(HBĐT) - Tại hoạt động giao lưu các câu lạc bộ lập trình toàn quốc do Quỹ Dariu tổ chức tại Lâm Đồng, dự án "Cảnh báo lũ và sạt lở đất” của nhóm học sinh trường TH&THCS Nà Phòn (Mai Châu) vinh dự đoạt giải nhì. Điều đáng quý các em đều là người dân tộc Thái, có em thuộc diện hộ nghèo, mồ côi cha từ bé.


Dự án "Cảnh báo lũ và sạt lở đất” của nhóm học sinh trường TH&THCS Nà Phòn (Mai Châu) đạt giải nhì giao lưu các câu lạc bộ lập trình toàn quốc do Quỹ Dariu tổ chức.

Tự tin trò chuyện, Hà Thị Thu Hường, học sinh lớp 9, trường TH&THCS Nà Phòn cho biết: Xã Nà Phòn là miền núi, có sông, suối, nhiều đoạn đường giao thông phải đi qua suối, ngầm tràn. Vào mùa mưa lũ, lũ suối và sạt lở đất xảy ra bất ngờ, gây tai nạn, thiệt hại về người và phương tiện. Từ thực tế đó, cùng với kiến thức học được, sự hỗ trợ của thầy cô, chúng em đã lên ý tưởng và triển khai thực hiện dự án "Cảnh báo lũ và sạt lở đất”, với mong muốn giảm thiểu thiệt hại do thiên tai ở khu vực miền núi.
Khi mưa lớn nước về, do dòng chảy hẹp nên lũ về rất nhanh, lũ suối thường có tốc độ khoảng 5 m/s, rất khó phát hiện khi nào lũ về qua ngầm tràn. Do đó, các em đã quyết định xây dựng mô hình cảnh báo lũ, đặt cảm biến dòng chảy tại thượng lưu cách ngầm tràn khoảng 2 km. Như vậy, từ đỉnh lũ chảy từ vị trí đo đến ngầm tràn mất khoảng 7 phút, đảm bảo đủ thời gian cho người và phương tiện không qua ngầm. Em Hà Mạnh Hùng cho biết: Mô hình của chúng em đặt tại vị trí đo, đặt cảm biến dòng chảy để xác định lưu lượng nước, truyền tín hiệu đến vi xử lý. Căn cứ vào tín hiệu cảnh báo, đèn sẽ bật xanh để người qua lại bình thường, bật vàng để người và phương tiện hạn chế qua lại và bật đỏ, đồng thời gác chắn sẽ được hạ xuống để người và phương tiện không qua lại được. Khi dòng chảy về mức bình thường thì gác chắn mở và đèn xanh bật sáng, người và phương tiện qua lại bình thường. Toàn bộ hệ thống sử dụng nguồn năng lượng mặt trời và ắc quy để phù hợp với địa bàn miền núi. Trên mô hình này, chúng em sử dụng quạt gió thay dòng nước tác động đến cảm biến dòng chảy để biểu diễn tính năng của mô hình. Khi thay đổi tốc độ quạt gió, mô hình sẽ đưa ra các mức cảnh báo, tín hiệu đèn khác nhau và hướng xử lý khác nhau. 

Trên cùng nguyên lý đó, các em đã nghiên cứu lắp đặt cảm biến sạt lở đất tại khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Khi có hiện tượng sạt lở, cảm biến sạt lở truyền tín hiệu về bộ xử lý để hệ thống đèn nhấp nháy hoặc bật đỏ, loa tại khu dân cư sẽ phát báo động tùy theo mức độ để người dân biết, sơ tán người và tài sản. 

Trong quá trình triển khai dự án, các em gặp không ít khó khăn như: Cả 5/5 em tham gia dự án đều là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Các em không có máy tính ở nhà, việc tra cứu, tìm kiếm thông tin đều phải thực hiện tại trường. Hay khó khăn trong việc tìm kiếm, mua trang thiết bị. Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn đó, các em nhận được sự ủng hộ của phụ huynh, thầy cô giáo, Ban giám hiệu nhà trường. Kết quả giải nhì tại giao lưu các câu lạc bộ lập trình toàn quốc tại Lâm Đồng hoàn toàn xứng đáng với nỗ lực của thầy, trò nhà trường. Thành công này của các em góp phần khuyến khích phong trào sáng tạo KHKT trong học sinh dân tộc thiểu số nói riêng, học sinh tỉnh ta nói chung.
      

Dương Liễu

Các tin khác


Huyện Mai Châu: Lan tỏa phong trào thi đua quyết thắng

(HBĐT) - Những năm qua, phong trào thi đua quyết thắng được cán bộ, chiến sỹ (CB, CS) lực lượng vũ trang (LLVT) huyện Mai Châu tích cực thực hiện, đi vào nền nếp, tạo nhiều chuyển biến tích cực, lan tỏa sâu rộng trong trong toàn LLVT huyện, góp phần củng cố vững chắc khu vực phòng thủ và đảm bảo an sinh xã hội.

Huyện Mai Châu: Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy lợi thế về nông nghiệp, du lịch, những năm qua, nhiều đoàn viên, thanh niên huyện Mai Châu nỗ lực vượt khó khởi nghiệp, mạnh dạn xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao. Từ đó, lan tỏa đam mê, khát vọng khởi nghiệp trong thanh niên.

Huyện Mai Châu: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Mai Châu có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế để vượt lên đói nghèo, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hoạt động thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Công an huyện Mai Châu vừa phối hợp với tuổi trẻ Phòng Cảnh sát QLHC về TTATXH (Công an tỉnh) và Đoàn Thanh niên thị trấn Mai Châu tổ chức hoạt động tình nguyện hướng về cơ sở, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện chiến dịch cấp căn cước công dân (CCCD) tại địa bàn thị trấn Mai Châu.

Xã Vạn Mai: Tích cực đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

(HBĐT) - "Triển khai chương trình hành động, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tạo những chuyển biến tích cực về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn là điều cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm sau mỗi kỳ đại hội. Tại Đảng bộ xã Vạn Mai (Mai Châu), sau khi tổ chức thành công đại hội Đảng 2 cấp, cấp ủy các chi bộ trực thuộc đã khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiều phần việc để cụ thể hóa nghị quyết, hướng đến triển khai các chỉ tiêu đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ” - đồng chí Hà Thị Viễn, Bí thư Đảng ủy xã cho biết.

Huyện Mai Châu: Đổi thay từ thực hiện chính sách dân tộc

(HBĐT) - Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Mai Châu đã thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình giảm nghèo, dự án hỗ trợ phát triển KT-XH, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn. Qua đó, tạo nguồn lực giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục