(HBĐT) - Yên Thượng (Cao Phong) là xã đặc biệt khó khăn, địa hình khá rộng nhưng chủ yếu là đồi núi, ít diện tích canh tác, dân cư không tập trung, cơ sở vật chất chưa được đầu tư nhiều, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, thời tiết. Cải thiện và nâng cao đời sống người dân là bài toán đặt ra cho Đảng bộ xã. Bí thư Đảng ủy xã Yên Thượng Bùi Minh An cho biết: Nghị quyết xóa đói, giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đang đi vào cuộc sống. Các nội dung của nghị quyết được quán triệt sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bộ phận một cửa UBND xã Yên Thượng (Cao Phong) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giải quyết thủ tục hành chính.
Đảng ủy xã phân công các đồng chí lãnh đạo xã phụ trách các tổ chức, địa bàn, vận động, đôn đốc các chi bộ, thôn xóm; chú trọng phát huy vai trò đầu tàu, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong cải tạo vườn tạp, đầu tư giống, vốn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều đảng viên, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể bắt tay vào cải tạo vườn tạp, đất bưa bãi, đất đồi để trồng mía, cam, bưởi, đầu tư nuôi trâu, bò, lợn bản địa, phát triển đàn ong... có hiệu quả. Dần dần hình thành phong trào cải tạo đất, đưa mạnh cây mía xuống ruộng cấy không chủ động được nước theo đúng tinh thần nghị quyết của Đảng bộ xã. Phương thức sản xuất lạc hậu, ít hiệu quả dần được thay thế, người dân từng bước biết tổ chức và quản lý sản xuất hiệu quả. Xã đã thành công trong đưa cây mía xuống ruộng 1 vụ, vào diện tích đất bưa bãi, đưa mía và cây có múi lên đồi.
Xã Yên Thượng có tổng diện tích 1.724 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp 463 ha. Từ chỗ diện tích mía của toàn xã chỉ có khoảng vài chục ha, đến nay đã phát triển lên 108 ha, tập trung ở tất cả các xóm. Mía là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên chất lượng tốt, dóng dài, óng mượt, tiêu thụ khá thuận lợi, có thời điểm giá bán được 5.000-6.000 đồng/cây, thu nhập bình quân đạt 200 triệu đồng/ha, cao gấp 5-6 lần trồng lúa. Cùng với mía, xã bắt đầu phát triển trồng cây cam, bưởi với diện tích đến nay đạt 50 ha, trong đó nhiều gia đình có thu nhập ổn định khoảng 200 triệu đồng/ha. Diện tích lúa cấy cả 2 vụ khoảng 170 ha được áp dụng phương thức sản xuất mới, năng suất ổn định ở mức 50 tạ/ha, bảo đảm an ninh lương thực cho bà con. Để nâng cao thu nhập, nhiều người dân tận dụng đất bưa bãi trồng xen các loại cây màu như rau, đậu, ngô, khoai. Bên cạnh đó, Đảng ủy xã quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế rừng, tổ chức tốt công tác quản lý và bảo vệ rừng, duy trì độ che phủ rừng khoảng 50%, góp phần bảo vệ môi trường, bảo đảm nguồn sinh thủy cho sản xuất.
Yên Thượng hôm nay, giao thông chưa được êm thuận nhưng đi lại thuận tiện hơn rất nhiều so với cách đây vài năm. Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXV, Yên Thượng đã đạt 10/15 chỉ tiêu. Về xây dựng nông thôn mới, xã đạt 9/19 tiêu chí, người dân tự nguyện hiến đất làm các công trình hạ tầng không phải đền bù. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 16,2 triệu đồng. Xã có các bậc học: mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100%. Bản sắc văn hóa được bảo tồn và phát triển; thực hiện tốt việc sáp nhập 12 xóm còn 6 xóm, bước đầu ổn định tổ chức và đi vào hoạt động. Đảng bộ xã quan tâm công tác xây dựng Đảng, các tổ chức đoàn thể vững mạnh, thực hiện quy chế dân chủ tạo sự đồng thuận của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các mục tiêu KT-XH.
Bí thư Đảng ủy xã Bùi Minh An trăn trở: Dù vậy, Yên Thượng vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm tới 48%, sản xuất chưa thực sự phát triển, hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa cần được đầu tư… Đảng bộ xã đang tranh thủ các nguồn lực giúp đỡ, tăng cường công tác lãnh đạo, tạo động lực để người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện mục tiêu giảm nghèo và cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống người dân, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng.
Lê Chung
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước trên địa bàn tỉnh, những năm qua đã xuất hiện nhiều cách làm hay, mô hình tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển Ðảng trong các loại hình doanh nghiệp này còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ.
(HBĐT) - Từ năm 2010 trở lại đây, nhiều hộ trên địa bàn xã Lạc Hưng (Yên Thủy) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng mô hình nuôi gà thả vườn. Tính đến hết năm 2018, tổng đàn gà của xã ước đạt 130.000 con, cao gấp 2 - 3 lần so với thời điểm năm 2010. Nuôi gà thả vườn đã giúp các gia đình nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
(HBĐT) - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Kim Bôi những ngày đầu năm 2019 có khá đông người dân đến làm thủ tục hành chính. Anh Bùi Văn Hậu, xóm Đồng Chờ, xã Sào Báy cho biết: Tôi đi làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất. Đến đây, tôi được cán bộ Bộ phận một cửa hướng dẫn các thủ tục theo đúng trình tự và hẹn ngày lấy kết quả rõ ràng. So với trước đây, bộ phận một cửa đã được xây dựng khang trang, thoáng mát, thuận tiện cho nhân dân đến giao dịch…
(HBĐT) - Những năm qua, Hội LHPN xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) tích cực triển khai các phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng NTM. Từ đó đóng góp đáng kể vào phát triển KT-XH trên địa bàn, đồng thời tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mỗi hội viên, xây dựng gia đình hạnh phúc.
(HBĐT) - Đồng chí Lường Văn Đương, Phó Chủ tịch UBND xã Trung Thành cho biết: "Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người toàn xã chỉ đạt 16 triệu đồng/năm, trong khi đó thu nhập bình quân của huyện đạt 25,6 triệu đồng/năm. Nguyên nhân khiến kinh tế chậm phát triển do địa bàn cách trở, nằm xa khu vực trung tâm huyện nên việc giao thương, vận chuyển hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đợt mưa lũ diễn ra vào tháng 10/2017 gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Trong đó có 2 người chết, 40 căn nhà bị ảnh hưởng bởi tình trạng sạt lở đất, đá, 16 hộ nằm trong khu vực nguy hiểm buộc phải di dời. Nhiều tuyến đường liên thôn, xóm hư hỏng; thiệt hại gần 15 ha hoa màu, hơn 22.300 m2 ao cá”.
(HBĐT) - Hợp tác xã nuôi ong Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) được thành lập và đi vào hoạt động nhằm huy động nguồn lực từ các hộ nuôi ong trên địa bàn xã để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật ong.