(HBĐT) - Tháng 4 - mùa biển lặng chúng tôi theo những con tàu hướng về Trường Sa - một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc. Đi theo dấu chân của những vị "hùng binh” thủa trước trần mình đạp sóng vươn khơi giữ đảo, giữ biển cho đến lớp thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh tiếp bước trở thành những "hùng binh” nơi Trường Sa suốt bốn mùa sóng vỗ...


Bài 1: Hòa Bình cùng cả nước hướng về Trường Sa

Tôi đã từng lặng người, dâng trào những cảm xúc khó tả khi được nghe chính các em học sinh trên quê hương mình "dạy” cho những bài học về tình yêu Tổ quốc với niềm vinh dự, tự hào. Trong bài học đó có niềm tin vào những người lính đang ngày đêmbền gan, vững chí nơi đảo xa...

Tự hào lắm, Trường Sa!

Cho đến bây giờ, dù đã lâu nhưng tôi không thể quên được khoảnh khắc nghiêm trang trên sân trường Tiểu học Hữu Nghị(TP Hòa Bình) vốn dĩ ồn ào sôi động bởi hàng trăm đứa trẻ. Nghiêm trang là bởi, chúng tôi và các cháu đều dâng trào những cảm xúc tự hào khi được nghe các bạn kể về Trường Sa trong buổi sinh hoạt ngoại khóa "em yêu biển đảo quê hương”. Niềm tự hào ấy như những đợt sóng ngầm, dâng trào, cuộn lên trong tim mỗi người khi lặng theo cái giọng trong trẻo, hồn nhiên của những cô bé, cậu bé lên 8, lên 10.

Chính sự mạnh mẽ trong từng câu nói của những cô bé, cậu bé ấy đã làm cho chúng tôi và những người có mặt tại buổi sinh hoạt ngoại khóa ấy cứ lặng đi theo những cung bậc cảm xúc với niềm tự hào về một tinh thần yêu nước bất khuất trải qua hàng nghìn đời của dân tộc đã dần được hình thành, được hun đúc cho thế hệ măng non của đất nước. Từ xưa đến nay, kẻ thù luôn tìm cách gây hấn nhằm thực hiện âm mưu xâm chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Nhưng không ai có thể làm rung chuyển tinh thần yêu nước bất diệt, sự bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam khi tình yêu nước đã được hun đúc cho những đứa trẻ khi mới biết đánh vần ê a theo mặt chữ. Từ tình yêu đó được hun đúc, từ hàng nghìn năm qua, mỗi người dân Việt Nam đều đã trở thành một chiến sỹ. Và mỗi chiến sỹ luôn đoàn kết với nhau để bảo vệ non sông, gấm vóc do cha ông ta từ xa xưa gây dựng nên. Tình yêu nước, qua nghìn đời vẫn được hun đúc, trong khó khăn nó lại bùng cháy. Chỉ giản dị vậy thôi.


Tình yêu biển đảo quê hương đã ngấm sâu vào máu thịt của những người dân nơi đất Mường (ảnh: học sinh trường tiểu học Hữu Nghị với phần thi ngoại khóa về biển đảo).

Và cái tình yêu đó, niềm tin đó vẫn như một ngọn lửa cháy sáng được truyền từ đời này đến đời khác. Từ những "hùng binh” thủa trước trần mình đạp sóng vươn khơi giữ đảo, giữ biển cho đến lớp thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh lại tiếp bước cha ông trở thành những "hùng binh” Trường Sa suốt bốn mùa sóng vỗ. Rồi đây, biết đâu trong số những đứa trẻ ấy sẽ đại diện cho thanh niên đất Mường tiếp bước cha anh, trở thành những "hùng binh” nơi đảo xa... Điều đó, có thể lắm.

Đất Mường cùng hướng về Trường Sa

Cùng với cả nước, những năm qua Hòa Bình cũng đang hướng về Trường Sa với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Một trong những hoạt động đó là khơi dậy tinh thần yêu nước, hướng về biển, đảo của tất cả người dân đất Mường. Nói như sự cảm nhận của chị Nguyễn Thị Hương Thu, cán bộ Sở Thông tin và Truyền thông khi là một người trực tiếp tham gia những đợt trưng bày Tư liệu về "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng phối hợp tổ chức trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh với thì: thật khó có thể hình dung, khi trong tất cả các cuộc trưng bày đều có một lượng người đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu thông tin, tài liệu về chủ quyền biển đảo, chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đều rất đông. Trong đó, có đầy đủ các thành phần từ những người cao tuổi, thanh niên, phụ nữ, những người nông dân chân lấm tay bùn và cả những em học sinh ở các cấp học. Qua đây, em thấy tình nước, lòng tự hào dân tộc dường như đã được nhân lên, lan tỏa trong tim mỗi người dân. Và tình yêu ấy, niềm tin ấy đã được nhân lên, được cụ thể hóa bằng hành động với một niềm tin son sắt gửi về nơi người lính đảo và cùng hướng về Trường Sa - mảnh đất thiêng liêng của tổ quốc ở nơi đầu ngọn sóng.


CBCS LLVT tỉnh có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả  trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo tổ quốc.

Nói như đồng chí Trần Đức Trường, Phó Chủ tịch UBMTQ tỉnh thì: trong tất cả các phong trào, cuộc vận động do MTTQ Việt Nam tỉnh phát động xây quỹ ủng hộ Trường Sa từ trước đến nay đều thu được kết quả tốt. Điển hình như mới đây, UBMTTQ Việt Nam tỉnh phát động đợt quyên góp, ủng hộ Trường Sa, chỉ tính riêng trong buổi lễ phát động, Ban vận động đã tiếp nhận được số tiền gần 300 triệu đồng từ sự ủng hộ của hàng trăm tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong toàn tỉnh.

Đáng trân trọng hơn, ngay cả ở nơi gian khó, vừa trải qua trận mưa lũ lịch sử, gây ảnh hưởng nặng nề, đời sống người dân đa phần vẫn còn nghèo khó như Đà Bắc, phong trào này cũng đã được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Chỉ tính trong khoảng thời gian 1 tháng từ ngày 20/3 đến ngày 20/4/2018, huyện Đà Bắc đã vận động quyên góp, ủng hộ bộ đội và nhân dân trên quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 số tiền 100 triệu đồng. Trò chuyện với chúng tôi, đồng chí Đinh Công Báo, Bí thư Huyện uỷ Đà Bắc chia sẻ: Sau khi huyện phát động, các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện đã nhiệt tình hưởng ứng với tinh thần người có nhiều ủng hộ nhiều, người có ít ủng hộ ít. Hầu như ai cũng cố gắng tham gia đóng góp cho Trường Sa với sự trân trọng, tự hào.

Không riêng Đà Bắc, trong đợt vận động này, cả đất Mường đã cùng hướng về Trường Sa. "Nói về Trường Sa, trái tim chúng em cùng chung một nhịp. Bởi chúng em luôn khắc ghi Trường Sa là máu thịt của Tổ quốc Việt Nam”, áp tay lên lồng ngực áo nơi lá cờ đỏ sao vàng và trái tim cùng chung một nhịp, bằng giọng nói trong trẻo, thanh khiết và đầy tự hào của cô bé mà tôi gặp, chưa kịp hỏi tên tại triển lãm trưng bày Tư liệu về "Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” do Sở Thông tin và truyền thông tỉnh phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng phối hợp tổ chức trên địa bàn huyện Yên Thuỷ mới đây, đã làm tôi và cả nhiều người nữa thấy cay cay sống mũi.

Tự hào lắm, Trường Sa! Tự hào lắm, thế hệ trẻ nơi đất Mường!

Bài 2 - Chuyện của những chàng "Sơn Tinh” giữ đảo


Mạnh Hùng

Các tin khác


Về một người anh hùng của trận đánh Khe Sanh

"Đánh giặc xong là về nhà thôi. Tôi không nghĩ mình sẽ là anh hùng”. Ông Nguyễn Văn Nhương (quê ở xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) nói chân thành như vậy khi nhìn lại cuộc đời gần 30 năm binh nghiệp của mình. Ông Nhương đã tham gia 175 trận đánh, bắn rơi 13 máy bay, diệt 2 xe tăng và 54 tên địch, trong đó có chiến công tại sân bay Tà Cơn, góp công vào chiến thắng Khe Sanh lịch sử.

Trở lại Thái Đường xưa

(HBĐT) - "Đến với đền Trần, bạn sẽ được thấy từng dấu vết rêu phong cũ kỹ và hít từng hơi của lịch sử, của ký ức. Để được sống trong không khí hào hùng ngày vua Trần mở tiệc khao quân sau chiến thắng quân Mông – Nguyên. Để thêm tự hào và không bao giờ quên lịch sử hào hùng của đất Việt.” Lời mời chân tình và đầy ý nghĩa của các bạn đồng nghiệp Báo Thái Bình đã đưa chúng tôi đến với Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Đời cứu hỏa

Những giọt nước mắt đã rơi, thật nhiều trong một buổi sáng đưa tiễn người chiến sĩ Chử Văn Khánh. Khánh ra đi sau 1 tai nạn giao thông khủng khiếp khi xe cứu hỏa va chạm với xe khách trên đường cao tốc hôm 18.3.

Bản Dao và cuộc hồi hương "định mệnh"

(HBĐT) - "Khi đó xóm có hơn 30 nóc nhà nhưng có tới 9 người chết nên dân làng chạy tán loạn, mỗi người một hướng để tránh nạn. Chuyển đến nơi ở mới thì đời sống quá khổ, tôi đành trở về xóm dù rấõt sợ hãi. Mãi sau này, khi hoạn nạn qua đi, dân làng quay trở về mới có xóm Thín với nhiều đổi khác như hôm nay”. Những ký ức kinh hoàng của 30 năm về trước vẫn in đậm trong tâm trí của ông Đặng Văn Giang và người dân xóm Thín, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.

Dừng chân trên những nẻo đường nhung nhớ...

(HBĐT) - Quả thực, mảnh đất Lạc Sơn được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều thắng cảnh đẹp đắm say lòng người. Từ Miền Đồi thơ mộng với thảo nguyên xanh và ruộng bậc thang ngút ngàn đến "con đường thơ” lên 3 xã vùng cao Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do để ngắm nhìn thác Mu, "rừng lá phong” đổ vàng. Mùa xuân, thời điểm vùng cao trở nên thơ mộng, núi rừng chìm đắm trong khúc nhạc tình tứ.

Bình minh dưới chân núi Cột Cờ

(HBĐT) - "Đất không còn bạc lạc/ Nước không còn bời lời…”, nhịp sống của cư dân dưới chân núi Cột Cờ đã trở nên sôi động. Cảm nhận ấy không chỉ của riêng tôi mà trong suy nghĩ những người đã ít nhiều gắn bó với đất và người Mường Bi - Tân Lạc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục