Thờ cúng tổ tiên trong lễ cơm mới của dân tộc Thái, Mường
(HBĐT) - Đã thành thông lệ, mỗi năm, cứ vào độ tháng 5 - 6 và tháng 9 - 10 dương lịch, khi những cách đồng lúa trải tấm thảm vàng óng khắp bản làng cũng là lúc các gia đình ở làng trên, xóm dưới của huyện Mai Châu lại chộn rộn với công việc chuẩn bị cho lễ cơm mới. Người dân tộc Thái nơi đây quan niệm, để có một mùa vụ bội thu, thì sự phù hộ của đất trời, tổ tiên là rất quan trọng. Do vậy, sau mỗi mùa vụ, khi thóc, lúa đã nồng thơm, đầy bồ, các gia đình đều làm lễ cúng cơm mới với ý nguyện bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, trời đất.
Từ bao đời nay, người Thái Mai Châu rất coi trọng lễ cơm mới bởi nó vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng và cũng mang tính nhân văn sâu sắc khi qua lễ cúng sẽ là dịp để ông bà, cha mẹ dạy bảo con cháu biết qúy trọng sức lao động và đạo lý, lối sống đúng mực ở đời. Vì thế, dù công việc có bận rộn đến đâu, con cháu vẫn cố gắng sắp xếp thời gian về xum vầy cùng gia đình trong ngày cơm mới.
Không hẹn mà gặp, trong chuyến công tác về xã Mai Hạ, chúng tôi may mắn được hòa mình vào lễ cơm mới linh thiêng mà đầm ấm của gia đình chủ tịch UBND xã Vì Xuân Đức. Mặc dù tất bật với công việc nhưng anh vẫn dành thời gian kể cho chúng tôi nghe về ý nghĩa, công việc của buổi lễ: Một mùa lúa đã qua với bao vất vả nhưng mang lại sự ấm no cho bà con thôn bản. Để cảm ơn tổ tiên và công ơn sinh thành của cha mẹ, mừng mùa màng thắng lợi và cầu cho con cháu khỏe mạnh, mưa thuận, gió hòa giúp năm sau lại có những mùa vụ tươi tốt nên mỗi gia đình dù có hoàn cảnh khác nhau vẫn thu xếp làm lễ cơm mới. Vì vậy, đây là nghi lễ mang tính chất gia đình, không tổ chức linh đình, không kéo dài ngày. Với ý nghĩa tạ ơn nên thường có 4 mâm gồm một mâm chính dành cho ông bà, cha mẹ của chủ nhà. Một mâm cho các cô, các chú mất khi chưa xây dựng gia đình. Mâm cho ông bà ngoại khi người mẹ của chủ nhà còn sống và một mâm dành cho bố mẹ đẻ của vợ nếu người vợ còn sống (gia đình nào không có những trường hợp trên thì chỉ cần một mâm chính). Trong mâm cúng bao giờ cũng có xôi được đồ từ gạo nếp mới gặt và không thể thiếu cá đồ. Đặc biệt, trong lễ cơm mới người Thái Mai Châu không bao giờ cúng thịt gà bởi có tích: “Thuở xưa, khi người và vật còn biết tiếng của nhau. Tại gia đình đôi vợ chồng nghèo nọ có ông bố mới mất. Gia chủ muốn làm lễ cơm mới để cúng bố nhưng trong nhà chẳng có thứ gì, chỉ có mỗi con gà mẹ đang nuôi một đàn con dưới gầm sàn. Đêm hôm ấy, người chồng bàn với vợ đành phải làm thịt gà mẹ để cúng bố. Nghe được lời bàn bạc của hai vợ chồng, gà mẹ ngậm ngùi nói với các con: Ngày mai, chủ nhà sẽ làm thịt mẹ. Mẹ không còn sống để nuôi nấng, dạy bảo các con nữa. Mất mẹ, từ nay, anh em sẽ mồ côi nhưng càng phải yêu thương, đùm bọc nhau hơn nữa”. Vô tình, lời dặn dò của gà mẹ vợ chồng chủ nhà lại nghe được. Cảm động trước tình mẫu tử thiêng liêng, từ đó trở đi, trong lễ cơm mới của người Thái Mai Châu không bao giờ các gia đình cúng thịt gà nữa. Họ cũng thường không cúng những con vật nuôi cùng ăn cơm, ăn gạo với mình mà chỉ cúng cá bắt ở mương, ở suối hay trong ao.
Trong lễ cơm mới, gia đình nào cũng mời 4 góc nhà, ba góc bếp (tức là anh em, làng xóm, bạn bè thân thiết) cùng đến chung vui với mong muốn có nhiều khách vụ mùa sau sẽ có thêm nhiều niềm vui, phúc lộc. Những người khách mời nhất thiết không được mang tiền, quà mừng mà chỉ có những lời chúc tốt đẹp dành cho gia chủ.
Nét đẹp mang đậm tính nhân văn trong lễ cơm mới của người Thái Mai Châu còn được thể hiện rõ nét qua bài khấn kể về quá trình sinh trời, sinh đất, con người vật lộn với thiên nhiên, khai phá đất đá làm nên đồng, nên ruộng để con cháu lao động sản xuất làm ra hạt lúa, hạt gạo nay dâng lên tổ tiên bên nội, bên ngoại về hưởng lộc: “Lúa gạo đã đến, cá đã có, mời ông bà, tổ tiên về xơi trầu, ăn cơm mới.
Anh Vì Xuân Đức bộc bạch thêm: Với ý nghĩa và các nghi thức trong lễ cơm mới, ngoài thể hiện đời sống tâm linh còn khắc sâu ý nghĩa xã hội. Bởi lẽ, đây cũng là dịp để anh em trong gia đình, thông gia, làng xóm hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, xây dựng gia đình hạnh phúc và thắt chặt thêm tình đoàn kết xóm giềng để cùng hướng về cuộc sống no đủ, tốt đẹp hơn.
Hoàng Nga
(HBĐT) - Sau những kết quả thu được từ việc khai quật 9 trong số 20 địa điểm di tích hang động tại vùng núi đá vôi Hoà Bình, năm 1927, nhà khảo cổ học người Pháp- Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hoá Hoà Bình” chia làm 3 giai đoạn: Hậu kỳ đồ đá, Tiền đá mối, Sơ kỳ đá mới.
(HBĐT) - Tại Mường Bi (Tân Lạc) vẫn còn nhiều gia đình còn giữ được những nóc nhà sàn, nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường, một trong những giá trị văn hoá đó là cách tính lịch riêng mà người Mường ở Mường Bi hay gọi là lịch Đoi loại lịch này hiện vẫn còn giữ gìn trong các gia đình trí thức truyền thống của người Mường hay những gia đình thuộc tầng lớp các thầy mo.
(HBĐT)- Chuyện cũ kể rằng: tiếng hát, điệu múa của người Mường có từ lâu lắm rồi, từ thời “Đẻ đất, đẻ nước” tạo ra đất mường. Ngày ấy Dạ Dân gánh một gánh nặng những tiếng hát, điệu múa đi gieo khắp cả vùng quê của người Mường. Tiếng hát thường tình tứ, những điệu múa rộ ràng, uyển chuyển hoà cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng, ngân vang xa mãi từ mường này tiếp sang mường khác không dứt. Người mường Bi có múa và biết múa từ đấy.
(HBĐT) - Người Tày – Thái ở Đà Bắc có hai bộ phận: bộ phận đông nhất là người Tày – Thái, một bộ phận ít hơn là người Tày ở các tỉnh thuộc khu vực Việt Bắc tới. Trang phục của bộ phận người Tày giống như trang phục của người Tày giống như trang phục của người Tày ở các tỉnh thuộc khu Việt Bắc. Vì vậy, phần này chỉ tập trung trình bày về trang phục của người Tày – Thái ở Đà Bắc.
1/ Lễ nạ mụ:
Có dịp chúng ta vào bất kỳ một ngôi nhà sàn của người mường Bi nào hễ ngước nhìn lên mái gianh gian trong sẽ thấy những giỏ đan mắt cáo, nguyên liệu bằng tre nứa cắm ở phía trên đoàn tay, người mường gọi cái đó là nạ mụ ( giả làm mặt người giữ vía). Bao nhiêu nạ mụ là bấy nhiêu người con.
(HBĐT) - Bản Pom Coọng thuộc thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, khiến ta tò mò ngay từ cái tên. Nơi mảnh đất này, người Thái đã biết làm du lịch từ chính cuộc sống thường ngày của họ.