(HBĐT) - Sau những kết quả thu được từ việc khai quật 9 trong số 20 địa điểm di tích hang động tại vùng núi đá vôi Hoà Bình, năm 1927, nhà khảo cổ học người Pháp- Madelene Colani đã đề xuất khái niệm “Văn hoá Hoà Bình” chia làm 3 giai đoạn: Hậu kỳ đồ đá, Tiền đá mối, Sơ kỳ đá mới.

 

Tháng giêng năm 1932, tại Hội nghị Tiền sử Viễn Đông lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội, những luận điểm khoa học của M. Colani đề xuất đã được các nhà khảo cổ học thế giới tham dự Hội nghị thảo luận và thông qua nghị quyết, công nhận thuật ngữ “Văn hoá Hoà Bình” là thuật ngữ để chỉ một nền văn hoá cổ đại đã xuất hiện và tồn tại trên địa phận nước Việt tiền sử, cách đây vài ba vạn năm.

 

Từ năm 1963 đến nay, với sự ra đời của ngành khảo cổ học Việt Nam, công tác nghiên cứu văn hoá Hoà Bình đã bước vào giai đoạn mới. Cùng với việc kiểm tra, khảo sát lại các di tích, di vật mà người Pháp đã khai quật và để lại, tính đến nay, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tiến hành tìm kiếm, phát hiện trên 130 địa điểm văn hoá Hoà Bình, trong đó, riêng địa phận tỉnh Hoà Bình đã có trên 70 địa điểm được khảo sát và tiến hành nghiên cứu. Văn hoá Hoà Bình không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn xuất hiện và tồn tại ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á; kéo dài từ phía Nam Trung Quốc đến đảo Sumatra của Indonexia theo chiều dọc, từ Thái Lan qua Đông Dương sang tận Philippin theo chiều ngang và tồn tại trong khoảng thời gian dài từ cuối kỳ Pleistocene đến giữ kỳ Holocene, cách ngày nay khoảng 30.000 – 40.000 năm.

 

Tại Việt Nam, các di tích văn hoá Hoà Bình phân bố không đều, tập trung nhiều nhất tại hai tỉnh: Hoà Bình (72 điểm) và Thanh Hoá (32 điểm). Số còn lại phân bố rải rác ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình và Quảng Trị. Các di tích chủ yếu tập trung ở các vùng núi đá vôi tại các thung lũng hoặc các hang động, mái đá.

 

Ngày nay, trên cơ sở những cứ liệu khoa học mới được phát hiện, cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học hiện đại, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã tạm thống nhất đưa ra một phác đồ về khung niên đại của nền văn hoá Hoà Bình tại Việt Nam nhe sau:

 - Niên đại mở đầu của nền văn hoá Hoà Bình là khoảng từ 16.470 ± 80 năm (di chỉ Làng Vành - Lạc Sơn) đến 18.420 ± 50 năm cách ngày nay (di chỉ hang Xóm Trại - Lạc Sơn).

- Niên đại kết thúc của nền văn hoá Hoà Bình là 7.500 năm cách ngày nay (lấy niên đại C14 ở di chỉ Hang Đắng làm tiêu điểm)...

 

Tóm lại, sự hiện diện của nền văn hoá Hoà Bình không chỉ là một minh chứng khảng định Việt Nam là một địa điểm nằm trong khu vực được xác định là chiếc nôi của loài người, mà còn cung cấp cho các nhà khảo cổ, các nhà khoa học, các nhà nhân chủng học ...trong nước và quốc tế những cứ liệu khoa học về quá trình chuyển hoá sinh học từ người vượn tiền sử Homoeretus tiến lên người hiện đại Homosapiens, về phương thức kiếm sống và canh tác với nền kinh tế trồng trọt phát triển hơn kinh tế chăn nuôi; về tổ chức xã hội, khi con người ở đây đã tiến  từ giai đoạn “ bầy người” tới tổ chức bộ lạc nguyên thuỷ....

 

Tuy nhiên, những nhận định trên đây mới chỉ là những nét khái quát và là những ý kiến chung của nhiều nhà khoa học hiện nay. Vấn đề văn hoá Hoà Bình cần phải được tiếp tục nghiên cứu với sự hỗ trợ của của các phương tiện khoa học hiện đại nhằm có một bức tranh toàn cảnh đầy đủ và chính xác hơn. Với những di vật hiện có được khai quật tại các di chỉ khảo cổ trong thời gian qua, chúng ta có thể phần nào vén bức màn thời gian tìm hiểu sự sống và những nét căn bản của sự phát triển xã hội của tổ tiên tiền sử người Việt đã tồn tại và đang lưu giữ một nền văn hoá nguyên thuỷ: Văn hoá Hoà BÌnh! Các di vật tiêu biểu tìm thấy trên đất Hoà Bình là trống đồng, mộ táng và các tổ hợp di vật bao gồm các công cụ sản xuất, đồ dùng sinh hoạt phản ánh đời sống xã hội và các phương thức sinh sống của người tiền sử Hoà Bình.

 

 

                                                                             HBĐT tổng hợp

 

 

Các tin khác

Bác Bùi Văn Lưu, xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) trao đổi với phóng viên về
Điệu múa quạt ma của người Mường
Trang phục của phụ nữ Tày ( Đà Bắc)
Lễ rước kiệu Thành Hoàng làng trong Lễ Hội Khai hạ ở Mường Bi

Pom Coọng - sức hút du lịch bản Thái

(HBĐT) - Bản Pom Coọng thuộc thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, khiến ta tò mò ngay từ cái tên. Nơi mảnh đất này, người Thái đã biết làm du lịch từ chính cuộc sống thường ngày của họ.

Hội, Lễ ở Mường Bi

Văn hoá ở Mường Bi có nhiều nét đặc sắc, nhiều sinh hoạt một thời đã lôi cuốn đông đảo cộng đồng xã hội người Mường tham gia, có giá trị nhất định phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ và góp phần để chúng ta tìm hiểu những tư duy cổ xưa của người Mường. Những sinh hoạt ấy bộc lộ khá rõ trong các ngày lễ, ngày hội. Sau đây chúng tôi nêu một số lễ hội tiêu biểu:

Lễ cơm mới mường Piệng

(HBĐT) - Mường Piệng là một vùng giáp mường Vang, nhiều phong tục tập quán giống mường Vang, trong đó có lễ cơm mới. Lễ này gồm có trầu cau, nước lã xúc miệng, cơm nếp mới, cá, rượu cần, rượu chai.

Tục ăn trầu của người Mường

(HBĐT) - Hiện nay, tục ăn trầu của người Mường không còn phổ biến, chỉ còn lại một số người già ở các vùng Mường còn giữ nếp ăn trầu. Tuy nhiên, trầu cau vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá; trong tất cả mọi nghi lễ trong đời sống của người Mường.

Lễ cưới của người Mường Bi

(HBĐT) - Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tuỳ từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Tìm hiểu lễ cưới giúp chúng ta nhận ra nếp sống của con người trong xã hội ấy.

Trang phục của dân tộc Thái ở Mai Châu

(HBĐT) - Bộ trang phục duyên dáng, gọn gàng bó sát người làm nổi lên những đường cong khoẻ khoắn tuyệt đẹp của những cô gái Thái; trang phục của nam giới thì giản dị, gần gũi với môi trường cảnh quan, không sặc sỡ và cầu kỳ…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục