Sự tích ngôi nhà sàn của người Mường giải thích do đâu nhà sàn có hình dáng giống con rùa.

Sự tích ngôi nhà sàn của người Mường giải thích do đâu nhà sàn có hình dáng giống con rùa.

Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ

(HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, vùng Mường đều biết. Có những truyện dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi.

 

Ở truyện cổ, mảng truyện về sự tích là rất phong phú. Đó là sự tích liên quan đến các công trình kiến trúc như: Sự tích nhà sàn; nói về nguồn các cảnh quan thiên nhiên như Sự tích thác Bờ, sự tích núi Bưa Phi, sự tích ba hòn nục, sự tích đá mỡ ở Sông Đà…; nói về sự hình thành các vùng Mường như sự tích Mường Bi; một vùng đất như Sự tích đất Do Nhân hoặc nói về sự hình thành thung lũng như Sự tích thung Giác… Bằng những câu chuyện này, người Mường giải thích những hiện tượng tự nhiên, sự xuất hiện của những sự vật gần gữi với họ hàng ngày. Chẳng hạn như việc làm nhà sàn, giống như con rùa là do sự giúp đỡ của rùa làm nhà bồn cột như bốn chân con rùa, mái nhà như mai rùa chia thành các “chốn ăn ngăn ở” vừa tránh được thú dữ, vừa tránh được gió bão, mưa dông qua việc kể lại những thất bại lần này đến lần khác phải rút kinh nghiệm mà làm lại, truyện cổ cho thấy sự phát triển tư duy nhận thức của người xưa giống như quá trình phát triển của lịch sử vậy. Con người từ chỗ sống ở các hang động đã vươn ra chiếm lĩnh các không gian và tạo dựng cuộc sống cho mình. Tất cả các chuyện liên quan đến các sự tích thiên nhiên đều phản ánh một quá trình chinh phục môi trường xung quanh đầy gian khổ của người Mường ở vùng núi hiểm trở.

 

Tương tự như vậy là những truyện cổ về sự tích các loài vật nói về sự xuất hiện của chúng và những nét riêng biệt mà tạo hoá sinh ra chúng. Đó là các truyện Vì sao ve sầu không có ruột, Tại sao tê tê không có răng, Sự tích con thạch sùng… Trước những hiện tượng thiên nhiên khó hiểu, do trình độ tư duy còn chưa cao, người Mường có cách giải thích riêng của mình. Những cách giải thích đó một mặt cho thấy sự ngây thơ, hồn nhiên đến đáng yêu của họ, mặt khác cũng cho thấy tâm hồn lãng mạn, trí tưởng tượng vô cùng phong phú của dân gian. Đồng thời, những truyện cổ ấy cũng phản ánh sự quan sát tinh tế của người Mường đối với thiên nhiên xung quanh. Thiên nhiên đối với họ vừa hãi hùng vừa bí hiểm, song cũng thật thân thuộc, gần gũi. Chỉ khi con người có thái độ xấu, ác ý, phá huỷ thiên nhiên thì mới bị trừng phạt, còn nếu con người có sự ân cần, có tình yêu tha thiết với thiên nhiên thì sẽ được thiên nhiên đền đáp một cách thoả đáng. Thiên nhiên luôn bên cạnh, bao dung, che chở và nuôi sống con người nếu con người biết sử dụng nó vì mục đích đúng đắn. Những nhỡ nhàng, sai lầm, thiếu thận trọng trong hành động đối với thiên nhiên ắt sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ví như truyện ông Đùng lấp sông Đà và những truyện liên quan đến ông. Chỉ vì nhẹ dạ cả tin mà ông Đùng đã gánh núi đến bến Tháu để lấp sông Đà và phải bỏ dở công việc về trời, để lại hòn núi Rèvà núi Đùng phải nằm đó chưa lấp được sông.

 

Truyện cổ tích thế sự có lẽ là thể loại phong phú nhất, liên quan đến đời sống hàng ngày của con người, như tình cảm gia đình, tình vợ chồng, con cái, tình yêu nam nữ… Những câu chuyện mộc mạc, chân thật mà chứa chan tình cảm như Nàng Sao Ả Sáng. Là tiên nữ, phải sống ở “trần gian” vất vả, mệt nhọc song hạnh phúc gia đình ấm cúng, tình yêu thương chồng con đã làm nàng Sao Ả Sáng cứ lần lữa khi bay về trời. Khi nàng đã về trời, vì con, vì tình yêu với vợ mà chồng nàng đã bất chấp vất vả để cùng các con đi tìm nàng cho bằng được. Khát vọng tình yêu chân chính và gia đình bền vững thể hiện rõ trong câu chuyện cảm động này cho thấy đời sống tinh thần vừa nhân bản vừa phong phú của người Mường.

 

Tính nhân văn của truyện cổ còn được thể hiện ở truyện Hai chị em mồ côi. Sau bao nỗi vất vả và nghèo đói, tình cờ hai chị em mồ côi có một gia tài lớn, giàu sang. Câu chuyện là sự gửi gắm ước vọng vươn tới cuộc sống tươi đẹp của người Mường. Nói như người Việt: “Trời không cho ai tất cả”, hoặc “Sông có khúc, người có lúc” là vậy. Mặt khác, khát vọng vươn tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc cũng là khát vọng của tất cả mọi dân tộc trên trái đất này.  Truyện Chàng Kẹ ca ngượi một tình yêu lý tưởng. Chuyện Chàng E Tắng thể hiện một triết lý nhân sinh về tình yêu, về lòng thuỷ chung, tình nghĩa trước, sau như một của con người. Dù là không lấy được nhau, nhưng tình nghĩa, lòng biết ơn những gì người khác đã làm cho mình luôn là ý thức thường trực ở mỗi con người. Đến khi có dịp, người chịu ơn tìm cách trả ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình- đó là đạo lý, là nếp sống cần có ở mỗi người. Truyện cổ tích của người Mường luôn hướng về việc giáo dục lối sống đó.

 

Bên cạnh những ước vọng về tình yêu, lý tưởng, tình cảm gia đình, những truyện cổ tích của người Mường còn đặt ra nhiều vấn đề khác của cuộc sống như việc phê phán, răn dạy những kẻ lười biếng (Chàng lười), những thói ích kỷ tham lam, sống không có tình nghĩa (Cười ra vàng), phê phán những lối sống phi nhân tính. Tựu trung, truyện cổ tích thể hiện nỗi khát khao về một sự hoàn thiện cả về vật chất lẫn tinh thần- một ước vọng ngàn đời của con người trên trái đất này.

 

Trong mảng truyện cổ tích thế sự, những truyện liên quan đến quan hệ giữa lang và dân chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Do điều kiện địa lý và xã hội, đất Mường xưa được chia thành nhiều khu vực cai trị khác nhau của nhà lang. Mỗi một lãnh địa có một vị quan lang đứng đầu được gọi là thổ lang. Các dòng họ lang này thay phiên nhau, cha truyền con nối mà cai quản đất Mường. Chế độ lang đạo kéo dài cho đến đầu thế kỷ XX. Một người Việt khi thăm đất Mường đã nhận xét: “Ở đất Mường, lạ nhất và có khi cổ nhất, đặc biệt nhất mà cũng áp chế nhất, là cái sự người Mường phân chia tách bạch ra làm hai hạng: một hạng đem quá lên trời xanh gọi là lang, một hạng dìm hản xuống vực sâu tức là dân”. Lang thì được mọi quyền ưu đãi, sung sướng, nhàn hạ đời nối đời:


Con lang thì lại làm lang

Con nhà tầm thàng thì vẫn là dân

 

Nhà lang giàu có, sung túc còn dân thì nghèo đói và luôn luôn là nô lệ, là con nợ của lang. Mọi việc ăn chơi, tiêu xài của lang đều đổ lên đầu dân như câu nói cửa miệng của vùng người Mường: “Lang đi chợ để nợ cho dân”.

 

“Dân là chân tay sai khiên của lang, dân là đất ruộng bù đắp cho lang đủ ăn sung mặc sướng, dân là kho tiền cung cấp cho lang đủ chi tiêu mọi khoản. Dân phải đóng thuế, dân phải đi phu, dân phải làm đường, dân phải khiêng vác” (Nguyễn Văn Ngọc trong cuốn Người Mường)

 

Chính vì thế, dưới sự áp bức của lang, người dân luôn luôn có một khát vọng tự do, vươn tới. Khi cuộc đấu tranh bằng sức mạnh chưa thực hiện được thì vũ khí đấu tranh của họ là những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian. Trong những truyện kể ấy, hình ảnh nhà langđược vẽ ra là một kẻ tham lam, ích kỷ và tàn ác, luôn tìm cách bóc lột, chèn ép dân lành. Những tên quan lang ấy vừa thiếu nhân tính lại vừa đần độn, đần độn đến nực cười trong truyện Chàng Kho hay Trứng ngựa…

 

Đặc biệt, người Mường có một hệ thống truyện cổ tích liên quan đến hai nhân vật Ót È và Cuội. Đây là hai nhân vật biểu tượng cho trí tuệ thông minh sắc sảo của người Mường để đối phó với nhà lang. Trong truyện Hai lần lang phải chịu thua Ót È, Ót È thông minh, khéo léo, lừa lang một mẻ vừa bị đi xa, len lỏi ở trong rừng, vừa bị bẩn, bị rách hết quần áo do gai góc cào vào chỉ vì lang tham muốn đi săn được con chõng cùn (một loài thú rừng). Lần khác, Ót È lại làm lang một mẻ hết hồn chạy nháo nhào kéo theo cái sanh gãy vì sợ hổ vồ mà lang vẫn phải trả cho Ót È một con bò. Tương tự như vậy là một loạt các truyện khác như Mười hai ông cai nà hổn hà hổn hển, Nứa sống bỗng thành nứa chết, Bắt trộm lợn to, đền cho lợn bé…

 

Bên cạnh Ót È là một chàng Cuội vừa thông minh, dí dỏm mà lại vừa sắc sảo. Cuội nghĩ ra được đủ trỏ để nhạo báng, lừa, lỡm các quan lang cùng các ậu tay sai thân cận của nhà lang. Chẳng hạn như chuyện Chó Keo, với câu “ăng ẳng văng kẹo tao ăn”, Cuội đã lỡm tên ậu phải mua Cuội con chó khi kêu ăng ẳng văng ra kẹo, để Cuội thì có được một khoản tiền lờn, còn ậu thì cay đắng mua được con chó cún. Trong truyện Gậy tổ tiên, Cuội lại lừa nhà lang để lấu được một mẫu ruộng, nhà mới, trâu cày mà quan lang chỉ được một cây củi vô hồn, tuy thế vẫn không làm gì được Cuội. Tương tự như vậy, bằng trí thông minh của mình, Cuội còn lừa lang được nhiều vố khác, mỗi lần một cay cú hơn, từ việc bán cho lang cả một đàn vịt (Chăn vịt trời) đến việc lấy được vợ nàng của lang (Cuội lấy vợ nàng).

 

Như vậy những câu chuyện kể này được người Mường sử dụng như một vũ khí chống áp bức bóc lột mình. Khi chưa có điều kiện vùng lên bằng sức mạnh vật chất thì họ gửi gắm vào những câu chuyện ấy sự căm ghét, lòng khát khao tự do, bình đẳng, khát khao về một xã hội công bằng hơn, nhân tính hơn. Cũng qua những truyện cổ này, có thể thấy trí tuệ dân gian của người Mường thật thông minh, sâu sắc lại không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Điều này càng khẳng định đời sống tinh thần phong phú của người Mường.

 

Bên cạnh các mảng đề tài lờn kể trên, truyện cổ Mường còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nữa, từ việc răn dạy lối đối nhân xử thế của con người, nêu cao đạo đức xã hội… cho đến việc phê phán những thới hư, tật xấu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của con người. Nó thực sự là một bộ phận đáng kể trong kho tàng truyện cổ của các dân tộc Việt Nam.

 

Tương tự như người Mường, các dân tộc anh em khác ở Hoà Bình như người Thái, Mông, Dao, Tày cũng có những hệ thống truyện cổ tương tự, tuy mức độ phong phú có khác nhau. Nếu như người Mường có những truyện cổ thế sự phê phán lang Mường thì người Thái có các truyện cổ lên án các phìa tạo, còn người Mông có các truyện vạch trần bộ mặt gian ác của các thống lý hay những nhân vật như thể ở người Dao, người Tày… Về cơ bản, nội dung đề tài truyện cổ của các dân tộc đều có những nét giống nhau, cùng phản ánh một thực trạng xã hội ở vùng đất này. Cái khác nhau ở các truyện cổ thể hiện ở phong tục, tập quán, tư duy, quan niệm của mỗi dân tộc do điều kiện địa lý và xã hội của họ quyết định. Sự phong phú, đa dạng của từng mảng nội dung của hệ thống truyện cổ của các dân tộc cũng có sự khác nhau. Sự phong phú ấy phụ thuộc vào số lượng dân số của mỗi dân tộc sống trên mảnh đất Hoà Bình. Vì vậy, có thể ở mảng nội dung này, truyện cổ của dân tộc này trội hơn truyện cổ của dân tộc khác, nhưng ở mảng nội dung khác lại có phần ít nổi trội hơn dân tộc kia. Người Mường là dân tộc sống chủ yếu ở Hoà Bình, còn các dân tộc khác chỉ chiếm một bộ phận không lớn. Điều đó giải thích vì sao có sự khác nhau về số lượng truyện cổ của các dân tộc.

 

Trong hệ thống truyện cổ của các dân tộc ở Hoà Bình còn phải kể đến các truyện cườivà truyện ngụ ngôn. Với người Mường, những truyện cổ nói về hai nhân vật Ót È và Cuội được coi là những truyện cười rất thú vị. Bao giờ cũng vậy, kết cục của các câu chuyện đều làm cho người nghe bật lên những trận cười sảng khoái. Cái cười ở đây là cười sự ngờ nghệch, ngu dốt của những kẻ tham lam, ích kỷ như các lang, các ậu, cười về những kết thúc bất ngờ của câu chuyện vừa dí dỏm, hóm hỉnh mà lại có ý nghĩa sâu xa. Ví như truyện Ót È đi làm công cho nhà lang thay vợ và giả vờ lấy trộm lúa đem về. Hơn một chục ông ậu tay chân của nhà lang thi nhau đuổi Ót È khắp đồng ruộng để cuối cùng vỡ lẽ ra rằng cái anh ta lấy không phải là lúa mà chỉ là một bó rạ chẳng đáng giá một xu. Các ậu thì mệt bơ phờ, còn người nghe chuyện Ót È thì được một trận cười khoái chí.

 

Với truyện ngụ ngôn, người Mường có những truyện khá đặc sắc như: Hổ, kẻ trộm và rùa, Cuội và hổ… Dù ít hay nhiều, ở mức độ cao hay thấp, mỗi dân tộc đều có những thể loại truyện phù hợp với đời sống tinh thần và xã hội của họ. Do điều kiện việc sưu tầm vốn truyện cổ dân gian ở dân tộc này, địa bàn này có thể thu được nhiều, được khá đầy đủ; còn ở dân tộc khác, địa bàn khác chưa đầy đủ hoặc không có, vì thế mà chúng ta chưa có một cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn kho tàng truyện cổ dân gian ở mỗi dân tộc. Rất có thể có những truyện cổ trong kho tàng dân gian đã tiềm ẩn một thời nhưng do những lý do nào đó đã bị mất đi không bao giờ trở lại được nữa.

 

IV. Những sáng tác văn vần dân gian   

 

                                                                             HBĐT tổng hợp

Các tin khác

Lê Lợi đi đánh giặc ở Mường Lễ qua thác Bờ hiểm trở được nhân dân giúp đỡ hết sức tận tình, nhất là hai bà người Mường và người Dao ở đây. Sau thắng lợi, nhà vua đã không quên công lao của dân, cho lập bia ghi chép sự việc và khi hai bà chết, vua đã truy phong công trạng, lập đền thờ. ( ảnh: đền bà Chúa thác Bờ)
Mo Mường được truyền từ đời này qua đời khác chủ yếu bằng phương páap truyền miệng thông qua các thầy mo.
Hang nước động thiên tôn ở Ngọc Lương, Yên Thuỷ

Khám phá hang động Cao Phong

(HBĐT) - Sau khi đi qua những đỉnh dốc mù sương chúng tôi đến với Cao Phong, mảnh đất của cam ngọt, mía tím. Trong rất nhiều thế mạnh của Cao Phong, người ta không thể không nhắc đến thế mạnh về du lịch. Cao Phong có một Thung Nai thơ mộng bên dòng Đà giang, một Giang Mỗ mộc mạc nguyên sơ và mới đây việc phát hiện quần thể hang động tại núi Hàm Rồng một lần nữa tạo thêm điểm nhấn cho du lịch Cao Phong.

Danh lam thắng cảnh Hoà Bình

(HBĐT) - Động Hoa Tiên

 

Từ đập thuỷ điện Hoà Bình, khách thăm quan đi thuyền máy hoặc tàu thuỷ du lịch khoảng 3 giờ đên địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, sau đó đi tiếp khoảng 1km là tới động Hoa Tiên.

Di tích lịch sử cách mạng ở Hòa Bình

(HBĐT) - Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.

Di tích và danh thắng Hòa Bình

(HBĐT) - Hoà Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Những điều kiên thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hớp dẫn và kỳ vĩ.

Cỗ bàn ăn uống trong đám cưới người Mường truyền thống

(HBĐT) - Khảo thiểng (dạm hỏi), Ti nòm pẻng (ăn hỏi chính), Ti chảu (rể về nhà dâu), Xớc du (rước dâu), Ti cơm non (đi tết nhà vợ khi chưa đón dâu). Ở những lễ này, sự ăn uống gần giống nhau, tức là mổ lợn, gà, xôi, rượu cần, rượu chi. Nhưng quy mô của hai lễ “Ti chảu” và “Xớc du” thì lớn hơn. Đó là hai lễ chính, chỉ cần xét một là có thể nhìn ra lễ kia. đây là sự ăn uống trong lễ rước dâu.

Độc đáo lễ mát nhà của người Mường

(HBĐT) - Trong không gian mùa xuân, chúng tôi cùng được ngợp trong “ Không gian văn hóa Mường” đặc sắc của họa sỹ Vũ Đức Hiếu - người sưu tầm, gom nhặt, ghi chép và cất giữ những gì thuộc về văn hoá Mường để phần nào tái hiện được đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt, kinh tế, tinh thần của người Mường. Ở đây, chúng tôi đã được cảm nhận một buổi lễ thật ý nghĩa với mùa xuân – lễ mát nhà!

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục