(HBĐT) - Năm 2017, xã Phúc Sạn (Mai Châu) chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ và sạt lở đất, đá. Xã có 1 người chết, 2 người bị thương, 18 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, 4 hộ phải di dời khẩn cấp. Mưa lớn gây ngập úng gần 12 ha, 45 điểm giao thông bị sạt lở, gây tắc nghẽn giao thông, tổng thiệt hại ước tính trên 20 tỷ đồng. Trước tình hình thời tiết năm 2018 có nhiều diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Xã Phúc Sạn (Mai Châu) tập trung nhân lực, vật lực xử lý các điểm sạt lở đất, đảm bảo an toàn
giao thông trên địa bàn.
Khảo sát thực tế tại địa phương cho thấy, địa
hình xã Phúc Sạn chủ yếu là đồi núi cao, mạng lưới sông, suối dày đặc. Xã không
có mặt bằng bằng phẳng để làm nhà ở. Do đó, người dân sinh sống tập trung ở ven
sông, suối và chân đồi, núi. Chính vì vậy, vào mùa mưa, người dân nơm nớp lo sợ
mưa lũ gây ra sạt, trượt đất, đá.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đinh Công Hanh, Chủ
tịch UBND xã Phúc Sạn cho biết: "Khi mưa xuống, hầu hết các khu vực trên địa
bàn xã đều có nguy cơ xảy ra sạt lở. Theo đánh giá của chính quyền xã, tại khu
vực xóm So Lo, Bãi Sang, Gò Mu là những xóm có nguy cơ sạt lở đất, đá cao nhất
bởi có mạng lưới sông, suối chảy qua nên nền đất rất yếu. Theo thống kê, trên
địa bàn xã hiện có 8 ngầm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Vào mùa mưa bão
thường xuyên xảy ra tình trạng ngầm bị ngập nước và không thể di chuyển qua.
Trong đó, xóm So Lo thường xuyên bị cô lập khi nước lũ dâng cao”.
Để chủ động ứng phó với thiên tai, Ban chỉ huy
PCTT&TKCN xã họp bàn, xây dựng, triển khai đến các thành viên và toàn thể
nhân dân thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. Thành lập tổ công tác kiểm tra,
rà soát các khu vực xung yếu có nguy cơ xảy ra sạt trượt. Thường xuyên theo dõi
diễn biến thời tiết để kịp thời hướng dẫn người dân di chuyển đến nơi an toàn
đã được Ban chỉ huy khảo sát trước đó. Phân công cán bộ phụ trách địa bàn, bám sát
cơ sở để trợ giúp người dân chủ động ứng phó với các tình huống đột xuất, bất
ngờ. Bố trí lực lượng chốt chặn tại hai đầu ngầm, ngăn cấm người di chuyển khi
nước lũ dâng cao. Tận dụng tối đa nhân lực, vật lực để hạn chế thiệt hại về
người và tài sản của nhân dân.
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy PCTT &TKCN xã tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân trước mùa mưa bão. Trong đó chú
trọng công tác kiểm tra, gia cố nhà cửa, chuồng trại để đề phòng mưa gió, giông
lốc. Vận động nhân dân đề cao cảnh giác, nhanh chóng di dời ra khỏi vùng nguy
hiểm khi có thông báo của lực lượng chức năng.
Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết thêm, để giảm thiểu
thiệt hại về người và tài sản của nhân dân trước diễn biến thời tiết bất
thường, xã tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên,
trong đó thực hiện đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh đó, chính quyền xã mong muốn
cấp trên hỗ trợ kinh phí để mua sắm công cụ hỗ trợ như loa cầm tay, gia cố
thuyền bè… Tạo điều kiện cho một số hộ được tái định cư tại chỗ hoặc di chuyển
đến nơi an toàn. Qua đó hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản, góp phần
thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
Nhờ chủ động thực hiện tốt công tác phòng ngừa nên từ
đầu năm 2018 đến nay, trải qua một số trận mưa lớn nhưng trên địa bàn xã chưa
xảy ra sạt lở lớn, mới xuất hiện một số điểm sạt lở trên trục đường UBND xã đi
xóm So Lo nhưng đã khẩn trương khắc phục; nhà cửa và hoa màu của người dân đảm
bảo an toàn.
Đức Anh
(HBĐT) - Kể từ đầu mùa mưa bão đến nay, hiện tượng đá lở, đá lăn và nguy cơ đá lăn gây ra ảnh hưởng đến tính mạng con người, nhà cửa và tài sản đã xuất hiện khá nhiều tại huyện vùng cao Mai Châu. Đặc điểm địa chất, địa hình cùng những tác động của mưa lũ là nguyên nhân của những mối bất an này.
(HBĐT) - Được xem là xã có xuất phát điểm thấp khi bắt đầu chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) do điều kiện kinh tế còn nhiều hạn chế, giao thông không thuận lợi, năm 2015, xã Xăm Khòe (Mai Châu) mới đạt 8/19 tiêu chí. Tuy nhiên đến nay, xã đã đạt 15 tiêu chí. Có được kết quả đó là nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc, đồng thuận của nhân dân.
(HBĐT) - Vốn là xã có điều kiện khó khăn, đất đai cằn cỗi, lại thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất mỗi mùa mưa về, song xã Tòng Đậu (Mai Châu) đã vươn lên trở thành xã về đích NTM top đầu của huyện; thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng trong năm 2017; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,3%. Đồng chí Đinh Văn Long, Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: Để có được kết quả này, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phải cùng đồng lòng. Muốn nhân dân chung sức, đồng lòng với mình thì yếu tố quan trọng nhất là phải tạo được niềm tin, từ đó từng bước nâng cao vai trò lãnh đạo và uy tín của cấp ủy với nhân dân.
(HBĐT) - Ngày 8/6 huyện Mai Châu đã tổ chức thành công lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em, diễn đàn trẻ em năm 2018.
(HBĐT) - Là đơn vị y tế cơ sở còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, trạm y tế xã Piềng Vế (Mai Châu) đã thực hiện tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh, kết hợp truyền thông giáo dục sức khỏe trên nhiều lĩnh vực, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân địa phương.
(HBĐT) - Ngày 1/6, tại nhà văn hóa huyện Mai Châu, Sở VH,TT&DL phối hợp với UBND huyện Mai Châu tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề về "Tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình và cách ứng xử trong gia đình”. Tham gia có lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo Huyện ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể và các hộ gia đình đóng trên địa bàn huyện Mai Châu.