Nông dân xã Bình Thanh (Cao Phong) tập trung chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho lúa chiêm - xuân.

Nông dân xã Bình Thanh (Cao Phong) tập trung chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho lúa chiêm - xuân.

(HBĐT) - Từ vụ mùa 2009, bệnh lùn sọc đen đã xuất hiện trên cây lúa và đến năm 2011 đã xuất hiện thêm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đến nay, nhóm bệnh virus này vẫn được xem là đối tượng dịch hại nguy hiểm, có nguy cơ cao, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng lúa của tỉnh.

 

Từ đầu tháng 3 đến nay ghi nhận có 1 đợt rầy di trú, cao điểm từ 3 - 7/3, trong đó, rầy nâu, rầy lưng trắng chiếm tỷ lệ khá cao trên 80%, vì vậy rất có thể chúng đã mang nguồn bệnh và phát tán ra đồng ruộng. Hầu hết các giống lúa chủ lực trong vụ này đều là giống nhiễm rầy trung bình đến nặng như: nhị ưu 838, D.ưu, nghi hương, khang dân, BC 15, TBR1, TBR36... Theo dự báo của cơ quan chuyên môn, vụ chiêm - xuân năm nay, tập đoàn rầy sẽ bùng phát số lượng trên diện rộng, kèm theo đó là khả năng phát tán, lây nhiễm bệnh viruts lùn sọc đen, vàng lùn, lùn xoắn lá cho diện tích lúa của tỉnh. Hiện nay, rầy lứa 1 tiếp tục hại rải rác trên các trà lúa đến cuối tháng 3, rầy cám lúa 2 rộ từ 5 - 15/4, hại chủ yếu trên các trà sớm và trà chính vụ, mật độ phổ biến 300 - 500 con/m2, cao 2.000 - 4.000 con/m2. Đây cũng là lứa rầy truyền bệnh virus nguy hiểm nhất cho trà lúa chính vụ và trà muộn của tỉnh.

 

Để bảo vệ sản xuất, Chi cục BVTV đã có công văn gửi đến các địa phương đề nghị phòng NN&PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố, Trạm BVTV, Trạm KN-KL khẩn trương triển khai thực hiện một số giải pháp phòng - chống dịch. Cụ thể, cần tập trung huy động lực lượng thực hiện việc tổng kiểm tra đồng ruộng để phát hiện những triệu chứng bất thường trên cây lúa, ngô; ưu tiên vùng lúa trọng điểm, đặc biệt chú ý trên các giống lúa nhiễm rầy và những khu vực lúa thường xuyên nhiễm rầy những vụ gần đây. Những nơi có triệu chứng nghi ngờ cần thông tin với các cơ quan chuyên môn để lấy mẫu, xác minh và kết luận. Trạm BVTV tiếp tục phối hợp tốt với cán bộ địa bàn của Chi cục có trách nhiệm điều tra, phát hiện, xác minh, kết luận những khu vục có triệu chứng nghi ngờ bệnh, trường hợp cần thiết có thể thu mẫu để giám định. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ khuyến nông viên xã, cộng tác viên khuyến nông thôn, bản, tổ dịch vụ BVTV trong kiểm tra, phân loại đồng ruộng, xác định diện tích, mức độ nhiễm bệnh và hướng dẫn biện pháp xử lý cụ thể.

 

Đồng thời, triển khai các biện pháp xử lý đồng ruộng như: bám sát đồng ruộng, nắm chắc các diện tích đã cấy và cơ cấu giống lúa, tỷ lệ lúa lai, đặc biệt chú ý phân loại tỷ lệ các giống nhiễm rầy. Bón phân đầy đủ, cân đối giữa phân hữu cơ và phân vô cơ để tăng sức đề kháng của cây lúa. Khi phát hiện bệnh cần chỉ đạo cơ sở và bà con nông dân thực hiện các biện pháp trừ bệnh theo quy định tại Thông tư số 58, ngày 5/10/2010 của Bộ NN&PTNT (đối với bệnh lùn sọc đen) và cuốn sổ tay hướng dẫn phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Các Trạm BVTV cần tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả hệ thống bẫy đèn để theo dõi nguồn rầy di trú, thu thập mẫu rầy trên đồng ruộng đem xét nghiệm để phát hiện nguồn rầy mang virus. Tiếp tục tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật tới các hộ nông dân nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về bệnh virus, côn trùng môi giới và các biện pháp phòng trừ.

 

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục