(HBĐT) - "Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”[1]. 

Xây dựng giai cấp công nhân nước ta lớn mạnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của mỗi người công nhân và của toàn xã hội. Sự quan tâm của Đảng đối với giai cấp công nhân đã được khẳng định ngay từ khi thành lập Đảng và được minh chứng ngay trong các văn kiện của Đảng ta qua các kỳ Đại hội nhất là từ sau Đại hội Đổi mới toàn diện đất nước đến nay. 

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) năm 1991 đã khẳng định: "Phát triển giai cấp công nhân về số lượng và chất lượng để xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội…Đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ công nhân lành nghề, những nhà kinh doanh có tài, những nhà quản lý giỏi và các nhà khoa học, kỹ thuật có trình độ cao”[2].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định: "Mục tiêu của CNH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Từ nay đến năm 2020 ra sức phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”[3]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta có những bước tiến mới trong nhận thức, lý luận về giai cấp công nhân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế. "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giải quyết việc làm, giảm tối đa số công nhân thiếu việc làm và thất nghiệp. Thực hiện tốt chính sách và pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hộ lao động, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ đối với công nhân; chính sách ưu đãi nhà ở đối với công nhân bậc cao. Xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp đoàn đều khắp ở các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của công nhân và những người lao động, chú trọng công nhân làm việc ở các khu công nghiệp và đô thị lớn. Chăm lo đào tạo cán bộ và kết nạp đảng viên từ những công nhân ưu tú.”[4]

Để giai cấp công nhân Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, văn kiện Đại hội X của Đảng tiếp tục chỉ rõ: "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[1] Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa X ngày 28/1/2008, Ban chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đấy mạnh CNH, HĐH đất nước cũng đã nhấn mạnh mục tiêu: Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, phát triển nhanh về số lượng, nâng cao chất lượng, có cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng được trí thức hoá: có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức; thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; có giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao.
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”[2].

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: "Quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,... để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”[3].

Kế thừa những quan điểm trên, văn kiện Đại hội XIII của Đảng đưa ra chủ trương: "Phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh, trình độ, kỹ năng nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư; đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp bối cảnh, điều kiện mới”[4]. Như vậy, chủ trương phát triển GCCN và tổ chức Công đoàn trong Dự thảo các văn kiện Đại hội XIII của Đảng vẫn "phát triển GCCN cả về số lượng và chất lượng; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp”; nhưng đã bổ sung điểm mới rất quan trọng là phát triển GCCN "nhằm thích ứng với cuộc CMCN lần thứ tư; đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp bối cảnh, điều kiện mới”.

Với tất cả sự quan tâm trên của Đảng ta và cả hệ thống chính trị, giai cấp công nhân đã phát triển mạnh mẽ và tự ý thức được vai trò tiên phong lãnh đạo cách mạng xây dựng CNXH của mình. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14% dân số, 27% lực lượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65% giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước. Về trình độ chuyên môn, lực lượng lao động đã qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ chiếm 22,37% (trong đó, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 10,82 %; cao đẳng chiếm 3,82%; trung cấp chiếm 4,65% và sơ cấp chiếm 3,08% (số liệu Tổng cục Thống kê, quý II/ 2019).

Xây dựng GCCN lớn mạnh trong điều kiện nước ta tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động được gỡ bỏ thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt và tác động của cuộc CMCN lần thứ tư với nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức; lực lượng lao động dịch chuyển nhiều hơn; số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm, doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phát triển đa dạng, lao động khu vực phi chính thức tăng. Do vậy, đòi hỏi phải phát huy cao nhất hiệu quả các chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ dành cho phát triển GCCN thích ứng với cuộc CMCN lần thứ tư.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006, tr118.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2011, tr.240-241.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2016, tr.242-243.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2020), Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng (tài liệu sử dụng tại đại hội chi bộ, đảng bộ cơ sở), tr 31


ThS. Lê Thu Hường

Trường ĐTCB Lê Hồng Phong TP Hà Nội

Các tin khác


Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Kiên quyết bảo vệ an ninh quốc gia và đại đoàn kết dân tộc

Căn cứ pháp luật Việt Nam và quốc tế, ngày 6/3 vừa qua, Bộ Công an đã ra thông báo về hai tổ chức đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam, đó là "Nhóm Hỗ trợ người Thượng" và "Người Thượng vì công lý". Qua đây cũng đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương, nhất là ở các địa bàn phức tạp, nhạy cảm tiếp tục bám sát địa bàn; các tầng lớp nhân dân thường xuyên nêu cao cảnh giác, không để bị dụ dỗ, lôi kéo vào các hoạt động vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền, gây tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục