Nhân dân xã Quyết Chiến (Tân Lạc) trồng su su lấy ngọn cho thu nhập cao.
(HBĐT) - Mường Bi là một trong 4 Mường cổ lớn nhất trong tỉnh. Đây không chỉ là vùng đất giàu bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là một vùng đất anh hùng. Xuyên suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược, người dân Mường Bi đã để lại những dấu ấn đậm nét bằng những chiến công anh hùng. Những chiến công đó như dấu son góp thêm niềm vui chung của dân tộc trong ngày vui đại thắng 30/4/1975.
Là một vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, Tân Lạc có địa hình hiểm trở nên nơi đây luôn được lựa chọn là một trong những căn cứ quân sự quan trọng của quân và dân ta. Cùng cả dân tộc bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, quân và dân Mường Bi đã thể hiện rõ tinh thần bất khuất, quyết chiến, quyết thắng để bảo vệ sự bình yên cho quê hương. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Tân Lạc là địa bàn tập trung nhiều kho tàng vũ khí quan trọng của quân đội. Do vậy, đây cũng luôn là mục tiêu tấn công, đánh phá quyết liệt của địch nhằm thực hiện âm mưu ngăn chặn sự chi viện sức người, sức của cho chiến trường của ta. Để thực hiện âm mưu đó, giặc Mỹ đã huy động lực lượng không quân hùng hậu mang theo hàng trăm tấn bom đạn đến đánh phá các kho tàng. Hiểu rõ ý đồ của địch, quân và dân huyện Tân Lạc đã tích cực, chủ động, nâng cao tinh thần cảnh giác bám trận địa quyết liệt chống trả các đợt không kích của địch vào các mục tiêu trọng yếu. Với tinh thần gan dạ, kiên cường, bất khuất trong 6 ngày đêm liên tục (từ ngày 25-30/6/1965), lực lượng dân quân địa phương phối hợp với bộ đội đánh trả 8 đợt không kích với 114 lượt máy bay, bắn cháy 3 máy bay địch, bảo vệ an toàn mục tiêu. Tiếp sau đó, với tinh thần cảnh giác và SSCĐ cao độ, trong các ngày 18 - 19/12/1971, quân và dân 2 xã Nam Sơn, Lũng Vân đã chủ động tổ chức vây bắt giặc lái Mỹ nhảy dù xuống địa bàn xã Nam Sơn. Sau hơn 10 giờ truy lùng, 2 tên phi công đã bị tóm gọn. Không dừng lại ở đó, trong các ngày 11 - 12/5/1972, dân quân 2 xã Lũng Vân và Bắc Sơn đã phối hợp cùng với lực lượng dân quân các xã bạn kiên cường đánh trả máy bay địch và bắt sống 2 tên giặc lái Mỹ. Những chiến công này đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trên khắp các mặt trận và cả vùng đất Mường Bi rộng lớn.
Đất anh hùng sẽ sinh ra những người con anh dũng. Điều này càng thể hiện rõ ở một vùng đất giàu truyền thống đấu tranh, kiên cường bất khuất như Mường Bi. Mặc dù trong thời kỳ kháng chiến, đời sống người dân vẫn còn rất khó khăn, nhiều gia đình phải ăn củ nâu, củ vớn thay cơm. Nhưng với tinh thần tất cả để chiến thắng, nhân dân Mường Bi đã chắt chiu từng hạt gạo gửi ra chiến trường. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ xâm lược, toàn huyện đã có hàng nghìn người con lên đường tham gia chiến đấu anh dũng, kiên cường trên khắp các mặt trận. Toàn huyện đã có 655 người con hy sinh; 272 người con đã gửi lại một phần xương máu về nơi đất mẹ. Toàn huyện cũng đã có 7 bà mẹ được phong tặng và truy tặng mẹ Việt Nam Anh hùng.
Tiếp bước truyền thống anh hùng trong chiến đấu, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, phát triển KT-XH. Tính đến nay, thu nhập bình quân đầu người của huyện đã đạt 10,45 triệu đồng/năm. Các mặt VH-XH, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm, chú trọng. Công tác QP-AN luôn được củng cố, đảm bảo giữ vững ANCT - TTATXH, không để xảy ra điểm nóng, đột xuất, bất ngờ. Thế trận QPTD gắn với thế trận ANND ngày càng được củng cố vững chắc. Những kết quả đó đang là tiền đề quan trọng để Tân Lạc có những bước đi vững chắc xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp.
Mạnh Hùng
(HBĐT)- Ở phần này, chúng tôi xin gộp ca dao, tục ngữ, truyện thơ… tức là những sáng tác có vần có điệu vào một mục, dẫu rằng mỗi một thể loại này đều có tách bạch thành những thể loại riêng biệt.
(HBĐT) - “Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”
Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ
(HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, vùng Mường đều biết. Có những truyện dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi.
Phần II: Truyền thuyết - Bộ sử thi của bản mường
(HBĐT)- Lọc từ bộ sử thi của người Mường và người Thái cũng có thể thấy được nhiều truyền thuyết của các dân tộc sống ở Hoà Bình. Người Mường, người Thái cũng như các dân tộc khác đều có những truyền thuyết gắn với các địa danh, những nhân vật, tín ngưỡng, phong tục... Vì gắn chặt với đời sống cũng như nơi cư trú của các dân tộc bản địa nên truyền thuyết thể hiện rất rõ tính bản địa. Nó bắt nguồn từ những hiện tượng, sự vật cụ thể, được con người sáng tạo ra phù hợp với lối tư duy, quan niệm của họ.
(HBĐT)- Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời.
(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ - một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.