Các cô gái Dao chuẩn bị đi hội. (Ảnh: Quốc Dũng)
(HBĐT)- Phong tục là thói quen lâu ngày đã ăn sâu, bán rễ vào đời sống xóm làng, tộc người. Những phong tục điển hình trở nên phổ biến thường được coi là "luật tục". "Luật tục" có thể được thêm bớt hoặc thay đổi khi đời sống, xã hội có những thay đổi, phát triển mới.
Ba, bốn thể kỷ trước đây, người Dao Quần Chẹt thường sống lặng lẽ, kín đáo, ít bộc lộ tâm tư, tình cảm, giao lưu với người ngoại tộc và đã hình thành, tồn tại lâu dài nhiều "luật tục" nặng nề, phức tạp, cản trở sự phát triển tộc người.
Nhiều đôi trai gái yêu thương nhau mà không lấy được nhau chỉ vì những tục lệ quá phức tạp, nặng nề trong chọn tuổi, chọn ngày, kiêng kỵ khi đi về xem mặt, nhắn tiếng, ăn hỏi… Ví dụ như khi đi xem mặt, nhắn tiếng, ăn hỏi mà gặp con rắn, cầy, cáo hoặc nghe thấy tiếng hươu, nai kêu là phải quay về hoặc hủy bỏ việc nhắn tiếng, ăn hỏi, làm nhỡ thời cơ kết hôn của đôi trai gái đã yêu thương nhau. Trước đây, đường từ nhà trai đến nhà gái thường rất xa, đoàn đi đón, đưa dâu phải ăn cơm dọc đường, cũng giảm bớt khó khăn cho gia đình nhà gái và nhà trai. Ngày nay, nhiều khi hai gia đình nhà trai, nhà gái chỉ cách nhau vài ba chục thước cũng nhất thiết phải ăn bữa cơm dọc đường. Nhiều khi vừa ra khỏi cổng nhà gái hoặc đến cổng nhà trai cũng phải trải lá xuống lề đường ăn bữa cơm phong tục.
Lễ tang trước đây do nghèo túng, mặt khác vì phong tục. Người chết phải bó chiếu, đợi đêm xuống mới lặng lẽ khiêng ra rừng chôn cất. Tập quán du canh, du cư cũng tạo thêm cảnh con cháu không bao giờ biết mồ mả cha ông, tổ tiên của mình ở đâu mà tìm.
Trong nhà, trong xóm làng có phụ nữ sinh nở, có người ốm đau phải cũng bái kiêng kỵ. Những ngày lễ hội không cho người lạ, người ngoại tộc vào dự. Khi hiện tượng đó chỉ mới là phong tục không đủ sức ngăn cấm, người Dao đã biết những phong tục ấy thành "luật tục", hiệu báo cấm là những cành lá hoặc vỉ tre đan mắt cao cắm ở cổng hoặc đầu làng, nếu ai vi phạm sẽ bị phạt vạ rất nặng…
Chỉ mới nêu vài điển hình đã thấy những "luật tục" được bảo lưu, duy trì quá lâu, cả khi không còn phù hợp với sự phát triển xã hội, đới sống tộc người. Nhưng "luật tục" như vậy đã hạn chế sự phát triển của xóm làng, tộc người.
Từ khi thực hiện chính sách định canh, định cư, đất nước đổi mới đến nay, đặc biệt từ khi thực hiện phong trào xâydựng gia đình văn hóa, xóm làng, khu phố văn hóa; người Dao đã mở rộng giao lưu trao đổi, học tập, sinh hoạt, canh tác sản xuất, phát triển kinh tế. Hệ thống chính trị, xã hội được thiết lập phát huy được sức mạnh tổ chức và tinh thần đoàn kết cộng đồng.
Nhiều "luật tục" cũ không phù hợp nữa đã dần loại bỏ. Nghệ thuật ca nhạc, nhảy múa trước đây cấm không được đưa ra khỏi các lễ hội, trong gia đình, làng xóm, nay thanh - thiếu nhiên, nghệ nhân và cả các thầy cúng đã đưa ca nhạc, nhảy múa tộc người, phong tục, lễ hội ra ngoài trời, sân vận động và sân khấu của huyện, tỉnh và các tỉnh khác để biểu diễn. Các lễ hội dân tộc, người ngoài xóm làng, ngoại tộc đã có thể đến dự và tham gia hành lễ. Việc hôn nhân, lễ cưới cũng có nhiều đổi mới. Đặc biệt, trong lễ tang, người chết đã có quan tài, bà con làng xóm đến phúng viếng. Gia đình, đoàn thể, cộng đồng làng xã đã cùng gia đình tổ chức lễ tang, thân tình, linh thiêng theo bản sắc tộc người. Nhiều gia đình đã đưa người chết vào nghĩa trang của làng, của xã và cũng đã xây mồ mả vững chắc, đẹp đẽ cho người thân quá cố của mình.
Trước đây, hai nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chẹt không được kết hôn với nhau. Người chết không chôn chung một khu đất, không ơ chung với nhau trong xóm làng, nay đã có những đôi trai gái của hai nhóm Dao Tiền và Dao Quần Chẹt kết hôn với nhau, xây dựng cuộc sống phát triển, ấm no, hạnh phúc.
Đúng là khi đường lối, chính sách dân tộc, xóa đói - giảm nghèo, phát triền kinh tế, xây dựng gia đình xóm làng văn hóa mới của Đảng và Nhà nước thấm đến lòng dân, từng cá thể người, cả cộng đồng tộc người đã tiến bộ nhanh, cơ bản và bền vững.
Bùi Chí Thanh
(SN 117, tổ 1, P.Chăm Mát - TPHB)
(HBĐT) - Hát sắc bùa: Hát sắc bùa là một loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ tết, hội hè hay cưới xin. Đặc biệt là vào dịp đầu năm, phường sắc bùa đi chúc tết khắp mọi nhà đều cầu chúc một năm mới may mắn, thành đạt và khỏe mạnh cho gia chủ:
(HBĐT)- Ở phần này, chúng tôi xin gộp ca dao, tục ngữ, truyện thơ… tức là những sáng tác có vần có điệu vào một mục, dẫu rằng mỗi một thể loại này đều có tách bạch thành những thể loại riêng biệt.
(HBĐT) - “Cửu thác thượng ngàn mơ không thấy Long cung giếng Ngọc mấy ai hay Đến rồi lòng ngẩn ngơ say Bồng lai tiên cảnh đây rồi, Tú Sơn.”
Phần III: Giá trị văn hóa dân gian qua truyện cổ
(HBĐT)- Kho tàng truyện cổ của người Mường khá phong phú, được bà con kể cho nhau nghe, đời này truyền lại cho đời kia. Người Mường có những truyện liên quan đến những địa điểm cụ thể, nhân vật hay hiện tượng riêng của từng địa phương, mỗi vùng một vẻ. Cũng có những truyện mà tất cả những người Mường, vùng Mường đều biết. Có những truyện dài có nhiều tình tiết và được sắp xếp rất chặt chẽ, song cũng có những truyện ngắn kể về một sự tích nào đó mà thôi.
Phần II: Truyền thuyết - Bộ sử thi của bản mường
(HBĐT)- Lọc từ bộ sử thi của người Mường và người Thái cũng có thể thấy được nhiều truyền thuyết của các dân tộc sống ở Hoà Bình. Người Mường, người Thái cũng như các dân tộc khác đều có những truyền thuyết gắn với các địa danh, những nhân vật, tín ngưỡng, phong tục... Vì gắn chặt với đời sống cũng như nơi cư trú của các dân tộc bản địa nên truyền thuyết thể hiện rất rõ tính bản địa. Nó bắt nguồn từ những hiện tượng, sự vật cụ thể, được con người sáng tạo ra phù hợp với lối tư duy, quan niệm của họ.
(HBĐT)- Các dân tộc cùng chung sống trên mảnh đất Hoà Bình đều có một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú. Những giá trị đó được chắt lọc, sáng tạo nên từ cuộc sống của người Mường, người Thái, người Dao… từ bao đời.