Thi đấu thể thao trong ngày hội.
(HBĐT) - Bao đời nay, người dân xã Yên Phú vẫn tự hào về mảnh đất non nước hữu tình, giàu truyền thống văn hóa của đất mường Lạc Sơn. Từ những dãy núi đá sừng sững ôm ấp bản làng , dòng sông Bưởi hiền hòa uốn lượn đã làm nên những truyền thuyết dân gian làm say đắm lòng người, bồi đắp tâm hồn con người Yên Phú nhân hậu, thủy chung.
Quên sao được câu chuyện bà mẹ Mường Vành nhặt được quả trứng lạ, ấp nở ra chú rồng con. Bà đã dành tất cả tình yêu thương, chăm sóc như đứa con dứt ruột đẻ ra, đến khi lớn lên lại thả nó về với sông Bến Trắng. Rồi truyền thuyến dân gian về nàng ả Trắng lấy con vua Khú thể hiện khát vọng tình yêu đôi lứa, sự đoàn kết gắn bó của dân mường trước những khó khăn, trắc trở.
Đặc biệt, từ xa xưa, miền đất Yên Phú đã đi vào sử thi “Đẻ đất, đẻ nước” của dân tộc Mường. ở đó kể rằng, thuở hồng hoang, khi con người mới thoát khỏi cảnh ăn hang, ở hốc ra lập mường nơi thung bằng, lũng hẹp. Trong cơn đại hồng thủy, khắp Mường Bằng bị ngập trong nước biển, chỉ có “Khụ Trắng còn một gang, khụ Rang còn một thước” (Khụ Trắng, Khụ Rang là những ngọn núi ở xã Yên Phú) Khi về già, từ giã cõi dương gian, hồn người chết theo lời mo lên nhòm mường trời. Cây đa bến Kỵ trên con sông Mường Trắng là nơi có đường đi lên trời. Bởi vậy có lời ru: “Thương con Khú, con Rồng đi ở ông bến Trắng”.
Người dân xã Yên Phú kể rằng, trong tâm linh tín ngưỡng của dân tộc Mường, dãy núi đá vôi Trắng - Vành còn được gọi là ngọn khụ Trắng - rặng Khụ Vành. Nơi đây có chùa Khộp, đình Vành, chùa Rả, nhất là chùa Khộp ở trong hang đá trên đỉnh núi Trắng thờ Đức Phật Thiên Bà, ông vua Cung, vua Hai, là các vị phúc thần bảo vệ mùa màng, phù hộ cho dân Mường mọi sự tốt lành, yên ấm. Vì vậy, hàng năm, cứ vào ngày mồng 7 tháng giêng theo lịch Mường (tức ngày 8 tháng giêng âm lịch), nhân dân trong vùng lại tổ chức lễ hội Khai hạ để dâng lên các vị thần những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng biểu hiện cho cuộc sống no đủ.
Trải qua thăng trầm lịch sử, lễ hội Khai hạ Yên Phú dần mai một và có lúc đã bị lãng quên. Năm 2005, lễ hội được phục dựng lại lấy tên là “Lễ hội xuống đồng” gắn với di tích khảo cổ học “Mái đá làng Vành”, được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia vào năm 2004. Từ đó, cứ 3 năm một lần, khi sắc hoa đào tô thắm bản làng, dòng sông Bưởi tưới mát bản làng, người con xã Yên Phú đi xa, về gần lại mong ngóng đến ngày mồng 7 tháng giêng về chung vui lễ hội xuống đồng và tôn vinh giá trị các điểm di tích văn hóa của quê mình.
ông Bùi Văn Móng, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng yên bình, trù phú, nhân dân mạnh khỏe, lễ hội xuống đồng được chia làm 2 phần: buổi sáng là phần lễ và buổi chiều là phần hội. Khi xóm làng vẫn còn mờ sương, cán bộ, nhân dân trong xã đã tất bật chuẩn bị đồ dâng cúng. Đồ lễ thường có các mâm mặn, mâm chay, mâm hoa quả và rượu. Trong đó, nhất thiết phải có xôi, thủ lợn, gà giò, quả đu đủ luộc, rượu ba vị là mía, gừng, xả và oản bằng gạo nếp do một người con trai, một người con gái còn trong trắng làm nên. Người dân quan niệm, những đồ để cúng lễ phải được lấy ở những nơi sạch sẽ, gạo nếp đồ xôi không được vò bằng chân, khi ngâm phải đặt nơi cao ráo vì có sạch sẽ, trong trắng thì các vị thần, thánh mới nhận được. Buổi tế lễ được tổ chức tại mái đá làng Vành, mời thầy cúng có uy tín đến cầu khấn. Sau lễ cúng, xã chọn một người đàn ông mạnh khỏe, nhanh nhẹn, xốc vác và một con trâu tốt ra đồng cày tượng trưng những luống đầu tiên với mong muốn: Từ nay, ai trong xã ra đồng làm ruộng cũng mạnh khỏe, hiệu quả lao động cao.
Kết thúc phần lễ cũng là lúc mặt trời lên tỏ ngọn cây. Đường làng, ngõ xóm nô nức dòng người trong và ngoài xã đi xem hội. Trai tài sánh với gái sắc trong những câu thường rang, bọ mẹng, những trò chơi dân gian và thi đấu các môn thể thao. Chị Bùi Thị Thanh, cán bộ văn hóa xã không giấu được niềm vui: Sau một năm lao động vất vả, người dân xã Yên Phú lại mong tết đến, xuân về để được báo cáo với tổ tiên thành quả lao động, cầu mong những điều tốt đẹp trong năm mới và để được đắm mình trong ngày hội rộn ràng tiếng cồng chiêng âm vang khắp bản làng. Trong phần hội không bao giờ thiếu những trò chơi đánh mảng, đánh cù và những cuộc thi đấu bóng chuyền, ném còn, đẩy gậy, kéo co sôi nổi nhưng không kém phần quyết liệt. Khi ông mặt trời khuất núi, hội đã tan nhưng lòng người chưa muốn giã. Bạn bè gần xa lại kết thành phường, thành hội đến từng gia đình gửi lời chúc năm mới. Cuộc vui có khi thâu đêm bên bếp lửa ấm nồng cùng những câu hát đối, hát ví không dứt. Cũng có những cuộc hát giao duyên đã kết nên đôi, nên lứa, chàng hẹn đến vụ thu hoạch sau sẽ mang thóc, mang lúa sang xin người con gái giỏi giang để cho “đôi chim được về cùng một tổ”...
Khác với nghi lễ cấp xã 3 năm mới được tổ chức một lần. Hàng năm, đã thành thông lệ, cũng trong ngày mồng 7 tháng giêng, gia đình nào ở xã Yên Phú dù khá giả hay còn khó khăn cũng náo nức sắm sửa lễ vật để chuẩn bị cho lễ cúng khai hạ ở gia đình. Từ sáng tinh mơ, người làm thịt gà, người đồ xôi, nướng cá và người mang xẻng, cầm cuốc ra ruộng đắp đất, be bờ, coi đó là ngày khai hạ mong muốn mùa màng bội thu. Xong công việc ngoài đồng, mọi người xum vầy trong nhà chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên: “Sau một năm lao động, ngày tết được xum họp gia đình vui vẻ. Từ nay trở đi mong được mở cửa đồng, thông cửa ngõ. Cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu ra đồng làm ăn gặp nhiều may mắn, mùa màng tươi tốt. Trồng ngô có bắp to. Trồng lúa có bông dài, hạt chắc. Nuôi con cúi, con ca mau lớn. Con cháu được mạnh khỏe, học hành tiến bộ. Đi ra đường gặp bạn bè luôn hòa nhã. Đi đường, đi sá gặp bình an...”.
ông Bùi Văn Móng, Phó Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Lễ mồng 7 tháng giêng của người dân Yên Phú ngoài tín ngưỡng tâm linh còn có tính nhân văn sâu sắc, đó là: khuyên răn con cháu yêu lao động sản xuất, biết quý trọng thành quả lao động của gia đình cũng như nhắc nhở, răn đe nhau sang năm mới mọi công việc phải hài hòa, không hờn giận, không lấy việc chưa tốt của năm cũ soi sang năm mới.... Chắn hẳn, chính từ những ý nghĩa sâu sắc trên mà ăn tết Khai hạ hay lễ hội xuống đồng đã trở thành niềm tự hào không chỉ của người dân xã Yên Phú mà còn của cả đất mường Lạc Sơn.
Hoàng Nga
(HBĐT) - Tại Mường Bi (Tân Lạc) vẫn còn nhiều gia đình còn giữ được những nóc nhà sàn, nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường, một trong những giá trị văn hoá đó là cách tính lịch riêng mà người Mường ở Mường Bi hay gọi là lịch Đoi loại lịch này hiện vẫn còn giữ gìn trong các gia đình trí thức truyền thống của người Mường hay những gia đình thuộc tầng lớp các thầy mo.
(HBĐT)- Chuyện cũ kể rằng: tiếng hát, điệu múa của người Mường có từ lâu lắm rồi, từ thời “Đẻ đất, đẻ nước” tạo ra đất mường. Ngày ấy Dạ Dân gánh một gánh nặng những tiếng hát, điệu múa đi gieo khắp cả vùng quê của người Mường. Tiếng hát thường tình tứ, những điệu múa rộ ràng, uyển chuyển hoà cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, ngân vang xa mãi từ mường này tiếp sang mường khác không dứt. Người mường Bi có múa và biết múa từ đấy.
(HBĐT) - Người Tày – Thái ở Đà Bắc có hai bộ phận: bộ phận đông nhất là người Tày – Thái, một bộ phận ít hơn là người Tày ở các tỉnh thuộc khu vực Việt Bắc tới. Trang phục của bộ phận người Tày giống như trang phục của người Tày giống như trang phục của người Tày ở các tỉnh thuộc khu Việt Bắc. Vì vậy, phần này chỉ tập trung trình bày về trang phục của người Tày – Thái ở Đà Bắc.
1/ Lễ nạ mụ:
Có dịp chúng ta vào bất kỳ một ngôi nhà sàn của người mường Bi nào hễ ngước nhìn lên mái gianh gian trong sẽ thấy những giỏ đan mắt cáo, nguyên liệu bằng tre nứa cắm ở phía trên đoàn tay, người mường gọi cái đó là nạ mụ ( giả làm mặt người giữ vía). Bao nhiêu nạ mụ là bấy nhiêu người con.
(HBĐT) - Bản Pom Coọng thuộc thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, khiến ta tò mò ngay từ cái tên. Nơi mảnh đất này, người Thái đã biết làm du lịch từ chính cuộc sống thường ngày của họ.
Văn hoá ở Mường Bi có nhiều nét đặc sắc, nhiều sinh hoạt một thời đã lôi cuốn đông đảo cộng đồng xã hội người Mường tham gia, có giá trị nhất định phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ và góp phần để chúng ta tìm hiểu những tư duy cổ xưa của người Mường. Những sinh hoạt ấy bộc lộ khá rõ trong các ngày lễ, ngày hội. Sau đây chúng tôi nêu một số lễ hội tiêu biểu: