(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Chương trình hành động số 23-CTr/TU để thực hiện.


 

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp Lương Sơn sản xuất – kinh doanh hiệu quả, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương.

 

Quan điểm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là: Phát triển công nghiệp theo hướng kết hợp hài hòa giữa phát triển chiều rộng và chiều sâu; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên, lao động; chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gắn với bảo vệ môi trường và phòng, chống biến đổi khí hậu. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, giảm dần và loại bỏ công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường nhằm tiết kiệm tài nguyên, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Coi công nghiệp là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế; tập trung thu hút phát triển các ngành công nghiệp: Công nghệ cao, chế tạo, hỗ trợ, vật liệu xây dựng... Chủ yếu dựa trên nguồn lực xã hội hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư FDI và đầu tư trong nước; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chiều sâu, hướng đến phát triển công nghiệp bền vững. Tầm nhìn đến năm 2045 trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hiện đại.

Cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GRDP đạt trên 63%. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đạt khoảng 40%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 48%. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 10,5%/năm (trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 12%/năm). Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ trong tổng lao động đạt khoảng 30%; tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong các thành phần kinh tế đạt trên 75%. Hoàn thiện và khai thác hiệu quả 100% khu, cụm công nghiệp; phát triển một số doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Chương trình hành động đề ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp, gồm: (1) Chính sách phân bố không gian, chuyển dịch cơ cấu và phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên. (2) Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp. (3) Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp và nguồn nhân lực công nghiệp. (4) Chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp. (5) Chính sách khai thác tài nguyên, khoáng sản và chính sách bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp. (6) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách phát triển công nghiệp.

 

P.V


Các tin khác


Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp để chặn “sóng ngầm”

Thực tiễn ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, hệ thống chính trị cơ sở cùng vào cuộc, thế trận an ninh nhân dân được củng cố nên từng bước xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 2 - Di chứng nặng nề từ “virus” ác tính

Tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình đã hình thành và tồn tại hơn 30 năm (từ năm 1989). Những hoạt động của tổ chức này làm xáo trộn nghiêm trọng đời sống của một bộ phận đồng bào Mông và tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một số tỉnh miền núi phía Bắc. Những "di chứng”, hệ lụy để lại vẫn đang đặt ra cho cấp ủy, chính quyền các cấp bài toán hóc búa.

Xin đừng để “biết thế”

Trong thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh Hòa Bình đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Điểm nhấn đầu tiên đó là nhận thức của các cấp uỷ, nhân dân và cán bộ, đảng viên về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã có những chuyển biến rõ rệt. Từ nhận thức về các hành vi tham nhũng, tiêu cực, hậu quả và tác hại hết sức to lớn không chỉ gây thiệt hại về tiền, của Nhà nước, xã hội và của Nhân dân mà sâu xa hơn còn đe dọa sự tồn vong của chế độ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và thành quả cách mạng của dân tộc ta trong gần 80 năm qua.

Từ những cán bộ cấp cao “vào lò”, nghĩ về rèn luyện 4 chữ đức

Tại cuộc họp thông báo kết quả phiên họp 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng đã cho biết, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập.

Nhận diện, đấu tranh xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình: Bài 1 - Lật mặt “chúa trời” tự xưng

 Vào cuối những năm 80 của thế kỷ 20, tại một số tỉnh miền núi phía Bắc hình thành tổ chức bất hợp pháp do đối tượng Dương Văn Mình, người dân tộc Mông cầm đầu. Lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo và sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân, tổ chức này đã truyền bá những tư tưởng lệch lạc, sai trái, lôi kéo đồng bào Mông tham gia và tiến hành nhiều hoạt động gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, Dương Văn Mình còn cử người gặp và cung cấp cho đối tượng nước ngoài một số tài liệu vu cáo, xuyên tạc chính quyền "đàn áp” tôn giáo; câu kết với một số đối tượng chống đối chính trị ở TP Hồ Chí Minh lập dự án xin tiền hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ ở nước ngoài... Hoạt động của Dương Văn Mình và đồng bọn đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng và bị nghiêm trị. Đến nay, các địa phương bị ảnh hưởng đã cơ bản xóa bỏ được tổ chức này. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm tồn tại, các hoạt động của tổ chức này vẫn để lại nhiều hệ lụy nặng nề.

Nghiên cứu lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Những năm qua, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW, Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự đã quán triệt, xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện phù hợp, trong đó đã thể hiện rõ vai trò của nghiên cứu lý luận chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục