(HBĐT) - 3 năm, hay dù có lâu hơn nữa thì cuộc chiến đấu giành lại Trường Sa về với đất mẹ của những người lính trong "mùa xuân đại thắng” vẫn luôn là một dấu son lịch sử không bao giờ phai nhóa trong tâm trí người dân Việt Nam.


Trường Sa của đất "mẹ” Việt Nam

Thật may mắn khi chúng tôi đặt chân đến Cam Ranh vào đúng thời khắc lịch sử khi người dân nơi đây cùng với nhân dân cả nước hướng về Trường Sa. Bởi, ngay từ những ngày đầu tháng 4/1975 cùng với khí thế tiến công như vũ bão về giải phóng Sài Gòn, thì cũng có một cánh quân theo những "con tàu không số” âm thầm vượt sóng gió trùng khơi, hướng về giải phóng Trường Sa. "Tinh thần thép cùng sức người đã chế ng những con sóng bạc đầu dồn dập bất tận để giành lại những "đứa con” Trường Sa về với đất "mẹ...”, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến Cam Ranh (Khánh Hòa) đó chính là câu nói đậm "chất Bắc" của chú Chiến - một người lính "Cụ Hồ” ở quê lúa Thái Bình từng có một thời thanh xuân sôi nổi "vào Nam chiến đấu” rồi ở lại, gắn bó với mảnh đất chang chang nắng với gió mặn mòi vị biển này thật giản dị mà sâu sắc như vậy.


CBCS LLVT tỉnh tham gia tìm hiểu các văn bản lịch sử, chứng cứ pháp lý tại triển lãm bản đồ, chứng cứ lịch sử, pháp lý về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được tổ chức tại huyện Lương Sơn.

Vâng, đã hơn 40 năm trôi qua. Kể từ những ngày tháng 4 lịch sử, câu chuyện xưa vẫn còn hiện rõ trong sách sử và trong ký ức của thế hệ thanh niên Việt Nam anh dũng, kiên cường. Theo đó, trong khi những cánh quân với khí thế như thác, như lũ giông ào ạt tiến về Sài Gòn, thì đồng thời cũng có một lực lượng âm thầm vượt biển hướng về Trường Sa, thực hiện nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Theo đó, mùa xuân năm 1975, sau gần 1 tháng chiến đấu liên tục (từ ngày 04/3 đến 03/4/1975), cuộc tổng tiến công của quân và dân ta đã giành được thắng lợi hết sức to lớn. Trước những chuyển biến mau lẹ của tình hình miền Nam, Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam và Quân ủy trung ương nhận định: "cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Thời cơ chiến lược để tiến hành cuộc Tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của qua và dân ta bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà”. Nhiệm vụ đặt ra lúc đó vô cùng nặng nề và khẩn cấp. Đồng thời với việc vừa chuẩn bị chu đáo nhất, kịp thời nhất cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng tiêu diệt cơ quan đầu não của chính quyền và quân đội Việt Nam cộng hòa vừa phải tổ chức tiếp quản và ổn định vùng đã giải phóng. Thì việc tiến hành cơ động lực lượng ra tiếp quản các đảo trên biển Đông và vùng biển phía Tây Nam thuộc chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc, nhất là quần đảo Trường Sa lúc đó do quân đội Việt nam Cộng hòa chiếm giữ là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và khẩn trương. Bởi, Trường Sa là một quần đảo có vị trí chiến lược cả về mặt quân sự, kinh tế, đang là mục tiêu nhòm ngó và toan tính của nhiều thế lực bên ngoài trong thời điểm lịch sử hết sức nhạy cảm này. Trước tình hình đó, sau khi kết thúc thắng lợi cuộc tiến công giải phóng Huế - Đà Nẵng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thay mặt Quân ủy trung ương và Bộ Tng Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh đã giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Trọng Tấn khẩn trương chỉ đạo, hình thành cánh quân phía Đông và cơ động lực lượng tiến công giải phóng các đảo thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Thực hiện gấp rút nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa.


Giữ vững chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và niềm vinh dự của mỗi người dân Việt Nam (Ảnh: CBCS LLVT tỉnh tại triển lãm chứng cứ pháp lý về Trường Sa, Hoàng Sa do Sở thông tin và truyền thông phối hợp với huyện Lương Sơn tổ chức).

Quán triệt và chấp hành nghiêm chỉ thị của Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương, mệnh lệnh tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân và Bộ Tư lệnh Quân khu V đã chạy đua với thời gian, dốc lòng, dốc sức chuẩn bị lực lượng, vũ khí, trang bị và phương tiện cơ động, bám sát diễn biến tình hình, tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng đảo. Kiên quyết không để nước ngoài đến đánh chiếm đảo trước ta. Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân đã quyết định sử dụng tàu của đoàn vận tải quân sự 125 chở bộ đội đặc công đoàn 126 Hải quân và lực lượng đặc công Quân khu V cơ động thần tốc tiến ra giải phóng quần đảo Trường Sa. Dựa trên cơ sở nghiên cứu địa thế các đảo ở Trường Sa, Sở Chỉ huy tiền phương Quân chủng Hải Quân và các đồng chí chỉ huy trực tiếp chiến dịch đều thống nhất chọn đảo Song Tử Tây là mục tiên tiến công giải phóng đầu tiên nhằm tạo bàn đạp và rút kinh nghiệm giải phóng tiếp các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa và các đảo còn lại, không cho địch kịp tăng viện, đối phó.

Ngày 09/4/1975, trong lúc một cánh quân lớn trên bộ của quân giải phóng miền Nam bắt đầu tiến công mãnh liệt vào thị xã Xuân Lộc và một cánh quân khác đột phá Tân An là những tuyến phòng thủ chiến lược vòng ngoài kiên cố để bảo vệ Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn của quân đội Việt nam Cộng hòa thì Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân và Sở Chỉ huy tiền phương của quân chủng nhận được chỉ lệnh của Quân ủy trung ương và Bộ Tổng tham mưu giao nhiệm vụ tổ chức lực lượng tiến đánh, tiếp quản đảo Song Tử Tây. Ngay sau khi nhận lệnh, ngày 10/4/1975 một phân đội tàu thuộc Đoàn 125 đã cấp tốc hành quân từ Hải Phòng vào Đà Nẵng. Đến 21h cùng ngày, đội tàu đã cập cảng Đà Nẵng vừa được giải phóng và khẩn trương làm công tác chuẩn bị xuất kích ngay trong đêm. Đến 4h sáng ngày 11/4/1975 lực lượng tiến đánh, giải phóng Trường Sa gồm 3 tàu đã được lệnh rời quân cảng Đà Nẵng, nhanh chóng tiến ra tiếp quản đảo Song Tử Tây. Tiếp đó, hòa chung với khí thế tiến công như vũ bão của quân và dân ta trên khắp các chiến trường, 16h ngày 28/4/1975 một bộ phận quân giải phóng đã tiến về giải phóng đảo Trường Sa. Đây là đảo xa nhất nằm ở phía nam của quần đảo Trường Sa nhưng lại có diện tích lớn nhất so với các đảo vừa giải phóng. 9h ngày 29/4/1975, phân đội chiến đấu cuối cùng của Đoàn đặc công 126 đã hoàn thành việc đổ bộ làm chủ các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Kết thúc một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt chiến lược do Quân ủy trung ương giao cho quân chủng Hải quân.

Bản hùng ca của Trường Sa được cất lên từ đó!

Vang mãi bản hùng ca

Quần đảo Trường Sa được giải phóng đã góp phần rất to lớn vào thắng lợi chung trong 21 năm trường cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Việc tiếp quản, giải phóng quần đảo Trường Sa là bước tiếp nối truyền thống kiên cường, ý chí sắt đá của dân tộc Việt Nam trong việc quyết tâm giữ gìn, bảo vệ từng tấc đất thuộc chủ quyền thiêng liêng đã trường tồn trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc. Việc tiếp quản, giải phóng Trường Sa cũng chính là sự chuyển tiếp quyền quản lý vùng lãnh thổ, lãnh hải thuộc chủ quyền của nhân dân Việt Nam đã được lịch sử ghi nhận. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp này phải thực hiện bằng một cuộc đọ sức thắng thua trên chiến trường. Chỉ như vậy cũng đủ để khẳng định rằng: dù bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào toàn thể dân tộc Việt Nam, nhà nước Việt Nam vẫn và sẽ tiếp tục duy trì và bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng này.


Thế hệ trẻ tỉnh Hòa Bình luôn quan tâm, tìm hiểu và hướng về Trường Sa bằng nhiều hoạt động thiết thực.

Tháng 4, khi những "đứa con” Trường Sa trở về với đất "mẹ” đã thể hiện ý chí quyết tâm "dù máu xương có đổ, một tấc đất chủ quyền cũng giữ cũng phải bảo vệ” của biết bao thế hệ người Việt Nam. Ý chí này, được hun đúc trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc. Lịch sử hàng nghìn năm của đất nước là những khúc khải hoàn ca rộn rã. Trong hàng nghìn năm ấy, tổ quốc Việt Nam đều gắn liền với biển. Kể từ khi quân Nam Hán do Hoàng tử Lưu Hoằng Tháo đưa đại quân từ hướng biển theo sông Bạch Đằng tiến vào nước Việt với dã tâm đặt ách đô hộ. Thế nhưng, quá nửa đại quân Nam triều cùng Hoàng tử Lưu Hoằng Tháo đã phải bỏ mạng tại trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938. Kết thúc 1000 năm đêm dài chống Bắc thuộc của nhân dân ta, mở ra thời kỳ độc lập, chủ quyền của đất nước. Không chỉ có vậy, ngay từ buổi đầu dựng nước cách đây 1050 năm, Vua Đinh Tiên Hoàng Đế - Đinh Bộ Lĩnh cũng đã định ra chức Tỉnh Hải quân tiết độ sứ để trông coi về biển. Thế kỷ thứ XII, Vua Lý Anh Tông đã cho đi tuần tra các đảo để vẽ bản đồ biển Đại Việt đầu tiên. Đến thế k thứ XV, Nguyễn Trãi đã dâng tấu trình gửi vua Lê Thái Tông về biển Đông. Đến thời Tây Sơn cũng đã có chính sách khai khẩn đất hoang ven biển. Sau này thời Vua Gia Long cũng đã cho đóng nhiều tàu thuyền, cử các đoàn hùng binh ra trấn giữ chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Nhìn về quá khứ, cha ông ta đã nối tiếp nhau viết nên những trang sử về biển, đảo. Những trang viết đó đã trở thành chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền ca mình đối với quần đảo Trường Sa. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, rõ ràng, liên tục và hòa bình. Nhưng, trong giông tố, những bản hùng ca về gìn giữ chủ quyền đất nước, gìn giữ biển, đảo quê hương của các thế hệ người dân Việt Nam từ những vị "hùng binh” hải đội Bắc Hải cho đến những "hùng binh” thế hệ Hồ Chí Minh tiếp tục được viết nên...

(Còn nữa)


Mạnh Hùng

Các tin khác


Cuộc đối thoại thú vị của hai vị tướng ở hai chiến tuyến

Kỷ niệm 50 năm giải phóng Khe Sanh (1968-2018), Thiếu tướng Nguyễn Đức Huy kể lại cuộc đối thoại thú vị giữa ông với viên tướng nguyên là Tư lệnh Sư đoàn 3 thủy quân Lục chiến Mỹ ở chiến trường Khe Sanh và câu chuyện quanh tấm ảnh ông bắt tay lãnh tụ Fidel castro khi lãnh tụ Fidel vào thăm Quảng Trị cách đây 40 năm.

Hoa Lư - nơi nghìn năm ghi dấu khai quốc đất Việt

(HBĐT) - Ngày 24/4 tới đây tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968 - 2018) tại vùng đất cố đô Hoa Lư. Đây là hoạt động mang ý nghĩa, tầm vóc lớn lao, ghi đậm dấu ấn về ý chí vươn lên, khẳng định nền độc lập, tự chủ của dân tộc với việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, sánh ngang hàng với các triều đại Trung Hoa. Từ đây mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ, tự tôn mới của dân tộc sau nghìn năm đêm đen Bắc thuộc...

Về một người anh hùng của trận đánh Khe Sanh

"Đánh giặc xong là về nhà thôi. Tôi không nghĩ mình sẽ là anh hùng”. Ông Nguyễn Văn Nhương (quê ở xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) nói chân thành như vậy khi nhìn lại cuộc đời gần 30 năm binh nghiệp của mình. Ông Nhương đã tham gia 175 trận đánh, bắn rơi 13 máy bay, diệt 2 xe tăng và 54 tên địch, trong đó có chiến công tại sân bay Tà Cơn, góp công vào chiến thắng Khe Sanh lịch sử.

Trở lại Thái Đường xưa

(HBĐT) - "Đến với đền Trần, bạn sẽ được thấy từng dấu vết rêu phong cũ kỹ và hít từng hơi của lịch sử, của ký ức. Để được sống trong không khí hào hùng ngày vua Trần mở tiệc khao quân sau chiến thắng quân Mông – Nguyên. Để thêm tự hào và không bao giờ quên lịch sử hào hùng của đất Việt.” Lời mời chân tình và đầy ý nghĩa của các bạn đồng nghiệp Báo Thái Bình đã đưa chúng tôi đến với Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).

Đời cứu hỏa

Những giọt nước mắt đã rơi, thật nhiều trong một buổi sáng đưa tiễn người chiến sĩ Chử Văn Khánh. Khánh ra đi sau 1 tai nạn giao thông khủng khiếp khi xe cứu hỏa va chạm với xe khách trên đường cao tốc hôm 18.3.

Bản Dao và cuộc hồi hương "định mệnh"

(HBĐT) - "Khi đó xóm có hơn 30 nóc nhà nhưng có tới 9 người chết nên dân làng chạy tán loạn, mỗi người một hướng để tránh nạn. Chuyển đến nơi ở mới thì đời sống quá khổ, tôi đành trở về xóm dù rấõt sợ hãi. Mãi sau này, khi hoạn nạn qua đi, dân làng quay trở về mới có xóm Thín với nhiều đổi khác như hôm nay”. Những ký ức kinh hoàng của 30 năm về trước vẫn in đậm trong tâm trí của ông Đặng Văn Giang và người dân xóm Thín, xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục