Hat ru con của người Mường là điệu hát mà cả người già, trẻ, nam, nữ đều có thể dùng để ru trẻ nhỏ. ( Ảnh: điệu hát ru còn được biểu diễn trong nhiều chương trình nghệ thuật của tỉnh).
(HBĐT) - Hát lời thương: Đây là một loại hình dân ca của người Mường hát đối đáp nam nữ.
Trên cơ sở một số lời hát nhất định mà người hát vận luôn điều kiện hoàn cảnh tự nhiên nơi diễn ra cuộc hát mà đặt lời cho bài hát của mình. Người hát mượn mây, gió, trăng, hoa, thời tiết cũng như quang cảnh xung quanh mà sáng tác ra lời hát để đối đáp với đối tượng của mình. Sau này, do truyền từ người này qua người khác, thể loại hát này dần hình thành nhiều bài và thành ra “loại lời thương nề nếp có tới 25 bậc và các bài hát nối”. Dần dần hát lời thương càng ngày càng được phát triển và từ chỗ hát ở khuôn khổ hẹp ở sân chơi ngoài trời đến “hát trong ngày tết, hát đám cưới, vui nhà mới, ngày hội đình, hội đu…
Qua những cuộc hát đối đáp lời thương này mà biết bao nam nữ được giãi bày tâm sự, thổ lộ mối tình. Nhiều người đã nên vợ chồng sau những cuộc hát, cũng có những người do hoàn cảnh này hay hoàn cảnh khác mà không lấy được nhau cũng giữ mãi trong mình những kỷ niệm đẹp đẽ về một thời son trẻ, để sau này có chồng có vợ rồi, gặp lại nhau vẫn còn có tình cảm lưu luyến như đôi trai gái này:
Ngày nay trời nắng đỏ nắng vàng
Gặp anh đào củ cạnh xá cạnh đường
Lật đất đỏ đất vàng làm chi
Em đi chơi ông ngoại được giỏ cơm xôi
Với nửa thịt mái gà vàng
Anh móc chân sang mà móc giỏ
Anh chàng hát đáp:
Hôm nay trời nắng đỏ nắng vàng
Em sang chơi ông ngoại đấy à em à!
Em được cơm xôi với nửa thịt gà mái vàng
Có đức có đạo lòng thành
Thương em anh đạt vào cái lá
Em để ra ở cái giỏ
Bỏ lại cho anh mà đi
Anh không ra bề thân chi
Không giám móc giỏ nữa em à!
- Hát ví (hát bí):
Đây là loại hát dân ca được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày của người Mường, cũng là một hình thức hát đối đáp nam nữ nhưng dùng những lời lẽ ví von, mượn cảnh, mượn lời để chuyển tải những ý tưởng của mình cho đối tượng. Lời ca chủ yếu dùng thể thơ lục bát để ví, do vậy, khi đọc lên ta thấy rất gần gũi với ca dao của người việt dưới miền xuôi.
Chẳng hạn như:
Đi đâu mà vội mà vàng
Dừng chân đứng lại ăn nang ăn trầu
Ăn rồi xin nhớ đến nhau
Đừng như vôi bạc mà sầu lòng em.
Người con trai thì:
Muốn lặn nhưng sợ thuồng luồng
Muốn lội lại sợ con rồng quấn đi.
Vì thế mà chỉ giám mơ ước:
Anh như bông quả trên cây
Thân em như cỏ may dưới đường
Ước gì gió lớn nặng sương
Bông gạo xuống đường với cỏ may may…
Hát ví hay ở chỗ người hát không gọi tên sự việc cụ thể mà ra bằng sự ví von người khác vẫn hiểu được. Không những thế, lời hát ví lại rất hay, trữ tình và có tính văn vẻ, lãng mạn. Do vậy, lối hát ví đòi hỏi người hát phải có một trình độ nhất định thì mới có thể vận dụng được những kiến thức của cuộc sống vào trong văn học làm sao vừa hợp lý, vừa đúng mà lại mang chất trữ tình, hay và rễ đi vào lòng người.
Ngoài những loại hình dân ca trên đây, người Mường ở Hòa Bình còn có một số loại hình dân ca khác như hát ru con là điệu hát mà cả người già, trẻ, nam, nữ đều có thể dùng để ru trẻ nhỏ, diễn ra cả ban ngày, ban đêm với các giọng của mỗi vùng riêng biệt.
Hát mỡi chủ yếu sử dụng trong các hoạt động tín ngưỡng của ông mỡi, bà mỡi. Tuy nhiên, lời ca, tiếng nhạc của hát mỡi ngoài việc đáp ứng cho nghi lễ làm mỡi còn là một sinh hoạt văn hóa cho một lượng khán giả nhất định tham gia làm mỡi.
Hát “khu” (chuyện kể) là hình thức dân ca mà các ông mo, bà mỡi dùng để động viên, khuyên bảo những người già cả ồm đau bệnh tật. Vừa bằng lời hát và tâm linh, họ động viên những người ốm bình tĩnh, yên tâm chữa chạy, hy vọng một ngày kia sẽ khỏe mạnh để tiếp tục vui vẻ cùng con cháu.
Hát đồng giao phổ biến cho trẻ em trong lúc chơi đùa ban ngày cũng như ban đêm dưới ánh trăng. Hát đồng giao thường kèm theo các trò chơi của trẻ làm cho cuộc chơi vừa vui nhộn vừa thêm phần hớp dẫn.
Có thể thấy kho tàng dân ca của người Mường hết sức phong phú. Những loại hình dân ca ở đây có loại hát kèm theo nhạc của cồng chiêng, có loại nằn trong hát nghi lễ có thể có cả nhạc và múa, và condf lại là những loại dân ca chỉ do người hát theo những vần thơ, có làn điệu sẵn trong truyền thống dân ca của dân tộc. Mỗi thể loại dân ca có ý nghĩa và tác dụng riêng, song đều nhắm phục vụ đời sống tinh thần của người Mường trong quá khứ cũng như hiện tại.
Phần II: Truyền thuyết - Bộ sử thi của bản mường
(HBĐT)- Lọc từ bộ sử thi của người Mường và người Thái cũng có thể thấy được nhiều truyền thuyết của các dân tộc sống ở Hoà Bình. Người Mường, người Thái cũng như các dân tộc khác đều có những truyền thuyết gắn với các địa danh, những nhân vật, tín ngưỡng, phong tục... Vì gắn chặt với đời sống cũng như nơi cư trú của các dân tộc bản địa nên truyền thuyết thể hiện rất rõ tính bản địa. Nó bắt nguồn từ những hiện tượng, sự vật cụ thể, được con người sáng tạo ra phù hợp với lối tư duy, quan niệm của họ.
(HBĐT)- Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời.
(HBĐT) - Nhà máy được xây dựng trên sông Đà, tại thành phố Hoà Bình, cách Thủ đô Hà Nội 76km về phía tây (cách thành phố Hoà Bình 2km về phía Tây Bắc). Sông Đà là nhánh lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ Vân Nam, Trung Quốc, có hạ lưu là đồng bằng Bắc Bộ - một vùng cư dân đông đúc, nơi có thủ đô Hà Nội và là vùng sản xuất lúa lớn nhất miền Bắc, cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp của đất nước. Công cuộc chống lũ bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ là nhiệm vụ hàng đầu của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
(HBĐT) - Động Mãn Nguyện
Động nằm trong lòng dãy núi đá vôi thuộc xóm sáng, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn. Động có độ cao 10 m so với mặt ruộng, của hướng tây nam. Đông được tạo bởi hai ngách chính và các gách phụ, có chiều dài (kể cả các gách) là 208 m; lòng hang nơi rộng nhất là 20 m, nơi hẹp nhất là 0,8 m; vòm trần nơi cao nhất là 15 m, nơi thấp nhất là 1,5 m.
(HBĐT) - Sau khi đi qua những đỉnh dốc mù sương chúng tôi đến với Cao Phong, mảnh đất của cam ngọt, mía tím. Trong rất nhiều thế mạnh của Cao Phong, người ta không thể không nhắc đến thế mạnh về du lịch. Cao Phong có một Thung Nai thơ mộng bên dòng Đà giang, một Giang Mỗ mộc mạc nguyên sơ và mới đây việc phát hiện quần thể hang động tại núi Hàm Rồng một lần nữa tạo thêm điểm nhấn cho du lịch Cao Phong.
(HBĐT) - Động Hoa Tiên
Từ đập thuỷ điện Hoà Bình, khách thăm quan đi thuyền máy hoặc tàu thuỷ du lịch khoảng 3 giờ đên địa phận xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc, sau đó đi tiếp khoảng 1km là tới động Hoa Tiên.