"Sự hiện diện của loại trống đồng Heger II (chủ yếu) trên vùng cư trú của người Mường trong gần một thiên niên kỷ là một bằng chứng hùng hồn của truyền thống Đông Sơn, là sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hoá, văn minh Việt cổ. Với ý nghĩa đó, trống Heger II có thể gọi là trống Mường".
(HBĐT) - Trống đồng là tài sản quý giá được coi là báu vật mà cha ông để lại cho chúng ta hôm nay, là biểu tượng của nền văn minh và văn hoá Việt Nam thời dựng nước. Hoà Bình là một trong những tỉnh phát hiện và lưu giữ nhiều trống đồng nhất trong cả nước.
Tại Hoà Bình, trống đồng sông Đà là chiếc trống được phát hiện sớm nhất, do Phó sứ Muliê tỉnh Hoà Bình lấy được tại nhà người vợ goá của viên quan lang Mường vùng sông Đà vào năm 1887. Sau đó, trống sông Đà được đưa về Pháp trưng bày tại Hội chợ quốc tế Pari năm 1889. Hiện nay, trống sông Đà được lưu giữ tại Bảo tàng Ghimê thuộc Cộng hoà Pháp. Trống có đường kính mặt trống 78cm, cao 61cm và còn khá nguyên vẹn. Đây là trống loại I theo phân loại của Heger và là trống Đông Sơn nhóm A kiểu I, theo sự phân loại của các tác giả nghiên cứu về trống Đông Sơn.
Cho đến trước Cách mạng tháng tám năm 1945, kể cả trống sông Đà, tại Hoà Bình đã có tới 20 chiếc trống đồng được người Pháp phát hiện. Bên cạnh ý nghĩa nghiên cứu khoa học, không thể không kể đến chủ tâm vơ vét báu vật từ thuộc địa đưa về chính quốc của nhiều quan chức thực dân.
Từ sau năm 1945, đặc biệt là từ sau năm 1960 đến nay, tại Hoà Bình đã phát hiện và lưu giữ khoảng 66 chiếc trống đồng. Theo sự phân loại của Heger- một học giả người Áo, đưa ra từ năm 1902, trống đồng Hoà Bình được xếp vào loại trống Heger II. Heger đã dựa vào tư liệu qua việc nghiên cứu hàng trăm trống đồng của các khu vực và quốc gia khác nhau trên thế giới để làm căn cứ phân loại. Cách phân loại này của ông đã được số đông học giả trên thế giới cũng như các nhà khoa học Việt
Trống loại Heger II ở Hoà Bình chiếm số lượng lớn (trên 100 chiếc). Những trống thuộc nhóm A, B (xuất hiện sớm nhất) là trống lớn, hoa văn trang trí theo xu hướng hình học hoá. Trống nhóm C là trống có nhiều sáng tạo cả về tạo dáng và trang trí hoa văn. Nhóm trống này mang nhiều dấu ấn của thời đại, tiêu biểu cho Việt
Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, trống đồng Heger II xuất hiện và phát triển trong một thời gian dài, phân bố trong một không gian khá rộng, bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình, vùng núi Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An ngày nay, tập trung ở những vùng cư trú của người Mường. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng thuật ngữ “không gian Mường” (Giáo sư Trần Quốc Vượng) để xác định sự phân bố của trống đồng Hoà Bình. Dù ngày nay, vấn đề tìm hiểu, kết luận một cách chính xác nguồn gốc (nguồn gốc kỹ nghệ chế tạo, nguồn gốc của mục đích chế tạo, nguồn gốc về chủ nhân sử dụng…) chưa có được lời giải đáp thoả đáng, song sự hiện diện của loại trống đồng Heger II (chủ yếu) trên vùng cư trú của người Mường trong gần một thiên niên kỷ là một bằng chứng hùng hồn của truyền thống Đông Sơn, là sự tiếp nối và sáng tạo nền văn hoá, văn minh Việt cổ. Với ý nghĩa đó, trống Heger II có thể gọi là trống Mường.
Sự hiện diện của trống đồng Heger II trong “không gian Mường”, trong đời sống tâm linh, văn hoá, tín ngưỡng cũng như ý nghĩa, vai trò xã hội của nó trong cộng đồng dân tộc Mường và Việt Mường, đủ để xác định vị trí của trống đồng trong nền văn hoá Hoà Bình nói riêng, trong tiến trình lịch sử của quốc gia Việt Nam nói chung.
Có những ý kiến của các học giả xác định tên gọi trống Heger là trống Việt Mường nhằm phân biệt với các loại trống do các tộc Việt trong nhóm Bách Việt ở Đông Nam Á cổ đúc, là một đề xuất rất đáng lưu ý và thoả đáng cần được nghiên cứu thận trọng, khoa học để tiến tới một tên gọi thể hiện được đầy đủ và chính xác nhất cả nội dung lẫn hình thức của loại trống được xem là biểu tượng của nền văn hoá Hoà Bình nói riêng và nền văn minh Việt cổ nói chung.
Về vai trò, giá trị và mục đích sử dụng, có thể thấy rõ trống đồng Hoà Bình (trống đồng Việt Mường) có sự khác biệt rất nhiều so với các loại trống của một số dân tộc anh em. Chẳng hạn, so với trống làng của người Việt được làm bằng gỗ và bịt bằng da trâu có thể đánh, sử dụng hàng ngày, so với trống đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có thể dùng và đánh thường xuyên trong các cuộc vui chơi, nhảy múa thì trống đồng Việt Mường chỉ được sử dụng khi có người đứng đầu Mường mất đi hay mỗi khi có việc đại sự: tế thần, cầu mưa, tang lễ…Trống đồng còn là một sản phẩm đặc biệt biểu hiện uy quyền, đại diện cho quyề lực chính trị cũng như sự giàu sang, quý phái của chủ nhân…Trống đồng mang trong nó những giá trị uy quyền, tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật, xã hội cũng như giá trị vật chất gắn liền với các tiêu chí thẩm mỹ, kỹ nghệ chế tác…
Về hình thức, trống đồng Mường vẫn còn giữ khá nguyên vẹn những truyền thống của trống đồng Đông Sơn. Thân trống thường chia làm 3 phần: mặt tròn, tang phình, đế choãi một cách vững chắc. Nét khác biệt có thể chỉ biểu hiện ở một số chi tiết như mặt trống hơi chờm ra ngoài tang, hoạ tieets trang trí cách điệu hơn trồng Heger I, trên mặt trống thường có 4 con cóc tượng trưng cho việc gọi nước về giúp cho mùa màng:
“ Trống của người Mường
Có quai nhỏ
Có đàn cóc ra hóng gió
Có ả Sáng, ả Sao”.
Tóm lại: trồng đồng Heger II là một hiện tượng văn hoá , lịch sử quan trọng trên vùng đất cư trú của người Mường mà trước kia đã từng là một khối Việt - Mường chung để tiếp tục duy trì, phát triển ngay cả sau khi khối Việt - Mường phân tách.
Trống đồng Heger II hay là trống đồng Việt - Mường, là một cứ liệu lịch sử quan trọng gắn liền với tiến trình phát triển của nền văn minh Việt cổ, là một bộ phận cấu thành dòng chảy lịch sử - văn hoá Việt Nam và không thể chia tách. Tìm hiểu trống đồng Việt Mường là nhằm vén lên bức màn thời gian, soi rọi thêm lịch sử dân tộc và là công việc bền bỉ, lâu dài, tâm huyết, thận trọng, vô tư… để có thêm một cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn, logíc hơn về văn minh Việt cổ.
HBĐT tổng hợp
1/ Lễ nạ mụ:
Có dịp chúng ta vào bất kỳ một ngôi nhà sàn của người mường Bi nào hễ ngước nhìn lên mái gianh gian trong sẽ thấy những giỏ đan mắt cáo, nguyên liệu bằng tre nứa cắm ở phía trên đoàn tay, người mường gọi cái đó là nạ mụ ( giả làm mặt người giữ vía). Bao nhiêu nạ mụ là bấy nhiêu người con.
(HBĐT) - Bản Pom Coọng thuộc thị trấn Mai Châu, huyện Mai Châu, khiến ta tò mò ngay từ cái tên. Nơi mảnh đất này, người Thái đã biết làm du lịch từ chính cuộc sống thường ngày của họ.
Văn hoá ở Mường Bi có nhiều nét đặc sắc, nhiều sinh hoạt một thời đã lôi cuốn đông đảo cộng đồng xã hội người Mường tham gia, có giá trị nhất định phản ánh hiện thực xã hội Mường cổ và góp phần để chúng ta tìm hiểu những tư duy cổ xưa của người Mường. Những sinh hoạt ấy bộc lộ khá rõ trong các ngày lễ, ngày hội. Sau đây chúng tôi nêu một số lễ hội tiêu biểu:
(HBĐT) - Mường Piệng là một vùng giáp mường Vang, nhiều phong tục tập quán giống mường Vang, trong đó có lễ cơm mới. Lễ này gồm có trầu cau, nước lã xúc miệng, cơm nếp mới, cá, rượu cần, rượu chai.
(HBĐT) - Hiện nay, tục ăn trầu của người Mường không còn phổ biến, chỉ còn lại một số người già ở các vùng Mường còn giữ nếp ăn trầu. Tuy nhiên, trầu cau vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá; trong tất cả mọi nghi lễ trong đời sống của người Mường.
(HBĐT) - Tổ chức lễ cưới là một bước ngoặt có ý nghĩa rất quan trọng trong một đời người và cũng là ngày vui nhất, kỷ niệm sâu sắc nhất của một đôi nam nữ sau khi đã ăn hỏi, phải tiếng “chơi với nhau cho nên cửa, dộng với nhau cho nên nhà”. Tuỳ từng dân tộc, từng vùng, từng giai đoạn lịch sử mà lễ cưới diễn ra có khác nhau. Tìm hiểu lễ cưới giúp chúng ta nhận ra nếp sống của con người trong xã hội ấy.