(HBĐT) - Mỗi miền quê của các dân tộc Việt Nam đều có những đặc sản rất riêng của từng vùng, miền, nhất là các DTTS ở vùng cao. Ngày Tết, xin giới thiệu hương vị rượu hoãng của dân tộc Dao Tiền - Hòa Bình. Đặc điểm vừa là rượu dùng trong ngày Tết Nguyên đán và các lễ hội. Nhưng rượu còn kết hợp với một số củ, quả, cây lá thuốc tại quê hương dân tộc để chữa bệnh rất kết quả…

 

Rượu hoãng! Khi làm rượu phải biết tạo men rượu cho thật chuẩn. Nhiều bạn bè sau khi thưởng thức rượu hoãng rồi cho là có thuốc hoặc lá rừng để làm men rượu. Xin khẳng định dân tộc Dao Tiền làm rượu hoãng bằng men gạo, không có một thứ gì pha trộn.

 

Dân tộc Dao Tiền từ những ngày xa xưa còn phát nương, làm rẫy, đồng bào thường trồng cấy một loại lúa nếp hạt tròn để dành riêng cho việc làm rượu hoãng, tiếng dân tộc gọi là “côộ đống baào Chấu tíu...”. Từ ngày đồng bào hạ sơn làm ruộng, chuyển nghề thì mua gạo loại ngon, hạt gạo tròn để tiếp tục làm loại rượu này. Rượu hoãng ngày nay không phải chỉ phục vụ cho các lễ hội của dân tộc mà còn phục vụ cho các nhà hàng tại miền quê và các công trường, lâm trường, nơi cộng đồng.

 

Phương thức làm rượu hoãng gồm: gạo nếp được ngâm trong 7-8 tiếng, đem vớt ra cho ráo nước cho vào hông (tức là loại chõ to bằng gỗ) để đồ. Khi xôi chín lót lá chuối trên nong (nia) để quạt cho nguội, xong đặt xôi lên trên giá đại hình thù đan kiểu phễu (có đường kính độ 1,2 m) đặt xôi rải đều trên thành phễu, tiếng dân tộc gọi là “Nom tíu dà”. Sau đó rắc men trên xôi, số men tùy theo trọng lượng của gạo đồ xôi, trung bình mỗi kg gạo phải dùng tới 3 quả men. Sau đó lấy cả tàu lá chuối rừng hơ lửa chín lá, rửa sạch đậy lên, xếp lá theo hình phễu để qua 3 ngày 3 đêm (mùa hè), còn về mùa đông để dài thêm. Thường khi có mùi rưượu thơm thì chuyển vào các nồi to và cho nước sôi để nguội vào ngập  xôi đã ủ men. Đậy kín và để thời gian ủ rượu có nước tới 4 ngày đêm, tiếng dân tộc gọi là “Ghịa túi”. Sau thời gian này, kiểm tra và múc ra uống thử, thơm, ngọt gần giống như rượu nếp cái của miền xuôi, tiếng dân tộc gọi là “Hốp tiu nhân...”, ý dịch ra là uống rượu sống. Tiếp sau đây mới gọi là rượu chín. Đã qua các bước trên, đến giai đoạn nướng rượu, trước khi đem nướng rượu, gia chủ nhờ thêm người làng (phải là người khéo tay, sạch sẽ) đến lọc hộ bã rượu ra, loại bã rượu này thường cho vào chum vại sạch để dùng làm thực phẩm nấu ăn, cũng là một món ăn đặc sản của dân tộc như: nấu bỗng rượu hoãng với cua núi, các loại thịt rừng khô, bỗng rượu nấu cá suối…

Tại sao rượu hoãng lại trong vắt và vàng óng thơm ngon, tất nhiên từ các chi tiết và công đoạn sơ qua như phần trên. Song, có một công đoạn quan trọng đó là đem rượu “nướng” bên bếp lửa than hồng, bà con xưa nay còn chọn một loại vỏ cây khô để nướng rượu, tiếng dân tộc gọi là “Quá pe sé đốp tài liếu púa tíu”. Các vò rượu được nướng vần bên bếp than hồng đến khi rượu sôi thì giảm than hồng. Ngày hôm sau mới bê để gọn ở gian giữa nhà gọi là “Anh tíu an úa kên...”. Ngày xuân về, tết đến đem ra mời khách.

 

Dùng rượu hoãng cùng với một số loại thuốc y học cổ truyền của dân tộc để chữa bệnh như: rượu hoãng hầm với nghệ đen và rễ già của dây mật gấu rừng chữa bệnh dạ dày; rượu hoãng một liều vừa phải hầm với dây già của lá lồm để đẩy các loại sỏi trong cơ thể con người như: sỏi mật, sỏi thận, sỏi đường tiết liệu… Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ sau khi sinh nở được dùng rượu hoãng hầm với gà (loại gà ri), nghệ vàng, gừng đỏ dân tộc và một số loại thuốc ở vùng dân tộc, để bồi bổ cơ thể chóng phục hồi sau khi sinh nở và phòng, chống các bệnh như: hậu sản, sa dạ con hoặc thiếu sữa… Sau khi sinh nở khoảng trên 20 ngày, chị em nào cũng được gia đình chăm lo bổ dưỡng chu đáo, tiếng dân tộc gọi là “Miền Chệ nhận xung tíu”. Người dân làng Dao Tiền như xóm Dướng, Phủ… xã Toàn Sơn (Đà Bắc) và các xóm, làng nằm cạnh lòng hồ thủy điện sông Đà mỗi lần về quê thường gặp các đoàn khách nước ngoài âu, á, Tây, Tàu du ngoạn lòng hồ, khách ngoại thường dừng chân làng dân tộc Dao và ưa chuộng loại rượu hoãng đặc sản dân tộc, họ dùng tại chỗ và mua đem đi…

 

 

                                                                           Bàn Thị Kim Cúc

                                                              (Tổ 19, Phương Lâm - TP Hòa Bình)

 

Các tin khác

Đền thờ Mẫu âu Cơ trong quần thể di tích thắng cảnh động Tiên.
Trong Tết nhảy của người Dao có nhiều điệu múa đặc sắc.
Mâm cỗ  cúng trong  Tết cơm Đe của  người dân Lạc Thịnh (Yên Thủy).
Thờ cúng  tổ tiên trong  lễ cơm mới  của dân tộc Thái, Mường

Lễ hội xuống đồng

(HBĐT) - Bao đời nay, người dân xã Yên Phú vẫn tự hào về mảnh đất non nước hữu tình, giàu truyền thống văn hóa của đất mường Lạc Sơn. Từ những dãy núi đá sừng sững ôm ấp bản làng , dòng sông Bưởi hiền hòa uốn lượn đã làm nên những truyền thuyết dân gian làm say đắm lòng người, bồi đắp tâm hồn con người Yên Phú nhân hậu, thủy chung.

Cỗ trong ngày thờ tổ tiên dịp Tết Nguyên đán của người Mường.

(HBĐT) - Đối với người Mường, Tết Nguyên đán là cái tết quan trọng nhất, to nhất trong một năm, nhiều vùng chỉ ăn một cái Tết Nguyên đán chứ không ăn tết gì khác. Trong dịp tết Nguyên đán, mỗi nhà tổ chức một bữa tiệc dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm tết.

Một số lễ hội đầu xuân độc đáo ở tỉnh ta

(HBĐT) - Trong những ngày đầu năm, các bản làng đều tổ chức nhiều hoạt động lễ, hội độc đáo mang tính cộng đồng cao và đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng Tây Bắc. Dọc tuyến QL 6 lên phía Tây Bắc, vào những ngày đầu xuân, có 3 lễ hội lớn được mọi người quan tâm, đó là lễ hội Khai hạ của đồng bào Mường, hội xên bản, xên Mường của đồng bào Thái và lễ hội Gầu Tào của đồng bào Mông.

Trống Đồng - Tài sản vô giá của nền văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật mà cha ông để lại cho chúng ta hôm nay, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ nhiều trống đồng nhất trong cả nước.

Văn hoá Hoà Bình

(HBĐT) - Sau những kết quả thu được từ việc khai quật 9 trong số 20 địa điểm di tích hang động tại vùng núi đá vôi Hoà Bình, năm 1927, nhà khảo cổ học người Pháp- Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hoá Hoà Bình” chia làm 3 giai đoạn: Hậu kỳ đồ đá, Tiền đá mối, Sơ kỳ đá mới.

“Lịch Đoi - nét văn hoá truyền thống của người Mường Bi

(HBĐT) - Tại Mường Bi (Tân Lạc) vẫn còn nhiều gia đình còn giữ được những nóc nhà sàn, nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường, một trong những giá trị văn hoá đó là cách tính lịch riêng mà người Mường ở Mường Bi hay gọi là lịch Đoi loại lịch này hiện vẫn còn giữ gìn trong các gia đình trí thức truyền thống của người Mường hay những gia đình thuộc tầng lớp các thầy mo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục