Cổng vào khu thác với tượng rồng hai bên.
(HBĐT) - “Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”
Du lịch Kim Bôi hiện nay được biết đến không chỉ bởi có suối nước nóng mà nó còn nổi tiếng bởi sự kỳ vĩ của thiên nhiên, hùng vĩ của những thác, ghềnh nơi núi rừng. Cửu thác Tú Sơn - một khu du lịch mới với thác nước hùng vĩ, cảnh vật nên thơ. Cửu thác Tú Sơn được ví von như danh thắng “đệ nhất’ xứ Mường. Quả thật không ngoa khi nói như vậy, nếu ai đã từng được ghé qua chắc vẫn không thể quên được những thác Tiên Tắm, thác Âu Cơ, thác Bạc hùng vĩ...
Đường lên với Cửu thác cách quốc lộ dài chừng 1 km, du khách có thể cảm nhận được sự mộc mạc, hoang sơ của cả cảnh vật và trong cả nếp sống của đồng bào dân tộc nơi đây. Người dân sống quanh khu cửu thác chủ yếu là người Mường, họ vẫn giữ nguyên lối sinh hoạt cũ, đậm chất của người dân tộc. Hai bên đường lên với khu cửu thác là những nương ngô, ruộng lúa xanh mướt, thấp thoáng phía chân núi có những đám mây trắng lững lờ trôi, bao quanh lấy những làng bản. Mọi thứ thật thanh bình đưa ta đến gần với thiên nhiên hơn, tiếng suối rì rào hòa lẫn tiếng chim ríu rít như thúc giục người lữ khách đến với nơi Cửu thác.
Cửu thác Tú Sơn nằm trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi. Khu du lịch này được khai thác và đưa vào sử dụng cách đây không lâu. Các danh thắng Cửu Thác Tú Sơn gắn liền với những sự tích đẹp, những sự tích của chàng trai, cô gái người Mường. Những sự tích đã đi vào thơ ca, sử sách của người Mường. Thượng ngàn Cửu thác Tú Sơn ở độ cao trên 1.300 m. Ở độ cao đó không chỉ có núi non, thác nước hùng vĩ, không khí mát mẻ trong lành mà tới đây, du khách sẽ được khám phá, hòa mình vào cuộc sống của người dân tộc Mường, được tận mắt nhìn thấy khung cảnh sinh hoạt, sản xuất của họ, được tận mắt ngắm những con nước, ngắm ruộng bậc thang, những cô gái Mường e ấp trong bộ váy áo... Du lịch cửu thác thu hút khách du lịch không chỉ bởi thiên nhiên hùng vĩ, thêm vào đó là những nét đặc trưng về văn hóa, những đặc sản của núi rừng với món ăn, thức uống của người dân tộc. Có "cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui". Du khách sẽ được cùng ăn, cùng sống, đốt lửa, cùng thử sức với những công việc lao động của người Mường quanh khu du lịch...Các món ăn như: cơm lam, rượu cần, thịt lợn mường, măng đắng, thịt gà nấu măng chua, thịt nướng... Du khách khi một lần đặt chân tới miền này, ắt hẳn sẽ muốn quay trở lại.
Những danh thắng trong quần thể khu du lịch đã được nhiều người biết đến với: " Thác Tiên Tắm luôn xanh mát và rì rào tiếng nước chảy. Thác hồ Âu Cơ nằm ở thượng ngàn cửu thác Tú Sơn, nơi còn lưu dấu tích một quả trứng Âu Cơ khổng lồ hóa đá, hiện lên như một bà mẹ ôm bọc trăm trứng với vẻ mặt bâng khuâng nhìn về phía chồng con xuôi về miền biển. Thác nước tuôn chảy ngày đêm qua tháng năm đã tạo thành hồ nước Lạc Long Quân để người đời sau tắm gội trong tình yêu của đại gia đình các dân tộc. Thác Quan Lang trải đều như chiều dài cái chiếu. Ngày đêm rì rào vang vọng âm thanh nhẹ nhàng mà da riết. Thác Hồ Út Lót gắn liền với câu chuyện tình yêu trắc trở của nàng Út Lót vừa thông minh, vừa xinh đẹp với chàng Hồ Liêu không lấy được nhau hóa thành đôi bướm trắng rập rờn đùa vui bên dòng suối. Thác Bạc, thác nước cao, đẹp nhất trong cửu thác. Động Long Cung là dòng suối xưa được chảy từ đầm hồ ba nhánh. Do trên cao đất, đá tuôn xuống đã lấp tắc phía trên làm nước đổi dòng, suối này trở thành hang động huyền ảo. Vườn Thượng uyển có không gian mát mẻ như khí hậu Đà Lạt. Thác Thiên Ngọc Thạch, từ chân thác khi nhìn lên trời cao sẽ thấy một hòn đá khổng lồ, tròn vo màu xanh ngọc xung quanh. Thác hồ Trượng Phu cao 100 m - dòng thác như từ trên trời nối xuống hồ Tiên Sa"
“ Đến rồi lòng ngẩn ngơ say”, say cảnh vật, say lòng người, say cái thanh bình mà hoang sơ của Cửu thác, chắc hẳn, những cảm xúc thú vị về ghềnh, thác, núi rừng nơi đây vẫn còn đọng lại trong tâm trí những lữ khách đã đến với Cửu thác Tú Sơn, nơi mà bất cứ ai một lần đến cũng phải đắm say với cảnh vật và con người nơi núi rừng này.
Bùi Thu
( Sở TT&TT)
(HBĐT) - Động Mãn Nguyện
Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi thuộc xóm sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Động có độ cao 10 m so với mặt ruộng, của hướng tây nam. Đông được tạo bởi hai ngách chính và các gách phụ, có chiều dài (kể cả các gách) là 208 m; lòng hang nơi rộng nhất là 20 m, nơi hẹp nhất là 0,8 m; vòm trần nơi cao nhất là 15 m, nơi thấp nhất là 1,5 m.
(HBĐT) - Sau khi đi qua những đỉnh dốc mù sương chúng tôi đến với Cao Phong, mảnh đất của cam ngọt, mía tím. Trong rất nhiều thế mạnh của Cao Phong, người ta không thể không nhắc đến thế mạnh về du lịch. Cao Phong có một Thung Nai thơ mộng bên dòng Đà giang, một Giang Mỗ mộc mạc nguyên sơ và mới đây việc phát hiện quần thể hang động tại núi Hàm Rồng một lần nữa tạo thêm điểm nhấn cho du lịch Cao Phong.
(HBĐT) - Động Hoa Tiên
Từ đập thuỷ điện Hoà Bình, khách thăm quan đi thuyền máy hoặc tàu thuỷ du lịch khoảng 3 giờ đên địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, sau đó đi tiếp khoảng 1km là tới động Hoa Tiên.
(HBĐT) - Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, trên địa bàn Hoà Bình đã diễn ra nhiều sự kiện trọng đại, nhiều địa danh đã trở thành di tích lịch sử các mạng và tồn tại như những chứng nhân lịch sử.
(HBĐT) - Hoà Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Những điều kiên thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hớp dẫn và kỳ vĩ.
(HBĐT) - Khảo thiểng (dạm hỏi), Ti nòm pẻng (ăn hỏi chính), Ti chảu (rể về nhà dâu), Xớc du (rước dâu), Ti cơm non (đi tết nhà vợ khi chưa đón dâu). Ở những lễ này, sự ăn uống gần giống nhau, tức là mổ lợn, gà, xôi, rượu cần, rượu chi. Nhưng quy mô của hai lễ “Ti chảu” và “Xớc du” thì lớn hơn. Đó là hai lễ chính, chỉ cần xét một là có thể nhìn ra lễ kia. đây là sự ăn uống trong lễ rước dâu.