(HBĐT) - Hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) còn 31,56%, giảm 7,46% so với đầu năm. Đây là một con số ấn tượng thể hiện quyết tâm, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương trong công tác giảm nghèo.

 

Người dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, duy trì trồng gần 110 ha rau màu các loại.

 

Chúng tôi về xã Văn Nghĩa khi nông dân tập trung chăm sóc cây màu vụ đông. Không có ruộng bỏ hoang, toàn bộ diện tích đất sản xuất được phủ xanh bởi ngô, đậu, khoai, rau màu. Đồng chí Bùi Hồng Đăng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Tỷ trọng ngành nông nghiệp vẫn chiếm gần 70% giá trị cơ cấu kinh tế của địa phương. Do đó, để giúp người dân thoát nghèo, xã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất, chất lượng. Năm 2018, kinh tế của xã có nhiều khởi sắc. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên 1.000 ha; năng suất lúa đạt 55 tạ/ha, sản lượng đạt gần 2.700 tấn, bằng 166% so với cùng kỳ năm 2017. Tổng sản lượng cây có hạt đạt gần 3.400 tấn, đạt 123% kế hoạch. Các loại cây hoa màu, cây công nghiệp đều thực hiện vượt kế hoạch. Hoạt động chăn nuôi có nhiều tiến bộ, toàn xã duy trì đàn trâu, bò gần 1.400 con; đàn gia cầm đạt gần 70.000 con, bằng 115% so với cùng kỳ. Lĩnh vực trồng rừng thu được nhiều kết quả, toàn xã trồng mới 135 ha rừng sau khai thác, đạt 135% so với cùng kỳ.

Hoạt động sản xuất - kinh doanh, CN - TTCN có nhiều khởi sắc. Hiện toàn xã có 115 hộ và 1 doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN. Nghề mây, tre đan tiếp tục phát triển tại các xóm, có 5 hộ tiếp nhận và tiêu thụ sản phẩm. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ có 219 hộ kinh doanh với tổng giá trị đạt hơn 21 tỷ đồng. Đặc biệt, xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp. Năm 2018 thực hiện chăm sóc, cải tạo vườn tạp với tổng diện tích 22,53 ha, gồm các loại cây như: cam, bưởi, quýt… Trong đó, 9,43 ha do người dân tự cải tạo, 13,1 ha do Nhà nước hỗ trợ.

Gia đình ông Bùi Văn Vỏn, xóm Đa là một trong những hộ thoát nghèo trong năm 2018. Đưa chúng tôi đi thăm vườn bưởi đỏ sai trĩu quả, chín vàng, ông Vỏn phấn khởi cho biết: Gia đình tôi có hơn 1 ha đất. Với quyết tâm thoát nghèo, gia đìnhđã vay 30 triệu đồng của Ngân hàng CSXH để đầu tư cho vườn bưởi. Vừa qua tiếp tục được hỗ trợ cây bưởi giống để mở rộng diện tích. Đến nay, vườn bưởi đã trồng được gần 500 cây. Năm 2018 thu khoảng 1 vạn quả, với giá bán tại vườn 20.000 đồng/quả, cho thu gần 200 triệu đồng. Nhờ vườn bưởi mà gia đình tôi đã thoát nghèo.

Năm 2018, các hộ nghèo trên địa bàn xã Văn Nghĩa được hỗ trợ 8.288 con gà giống trị giá hơn 190 triệu đồng; hỗ trợ cám cho chăn nuôi trị giá gần 60 triệu đồng và hơn 6.200 cây cam, bưởi, quýt. Bà con nhân dân tích cực thực hiện đề án trồng cây lấy hạt chất lượng cao với tổng diện tích gần 37 ha. Nhờ vậy, đời sống kinh tế của các hộ nghèo trên địa bàn xã có nhiều khởi sắc. Theo số liệu thống kê, năm 2018, xã Văn Nghĩa có 122 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 39% đầu năm còn 31,56% vào cuối năm. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 28,1 triệu đồng.

 

Dương Liễu

Các tin khác


Hiệu quả từ phong trào thi đua "Dân vận khéo" ở xã Đồng Tâm

(HBĐT) - Thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công", những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) đã quán triệt, triển khai đầy đủ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn về công tác dân vận và phát động phong trào thi đua "Dân vận khéo" tới các ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên (CB,ĐV) và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

Nhân dân xóm Tình đoàn kết xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Xã Tu Lý (Đà Bắc) đã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí và chuẩn bị đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn (NTM) mới theo đúng lộ trình đề ra. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng với kết quả đạt được cho thấy sự nỗ lực, chung tay của cấp ủy, chính quyền và nhân dân toàn xã, nổi bật là sự đóng góp của nhân dân xóm Tình tham gia xây dựng NTM.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Thấy rõ vai trò của kinh tế tập thể, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) và phân bổ nguồn lực thực hiện. Các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về kinh tế tập thể. Qua đó đã tác động và nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về mô hình HTX kiểu mới, vai trò, vị trí của kinh tế tập thể trong phát triển KT-XH, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể ngày một phát triển.

Phụ nữ xã Hùng Tiến giúp nhau phát triển kinh tế

(HBĐT) - Những năm qua, Hội LHPN xã Hùng Tiến (Kim Bôi) thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên duy trì các hoạt động phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều gương phụ nữ điển hình tiên tiến, giúp nhau thoát nghèo.

Đảng bộ xã Xuân Phong phát huy vai trò tiên phong của đảng viên

(HBĐT) - Là xã còn nhiều khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36,7%, tuy nhiên trong những năm qua, đảng viên Đảng bộ xã Xuân Phong (Cao Phong) luôn phát huy vai trò tiên phong trong mọi lĩnh vực. Qua đó đã lan tỏa tinh thần sống đẹp vì cộng đồng, góp phần quan trọng để xã hoàn thành 12/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hỗ trợ hội viên cựu chiến binh phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Phát huy truyền thống "Nghĩa tình đồng đội” của những người lính Cụ Hồ, những năm qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động giúp đỡ hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục