban dân vận Tỉnh uỷ, Công an tỉnh, Sở Y tế, Hội Phụ nữ, Tỉnh đoàn và huyện Cao Phong.

Điều tiết nước hợp lý, phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2011 - 2012

(HBĐT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Hòa Bình, tổng lượng mưa trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay đo được khoảng 1.600 mm, đạt xấp xỉ 80% tổng lượng mưa trung bình cùng kỳ nhiều năm, lượng mưa còn lại các tháng cuối năm khoảng 400 mm. Trước dự báo khô hạn có thể xảy ra trong vụ đông xuân 2011 – 2012 dẫn đến tình trạng thiếu nước trên diện rộng, ngành NN&PTNT đã chủ động triển khai các biện pháp nhằm chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho vụ sản xuất quan trọng này.

Sản phẩm dự thi Nhân tài Đất Việt 2011: KunKun - Chuột máy tính gỗ “Made in Việt Nam”

Với khát vọng tạo nên được một thương hiệu sản phẩm “Made in Vietnam” trong lãnh vực công nghệ thông tin, sản phẩm chuột gỗ KunKun bắt đầu được đặt nền tảng nghiên cứu năm 2006 và sản phẩm được chính thức ra đời từ năm 2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục