(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ - một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình là một tổ hợp công nghiệp khổng lồ với nhiều hạng mục quan trọng như đập đất đá, hầm dẫn nước vào tua bin, hệ thống hầm giao thông, hầm gian máy, vận hàng, trạm biến áp hệ thống kỹ thuật, hệ thống bảo vệ, gian máy với 8 tổ máy có công suất lên đến 240 MW. Toàn bộ công suất nhà máy đạt 1.920 MW.
Trung bình mức sản xuất của Nhà máy đạt 8,4 tỷ kw/h, năm nhiều nước có thể đạt triên 10 tỷ kw/h.
Ngày 6-1-1979, Nháy máy được khởi công xây dựng, đến tháng 12-1988 khởi công tổ máy 1, đến tháng 4-1994 khởi công tổ máy 8 và tháng 12-1994 khánh thành. Với đường dây 200KV Hoà Bình - Đông Hới, Nhà máy thuỷ điện Hoà Binh đã cung cấp điện cho các tỉnh miền Trung. Với đường dây 500 KV xuyên Việt, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã hoàn thành toàn bộ công suất thiết kế, góp phần cung cấp điện cho cả ba miền, phục vụ rất hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng của đất nước, đóng góp sản lượng điện bằng 1/3 tổng sản lượng điện trong cả nước, Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình còn là một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa khi đến thăm Hoà Bình. Nhà máy có nhiều hạng mục công trình có giá trị như: nhà truyền thống, nơi lưu giữ bức thư gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình, hồ thuỷ điện Hoà Bình (Với dung tích gần 10 tỷ km3 và bề dài mặt hồ chạy suốt 200km nối liền với Sơn La). Đặc biệt, năm 1995, trên một quả đồi cao cạnh đập thuỷ điện Hoà Bình, Nhà nước đã khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh. đây là tượng đài về Bác Hồ có quy mô lớn nhất nước ta hiện nay, với chiều cao 18m bằng đá granit trắng. Công trình đã trở thành một địa chỉ du lịch đặc biệt, không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc - văn hoá - xã hội trên sông Đà.
Những điều nêu trên vẫn chưa đủ về Hoà Bình - mảnh đất của những di tích văn hoá lịch sử lâu đời, cái nôi của nền văn hoá lớn thuộc thời đại đồ đá, vùng đất của những thung lũng khép kín bởi những triền núi đá vôi bao quanh. Chính địa hình này đã tạo nên cơ cấu kinh tế, xã hội khép kín, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo mang những nét riêng của đất Hoà Bình. Mảnh đất này là nơi hội tụ của núi non; nơi hun đúc nên khí thiêng sông núi; nơi hàng loạt các chùa , hang động ẩn khuất như gọi mời du khách; nơi những bản làng dân tộc xanh tươi mờ trong sương khói, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc; nơi con sông Đà, sông Bôi lững lờ trôi, mang hình rừng, dáng núi về xuôi; nơi những con suối Lả, suối Bưng nước thơm ngần như có ai rắc hoa xuống dòng nước chảy. Tất cả, theo năm tháng, theo những bước thăng trầm của lịch sử mà được bồi đắp thêm ngày càng hoàn thiện, trở thành những gía trị - những danh thắng vừa cao quý vừa thân thương, sâu lắng, bay bổng diệu kỳ trong không chỉ của những người dân bản địa mà cả trong mỗi người dân Việt.
Tiếp tục cuộc phiêu bổng, bước chân bạn sẽ du ngoạn trong thế giới lạ của các danh thắng như động Tiên Phi, động Mãn Nguyện để được thưởng thức vẻ đẹp diễm lệ rất riêng, rất đặc trưng của miền đất này. Cảnh vật như có phép tiên khiến tâm hồn con người thư thái, quên đi mọi vướng bận trần gian, chỉ còn say sưa chiêm ngưỡng những tặng phẩm kỳ diệu mà thiên nhiên đã ban tặng. Nhưng trên hết, điều khiến du khách lưu luyến và cảm động nhất vẫn là tấm lòng hiếu khách, chân tình và đầy cởi mở của người dân bản địa. Dù bước chân có đi đến đâu trên mảnh đất Hoà Bình du khách vẫn cảm thấy ấm lòng và tràn đầy hạnh phúc trước những ánh mắt, nụ cười và cái bắt tay thân thiện của người dân nơi đây.
(HBĐT tổng hợp)
(HBĐT) - Hoà Bình không chỉ là cái nôi của người Việt tiền sử với nền văn hoá Hoà Bình nổi tiếng. Những điều kiên thiên nhiên ưu đãi đã tạo cho mảnh đất này những cảnh sắc thiên nhiên hớp dẫn và kỳ vĩ.
(HBĐT) - Khảo thiểng (dạm hỏi), Ti nòm pẻng (ăn hỏi chính), Ti chảu (rể về nhà dâu), Xớc du (rước dâu), Ti cơm non (đi tết nhà vợ khi chưa đón dâu). Ở những lễ này, sự ăn uống gần giống nhau, tức là mổ lợn, gà, xôi, rượu cần, rượu chi. Nhưng quy mô của hai lễ “Ti chảu” và “Xớc du” thì lớn hơn. Đó là hai lễ chính, chỉ cần xét một là có thể nhìn ra lễ kia. đây là sự ăn uống trong lễ rước dâu.
(HBĐT) - Trong không gian mùa xuân, chúng tôi cùng được ngợp trong “ Không gian văn hóa Mường” đặc sắc của họa sỹ Vũ Đức Hiếu - người sưu tầm, gom nhặt, ghi chép và cất giữ những gì thuộc về văn hoá Mường để phần nào tái hiện được đầy đủ các mặt trong đời sống sinh hoạt, kinh tế, tinh thần của người Mường. Ở đây, chúng tôi đã được cảm nhận một buổi lễ thật ý nghĩa với mùa xuân – lễ mát nhà!
(HBĐT) - Trong bữa ăn cộng đồng của người Mường thường có mâm ăn cho trẻ em. Ít nhất thì một, hai mâm nhiều thì cũng đến ba, năm mâm cho trẻ em. Bữa ăn cộng đồng chỉ có một khi có công có việc như ma chay, cưới xin, ngày khánh thành nhà, ngày mượn việc và ngày lễ hội.
(HBĐT) - Nhuộm răng là truyền thống đẹp của người Việt cổ, nhưng đến nay, chuẩn mực cái đẹp đã thay đổi nên còn ít người giữ được tục nhuộm răng. Đất Hòa Bình là cái nôi của người Việt cổ, vì thế, người Mường cũng có tục nhuộm răng đen độc đáo và khác lạ so với người Kinh, người Thái. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn được lưu giữ ở rất nhiều vùng, nhiều thôn, bản trên đất Hòa Bình.
(HBĐT) - Mặc dù chỉ cách QL6 với những nhà xây cao tầng, với ôtô chạy tấp nập không xa nhưng xóm ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) vẫn giữ được cái “gốc” của người Mường. Họ vẫn ở nhà sàn cổ, quần một ống, áo pắn (áo ngắn), gặp nhau hát đúm... Đây được coi là xóm cổ nhất của đất Mường Bi. Vừa qua, xóm được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chọn là đại diện dân tộc Mường xây dựng 20 làng truyền thống của cả nước.