(HBĐT) Đó là những địa phương vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) cùng với chương trình, chính sách dân tộc, công tác hỗ trợ của các sở, ngành và nỗ lực của xã đã ra khỏi Chương trình 135 bằng những bước tự tin. Hôm nay, người dân các xã này đang tích cực xây đời sống ấm no, đoàn kết, chung sức xây dựng nông thôn mới.


Với kinh phí gần 1 tỷ đồng từ Chương trình 135, năm 2017, huyện Kim Bôi đầu tư xây dựng nhà văn hóa xóm Gò Chè, xã Hợp Kim, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.

Trở thành điểm sáng xây dựng NTM
 
Xã Bắc Sơn (Kim Bôi) về đích NTM từ năm 2015. ở giai đoạn trước, đây là một trong những xã ĐBKK được hưởng lợi từ Chương trình 135 của Chính phủ. Càng đáng chú ý hơn khi Bắc Sơn không phải là xã điểm được lựa chọn nhưng đã về đích bằng quyết tâm cao nhất. Với những đầu tư từ Chương trình, chính sách dân tộc cùng sự chủ động lồng ghép các nguồn vốn, hệ thống giao thông, thủy lợi của xã đã đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh.

100% hộ được sử dụng điện, 2/3 trường học đạt chuẩn, bình quân hàng năm có trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 4/5 làng văn hóa, số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt trên 96%. Bên cạnh đó, các tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt tiêu chuẩn NTM đề ra. Nhân dân các dân tộc đã tự nguyện đóng góp hàng chục nghìn ngày công, hiến 11.371 m2 đất vườn, đất thổ cư để xây dựng cơ sở hạ tầng NTM với tổng trị giá trên 5 tỷ đồng.

Một xã khác cũng có xuất phát điểm ĐBKK là Trung Bì (Kim Bôi) đã trở thành địa phương tiên phong hoàn thành về đích NTM đợt 2, năm 2015. Trong khi đó, xã Hiền Lương (Đà Bắc) mặc dù còn khó khăn trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo và thu nhập, chưa hoàn thành về đích NTM theo đúng lộ trình nhưng với nỗ lực trong công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, công cuộc xây dựng NTM đã có những chuyển biến đáng mừng về diện mạo, đời sống KT -XH của người dân từng bước được nâng lên. Xã đang tập trung phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp để đảm bảo thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Một số xã khác như: Hưng Thi, Liên Hòa, An Bình (Lạc Thủy) có xuất phát điểm thấp, là xã vùng ĐBKK, song đến nay xã Hưng Thi đã đạt 13/19 tiêu chí NTM, xã Liên Hòa đạt 14/19 tiêu chí, xã An Bình đạt 16/19 tiêu chí. Xã đồng bào dân tộc Mông Pà Cò (Mai Châu) với những đổi thay khá rõ về KT -XH, tình hình an ninh chính trị đã được công nhận ra khỏi Chương trình 135 kể từ năm 2017. Từ đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã kế thừa những thành quả của chương trình, dự án, chính sách dân tộc, chung sức xây dựng NTM.

Sát cánh hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng

Bên cạnh những chương trình, dự án, chính sách dân tộc và nỗ lực tự thân, thành quả của Chương trình 135 có sự góp sức không thể không kể đến của các cơ quan, đơn vị thực hiện giúp đỡ xã nghèo theo phân công của tỉnh. Cũng từ đây, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong phối hợp thông tin, tuyên truyền về chủ trương, chính sách đối với vùng sâu, vùng xa, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc được tăng cường.

Lạc Sỹ, Bảo Hiệu (Yên Thủy) là những xã ĐBKK được UBND tỉnh giao ngành NN & PTNT giúp đỡ. Kế hoạch giúp đỡ, hỗ trợ bà con đã được ngành cụ thể hóa bằng những phần việc thiết thực, hiệu quả. Vận động các đơn vị trong và ngoài tỉnh cùng đồng hành, trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho người dân. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã xây dựng thành công mô hình ngô giống mới CP511 tại xã Bảo Hiệu. Với Chi cục Chăn nuôi và Thú y, tại xã nghèo Lạc Sỹ nơi gần như 100% đồng bào là người dân tộc Mường, đơn vị đã hỗ trợ con giống, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh.

Kể từ giai đoạn 2017 - 2020, Ban chỉ đạo giúp đỡ các xã ĐBKK Sở Công Thương được phân công giúp đỡ 3 xã: Miền Đồi, Tân Lập, Quý Hòa (Lạc Sơn). Để kế hoạch được tổ chức thiết thực, hiệu quả, căn cứ tình hình, điều kiện thực tế của địa phương và khả năng thực hiện các nội dung cho phù hợp, bám sát nội dung chương trình khung giúp đỡ các xã, Sở đã lập phương án phối hợp cùng chính quyền địa phương xóa 2 nhà tạm đối với 2 hộ dân tại xã Miền Đồi, xây dựng hệ thống chiếu sáng tại trung tâm 3 xã, xây dựng hệ thống điện, kiểm tra hệ thống đường dây và trạm biến áp, đề xuất phương án sửa chữa và nâng cấp, thống kê đề xuất nguồn vốn chương trình mục tiêu để có phương án hỗ trợ 3 xã. Bên cạnh đó hỗ trợ đầu tư, phát triển cây có múi và các sản phảm nông nghiệp, hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn… với mong muốn trong giai đoạn sẽ tạo chuyển biến tích cực trong sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân 3 xã, từng bước giảm nghèo bền vững.

Hầu hết các cơ quan, đơn vị của tỉnh đã thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ các xã, thôn bản ĐBKK trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn giúp đỡ với thực hiện công tác chuyên môn, tập trung vào củng cố bộ máy chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về quản lý dự án, phát triển kinh tế cho cán bộ, nhân dân các xã. Với sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể đã góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, bản. Người dân áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng vốn đầu tư từ các chính sách, chương trình, dự án hiệu quả hơn. Trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trên địa bàn xã ĐBKK có 52,6% xã được giao làm chủ đầu tư công trình cơ sở hạ tầng, nhiều xã được giao làm chủ đầu tư nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, 100% xã được giao làm chủ đầu tư nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng.

Theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được tiếp tục triển khai thực hiện theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư, kết hợp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Cùng với đó, vai trò của người có uy tín trong đồng bào DTTS được phát huy, bản sắc văn hóa của đồng bào được bảo tồn, giữ gìn và phát triển, nhiều lễ hội, phong trào văn hóa mới được khuyến khích. Qua đó, nhận thức và hành động của cán bộ, nhân dân có chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Giai đoạn 2007 - 2011, có 11 xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2 và ra khỏi chương trình. Đến năm 2014 có 6 xã, 4 thôn, bản hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 và năm 2015 có 3 xã, 2 xóm ra khỏi vùng III. Hiện toàn tỉnh còn 86 xã, 116 thôn vùng III. Các xã, thôn, bản với sự tiếp sức của chương trình, dự án, chính sách đã và đang sải những buóc tự tin để xây dựng NTM, tạo diện mạo tươi mới vùng đồng bào DTTS.

                                                                                                          Bùi Minh


Các tin khác


Củng cố mối quan hệ đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa quân với dân

(HBĐT) - Với phương châm "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, những năm qua, LLVT huyện Kim Bôi đã tích cực tham gia xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, giúp đỡ nhân dân phát triển KT-XH, xoá đói, giảm nghèo, tăng cường QP-AN, phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại của thiên tai, cứu hộ, cứu nạn một cách hiệu quả.

Biểu dương Người cao tuổi sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017

(HBĐT) - Vừa qua, tại Hội trường Huyện ủy, Ban đại diện Hội Người cao tuổi huyện Lạc Sơn tổ chức Hội nghị biểu dương người cao tuổi tiêu biểu sản xuất - kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2017 và sơ kết công tác Hội 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2018. Dự Hội nghị có lãnh đạo Hội Người cao tuổi tỉnh; lãnh đạo UBND huyện, các cơ quan, ban, ngành huyện; chủ tịch UBND và chủ tịch Hội Người cao tuổi các xã, thị trấn.

Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên

(HBĐT) - Với mục đích cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, lập nghiệp, tham gia phát triển kinh tế của thanh niên, tháng 3/2018, Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở KH&CN phát động cuộc thi "ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình lần thứ I”. Cuộc thi còn nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực. Tạo môi trường và hỗ trợ thanh niên tham gia khởi nghiệp; thu hút hỗ trợ, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đối với các ý tưởng, đề án khởi nghiệp của thanh niên.

Thanh niên Công an tỉnh xung kích, tình nguyện vì an ninh Tổ quốc

(HBĐT) - Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đối với ĐVTN để phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Đồng thời, quán triệt quan điểm "Công tác Đoàn trong CAND luôn bám sát và phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của đơn vị”. Những năm qua, tuổi trẻ Công an tỉnh đã tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào "Thanh niên Công an Hòa Bình học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy - Xung kích, tình nguyện vì ANTQ”.

Xã Phú Lão xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh

(HBĐT) - Trong những năm qua, Đảng ủy xã Phú Lão (Lạc Thủy) đã đề ra các phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trên các lĩnh vực công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, lãnh đạo nhân dân phát triển KT-XH. Nhờ đó, năm 2017, xã đã đạt Đảng bộ đạt TS-VM.

Tuổi trẻ xã Đoàn Kết thi đua lập thân, lập nghiệp

(HBĐT) - Cả xã có trên 10 mô hình thanh niên phát triển kinh tế hoạt động hiệu quả, tạo việc làm cho hàng chục người dân trên địa bàn, thu nhập ổn định hàng năm đạt từ 70 - 200 triệu đồng. Đây là kết quả nổi bật cho thấy hiệu quả của phong trào thanh niên thi đua lập thân, lập nghiệp ở xã Đoàn Kết (Yên Thủy).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục