Đoàn nghệ thuật dân gian các dân tộc Hòa Bình biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm chất dân ca Thái trong các chương trình nghệ thuât.

Đoàn nghệ thuật dân gian các dân tộc Hòa Bình biểu diễn nhiều tiết mục văn nghệ mang đậm chất dân ca Thái trong các chương trình nghệ thuât.

(HBĐT) - Kho tàng dân ca người Thái ở Hòa Bình tập trung vào người Thái ở Mai Châu. Tuy là một vùng người Thái không lớn, song lại có một trữ lượng dân ca rất phong phú.

 

          Hát mo và hát phong tục

 

Trước hết phải thấy rằng, bản thân hát mo cũng là một loại hát phong tục rồi. Tuy nhiên, vì nó là một phong tục khá đặc biệt, lại có tên riêng được gọi là hát mo. Cũng như ở người Mường, hát mo của người Thái thuộc về nghi lễ tín ngưỡng, tuy vậy, nghi lễ ấy lại dùng lối hát dân ca để thể hiện, cho nên hát mo có thể coi là một loại hình dân ca khá đặc biệt. Đứng ở góc độ này thì hát mo nổi bật nhất được thể hiện ở đám hiếu và đám gọi hồn. Trong đó, mo đám hiếu phong phú hơn cả với những phần như mời hồn đạy, mời hồn hưởng các thứ: trầu, cau, rượu, cam, thuốc lào và dặn rò các thứ. Riêng mo gọi hồn lại không phải chỉ gọi hồn người chết mà còn gọi hồn của cả người sống, do một lý do nào đó mà hồn giận bỏ đi, nếu không tìm cách gọi hồn về, người đó có thể xảy ra tai họa vì hồn đã:

 

Lạc vào rừng sâu không biết đường về

Chủ ở bản sinh ốm

Chủ ở mường sinh đau

Đặt cỗ lên lưng voi, đi gọi

Đưa cơm lên lưng ngựa, đi kêu

Lời gọi hồn về

Lời đón hồn đến.

 

Cho nên phải dùng mo để gọi hồn về bằng những lời hát mo tha thiết, bằng sự nồng nhiệt để đón hồn về:

 

Bố mẹ ở nhà mở cửa chính chờ đón

Con cháu ở nhà mở của sooe chờ mong

Áo đẹp đi gọi hồn về

Áo xanh đi gọi hồn đến

Thấy a0s đẹp đến nhập

Thấy áo mới mọi hồn đến tụ.

 

Cũng là hát mo, nhưng có một loại hình vui hơn là mo mừng cơm mới với cảnh no đủ sung túc;

 

Nằm sấp thấy sừng trâu đầy gầm

Nằm ngửa thấy bip bung chất gác

Nằm nghiêng phải, thấy trăm bồ lúa nếp

Nằm nghiêng trái, tháy nghìn bồ ngô chăm

Thóc chiêm đè thóc mùa không thối

Thóc mới nối thóc cũ liền liền.

 

Hoặc một loại mo khác là mo tết:

 

Được ăn tết này,

Xin tổ tiên che chở con cháu

Chăm nom con cháu nên tốt.

Cho con gái có áo phơi đầy dây mây,

Cho con trai ăn chung một mâm

Con cái đi làm đông như đi chợ

Gánh lúa tấp nập như mướn thuê.

ở loại hình hát phong tục có phần đa dạng hơn với hát cầu mưa:

trời tức mình làm nắng không mưa

Nay xin nước mưa xuống cày ruộng mạ

Xin nước trời xuống cấy ruộng mùa.

Ngoài ra còn có hát hỏi vợ, hát trong đám cưới:

Tôi lời xin con dâu

Bố mẹ thương cho không

Ông bà ngoại cho lấy

Ơn bố mẹ xin giơ tay cao.

 

Trong hát phong tục còn có một số bài hát cảm tạ, hát gọi người thương, hát đoàn vui…không đến mức độ dài bản cẩn thận như hát cầu mưa và hát đám cưới.

 

      Hát giao duyên đối đáp (khắp tua):

 

Đây là loại hình phổ biến và rất phong phú của người Thái, chủ yếu là loại hát đối đáp giữa nam và nữ được diễn ra ở các đám cưới, làm nhà, làm vía,hay những cuộc hội họp cộng đồng… Lối hát đặc sắc này là dịp để các chàng trai, cô gái thi thố tài năng với nhau, từ đó để tỏ tình mà dẫn đến hôn nhân nếu phục nhau, hợp nhau. Nội dung bài hát cho thấy từng bước làm quen nhún nhường giữa trai gái với nhau, rồi giới thiệu về nhau, dần đến chỗ tâm tình, giãi bày tình cảm, tâm tư của mình để tìm sự đồng cảm của nhau. Cũng có lúc người hát trêu đùa, hờn rỗi để thử lòng nhau, tìm hiểu nhau sâu sắc hơn để quyết định chuyện trao duyên gửi phận hay không. Dưới đây ta hãy xem một vài câu đối đáp:

 

Nam: - Ngỏ lời đáp anh xin lỗi

            Bên dưới xin lõi đến vua

            Bên trên xin lỗi đến trời

Nữ:   -  Chim cu gáy bên bờ ruộng mạ

            Giọng em xấu cất tiếng, chớ cười

            Em chỉ sợ nước vỗ bờ, thuyền gãy mái

            Nước gợn sóng thuyền chòng chành

            Em sợ phí giấc ngũ của anh

Nam: - Được ăn cơm nhà nàng

Uyên ương lớn nhanh như gió

Được ăn gạo nhà em

Uyên ương lớn nhanh như thổi

Ơn em như thể ở cạnh trăng sao.

Nữ:  -  Ơn làm chi nói nặng làm chi

            Nói nặng làm gì cho lòng đau xót

Nam: - Anh đến dựng lán ngoài bản

            Cây mía đã mọc mầm

            Cột lán đã mọc lá

            Xin cho vào Mường thăm người đẹp

            Xin cho vào bản thăm người thương

Nữ:  -  Thương lắm anh ơi

            Đường vào Mường em cheo leo

            Lối vào bản em lắm lá tai mèo

            Ai muốn đi phải bò.

 

            Những lời hát đối đáp cứ như thế mà tăng dần mối thiện cảm, hiểu lẫn nhau để cùng dẫn đến kết quả:

 

            Mời anh vào Mường thăm bản

            Mời anh vào bản thăm nhà

            Xin anh khoác áo đi trước

            Để em đeo giỏ trầu bước sau.

 

            Những lời hát như vậy kéo dài thâu đêm suốt sáng tưởng trừng như không bao giờ có thể ngừng được, lai láng như tình yêu trai gái. Số lượng khắp tua của người Thái vô cùng phong phú.

 

       Những thể loại dân ca khác:

 

Trong số này có các bài hát dặn (sắng) như hát dặn người yêu, dặn lại Mường…

-          Ở lại nhớ

Mảnh đất quê cũ Mường tôi ơi!

-          Nhớ em nước mắt nhỏ hai hàng.

-          Buồn lắm, sắp xa nhau mỗi người một Mường.

Đôi uyên ương đã quyết nay sắp xa lìa

 

Hay hát gợi ca nương rẫy, gợi ca ngôi nhà:

 

-          Nương kia chạy dài, rải rộng

Chòi cao thoáng gió hiu hiu

Nương em chẳng thiếu thứ nao.

-          Làm nhà hai mươi gian

Máng gỗ lõi hai mươi sải.

Nóc nhà cày bay bay vào đậu

Đồ rau bếp có hai mươi đàn ong về làm tổ…

 

Ngoài ra, trong kho tàng dân ca Thái có những bài hát kể vui về những chuyện đời thường như hát trách người say, hát bò ăn váy, hát vui ở Mường Thượng, Mường Phương Pa, hát ngẫu hứng và hát đồng giao của lũ trẻ mục đồng…Tất cả những thể loại đó góp phần tạo nên một kho tàng dân ca phong phú và đặc sắc của người Thái.

 

Ở Hòa Bình còn có dân ca của các dân tộc Dao, Mông, Tày nhưng do điều kiện khai thác và sưu tầm chưa được nhiều nên chưa có sự đánh giá đầy đủ.

 

                                                              HBĐT (tổng hợp)

Các tin khác

Hat ru con của người Mường là điệu hát mà cả người già, trẻ, nam, nữ đều có thể dùng để ru trẻ nhỏ. ( Ảnh: điệu hát ru còn được biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật của tỉnh).
Hát sắc bùa được người dân các xã của Tân Lạc tổ chức thi trong Lễ hội khai hạ.
Những sáng tác văn vần dân gian được chuyển thể thành nhiều tiết mục văn nghệ dân gian đưa vào trong các lễ hội truyền thống.
Cổng vào khu thác với tượng rồng hai bên.

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ

(HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, vùng Mường đều biết. Có những truyện dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi.

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình 

Phần II: Truyền thuyết - Bộ sử thi của bản mường

(HBĐT)- Lọc từ bộ sử thi của người Mường và người Thái cũng có thể thấy được nhiều truyền thuyết của các dân tộc sống ở Hoà Bình. Người Mường, người Thái cũng như các dân tộc khác đều có những truyền thuyết gắn với các địa danh, những nhân vật, tín ngưỡng, phong tục... Vì gắn chặt với đời sống cũng như nơi cư trú của các dân tộc bản địa nên truyền thuyết thể hiện rất rõ tính bản địa. Nó bắt nguồn từ những hiện tượng, sự vật cụ thể, được con người sáng tạo ra phù hợp với lối tư duy, quan niệm của họ.

Phong phú kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian các dân tộc tỉnh Hòa Bình

(HBĐT)- Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời.

Phần III: Danh lam thắng cảnh (tiếp) Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ - một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.

Phần III: Danh lam thắng cảnh (tiếp)

(HBĐT) - Động Mãn Nguyện

 

Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi thuộc xóm sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Động có độ cao 10 m so với mặt ruộng, của hướng tây nam. Đông được tạo bởi hai ngách chính và các gách phụ, có chiều dài (kể cả các gách) là 208 m; lòng hang nơi rộng nhất là 20 m, nơi hẹp nhất là 0,8 m; vòm trần nơi cao nhất là 15 m, nơi thấp nhất là 1,5 m.

Khám phá hang động Cao Phong

(HBĐT) - Sau khi đi qua những đỉnh dốc mù sương chúng tôi đến với Cao Phong, mảnh đất của cam ngọt, mía tím. Trong rất nhiều thế mạnh của Cao Phong, người ta không thể không nhắc đến thế mạnh về du lịch. Cao Phong có một Thung Nai thơ mộng bên dòng Đà giang, một Giang Mỗ mộc mạc nguyên sơ và mới đây việc phát hiện quần thể hang động tại núi Hàm Rồng một lần nữa tạo thêm điểm nhấn cho du lịch Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục