Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị tham gia hội nghị trực tuyến về an toàn hồ chứa nước.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị tham gia hội nghị trực tuyến về an toàn hồ chứa nước.

(HBĐT) - Ngày 29/8, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến giữa các bộ, ngành với các địa phương về an toàn hồ chứa nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị, tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các sở, ngành, Công ty Thủy điện Hòa Bình và Công ty khai thác công trình thủy lợi.

 

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong nhiều năm qua, Nhà nước và nhân dân đã đầu tư trên 6.500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ khoảng 11 tỷ m3, trong đó, có 560 hồ chứa lớn, có dung tích trữ trên 3 triệu m3 hoặc cao trên 15m; 1.752 hồ có dung tích từ 0,2 triệu m3 đến 3 triệu m3, còn lại là những hồ có dung tích nhỏ hơn 0,2 triệu m3. Các tỉnh đã xây dựng nhiều hồ chứa là Bắc Giang 461 hồ, Tuyên Quang 503 hồ, Vĩnh Phúc 209 hồ, Phú Thọ 124 hồ, Thanh Hóa 610 hồ, Nghệ An 625 hồ, Hà Tĩnh 345 hồ, Bình Định 161 hồ, Đắk Lắk 439 hồ…. Đánh giá thưc trạng công trình hồ chứa thủy lợi, theo Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có 317 hồ bị hư hỏng, trong đó có 120 hồ trọng điểm cần quan tâm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2013.

 

Trên địa bàn tỉnh ta hiện có 514 hồ thủy lợi lớn nhỏ, gồm 33 hồ lớn, còn lại 481 hồ nhỏ. Trong số 33 hồ lớn đã có 24 công trình hồ được sửa chữa nâng cấp, đảm bảo an toàn và đủ năng lực chống lũ theo TCVN 285 – 2002 và còn 9 công trình hư hỏng cần sửa chữa để đảm bảo an toàn. Cả tỉnh cũng còn 65 công trình thuộc các đập có dung tích dưới 3 triệu m3 hư hỏng nặng cần sửa chữa đầu tư. Ngoài hồ thủy điện Hòa Bình, toàn tỉnh còn có 5 hồ thủy điện nhỏ đang vận hành phát điện tại các huyện Mai Châu, Cao Phong, Đà Bắc và Lạc Sơn có tổng công suất phát điện 13,55MW. Qua kiểm tra 5 hồ thủy điện nhỏ trên địa bàn có hồ sơ khảo sát đầy đủ, các đập đều hoàn thành nghiệm thu phát điện từ năm 2011 trở về trước. Tuy nhiên, hiện các chủ đập vẫn chưa thực hiện đăng ký an toàn đập, chưa lập phương án phòng - chống lũ lụt cho vùng hạ du, chưa có phương án bảo vệ đập, phương án phòng - chống lụt bão công trình đầu mối; chưa xây dựng phương án cắm mốc giới xác định hành lang bảo vệ hồ chứa và phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập. Trong công tác quản lý an toàn đập, hiện nay, tất cả các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều không có hồ sơ, ghi chép số liệu, lắp đặt thiết bị quan trắc và kiểm định an toàn đập đầy đủ theo quy định. Tuy vậy, những công trình xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ mất an toàn đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch kiểm định an toàn đập đối với 62 công trình có dung tích từ 500.000m3 hoặc thân đập cao từ 12m trở lên với tổng chi phí gần 5,2 tỷ đồng.

 

Tại hội nghị, tỉnh ta đã đề nghị các bộ, ngành tham mưu Chính phủ tăng mục đầu tư cho sửa chữa, nâng cấp các công trình hồ, đập, đảm bảo an toàn phục vụ sản xuất đạt kết quả; hoàn thiện cơ chế, chính sách vể quản lý, khai thác công trình theo hướng có sự tham gia của người hưởng lợi. Đồng thời, tăng cường đào tạo nâng cao nhiệm vụ chuyện môn, nhiệm vụ cho lực lượng quản lý khai thác công trình.

 

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao những nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, đơn vị chức năng trong công quản lý, đảm bảo an toàn công trình hồ, đập. Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần có sự phối hợp tốt hơn trong công tác quy hoạch; dừng thi công những công trình thủy lợi kém hiệu quả; rà soát năng lực các đơn vị tư vấn, các BQL các dự án trong đầu tư xây dựng; xử lý nghiêm các đơn vị chủ quản không thực hiện đúng các quy trình pháp luật. Đồng thời, tập trung kiện toàn và có những giải pháp căn cơ trong việc phân cấp quản lý, đơn vị chịu trách nhiệm, tập trung nguồn lực duy tu, bảo dưỡng các công trình hồ, đập hiện đã xuống cấp, giám sát chặt chẽ chất lượng công trình trong quá trình thi công, đảm bảo an toàn các hồ, đập, tính mạng của nhân dân vùng hạ du các hồ thủy lợi, thủy điện, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.

 

 

 

                                                         Hồng Trung

 

 

 

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục