Bài 1:  Bức tranh mới ở vùng nông thôn khó khăn


(HBĐT) - Tiếp nối thành công của giai đoạn 1, do vẫn là một trong những tỉnh khó khăn ở khu vực miền núi phía Bắc nên tỉnh tiếp tục được các bộ, ngành T.Ư và Ngân hàng Thế giới (WB) lựa chọn là 1 trong 6 tỉnh tham gia Dự án giảm nghèo (DAGN) các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2. Được triển khai từ năm 2010 - 2018, về cơ bản dự án đã đạt được mục tiêu nâng cao mức sống của người hưởng lợi vùng dự án; tăng cường năng lực thể chế của chính quyền cơ sở, năng lực sản xuất của cộng đồng; hỗ trợ lập kế hoạch phát triển KT – XH cấp xã và tăng cường liên kết thị trường, sáng kiến kinh doanh.



Nhờ được đầu tư cứng hóa đường giao thông nông thôn giúp người dân xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) thuận lợi đi lại, giao thương hàng hóa. 


DAGN tỉnh Hòa Bình giai đoạn II được triển khai thực hiện tại 42 xã thuộc 5 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy. Việc thiết kế với 3 lĩnh vực hoạt động chính là: cơ sở hạ tầng - hỗ trợ sinh kế - nâng cao năng lực đã tạo ra tính kết nối và bổ trợ cho nhau giữa các hợp phần, hoạt động của dự án và đều hướng đến mục tiêu giải quyết những thách thức lớn nhất, đáp ứng ưu tiên cao nhất của cộng đồng.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng

Đồng chí Bùi Đức Hinh, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết: Trong nhiều năm qua, Hòa Bình cùng với 5 tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc đã nhận được những hỗ trợ đáng kể cho công cuộc giảm nghèo, điển hình là DAGN sử dụng vốn vay WB. Tham gia DAGN giai đoạn 2, tỉnh mong muốn đạt được sự tăng trưởng bền vững, đa dạng hóa hoạt động sinh kế cho các thôn, xóm, tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo và người dân tộc thiểu số; phát triển sản xuất gắn với thị trường, khai thác hợp lý tiềm năng sẵn có tại địa phương. Đồng thời, góp phần phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động hỗ trợ nông nghiệp, công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng để tạo cơ hội cho các xã nghèo, người nghèo tiếp cận với các dịch vụ công và khuyến khích sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng trong việc ra quyết định đối với các hoạt động tại địa phương.

Sau 9 năm triển khai thực hiện, trong tổng số 250 hoạt động được Ban quản lý dự án các huyện làm chủ đầu tư có tới 209 công trình cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, cầu cống, nước sinh hoạt, trong đó tập trung vào 2 hạng mục chính là giao thông, nhất là đường phục vụ sản xuất và công trình thủy lợi. Các công trình đã giúp tăng tính kết nối, mở rộng giao thương, góp phần tạo thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho hơn 27.100 lượt hộ trong vùng. Với tổng kinh phí trên 248,7 tỷ đồng đã góp phần cải thiện trên 86 km đường giao thông nông thôn, cung cấp đủ nước tưới cho hơn 2.100 ha ruộng, cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho khoảng 2.200 hộ dân.

Trao quyền, lấy cộng đồng làm định hướng

Đó là cách tiếp cận DAGN giai đoạn 2 áp dụng đã phát huy được sự tham gia của cộng đồng trong suốt quá trình đầu tư. Tỷ trọng hoạt động do cấp xã làm chủ đầu tư chiếm trên 87% số lượng và trên 38% tổng vốn thực hiện của WB. Theo đó, đã có hơn 1.000 tiểu dự án hạ tầng do cấp xã làm chủ đầu tư với hơn 70.700 lượt hộ hưởng lợi. Quy mô vốn trung bình ở mức 137,3 triệu đồng/tiểu dự án và mỗi thôn, xóm được đầu tư 2,8 công trình.

Xã Hương Nhượng giáp với trung tâm huyện Lạc Sơn, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên còn nhiều khó khăn. Thực hiện DAGN giai đoạn 2, trong hợp phần kinh tế huyện đã đầu tư vào địa bàn xã trên 10 tỷ đồng, xây mới và sửa chữa 3,4 km đường giao thông, xây mới 2,4 km mương tưới tiêu cho 43,6 ha và thực hiện đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, hỗ trợ sáng kiến kinh doanh. 

Đối với hợp phần phát triển xã, Hương Nhượng thực hiện được 132/157 tiểu dự án, tổng vốn đầu tư trên 9 tỷ đồng, gồm nhân dân đóng góp và vốn đối ứng. Nhờ vậy, xã nâng cấp được 1.486 m, bê tông hóa 2.839 m đường nội đồng, đường liên xóm; cứng hóa 882,6 m mương phục vụ tưới cho 34 ha; đầu tư xây dựng 7 nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà vệ sinh công cộng. Ngoài ra, xã thành lập được 76 nhóm cùng sở thích với 793 thành viên tham gia.

Đồng chí Đỗ Văn Bảng, Chủ tịch UBND xã Hương Nhượng chia sẻ: Kết quả của DAGN đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu phát triển KT – XH. Sau 8 năm thực hiện dự án, thu nhập bình quân đầu người của xã tăng từ 8 triệu đồng (năm 2010) lên 29 triệu đồng (năm 2018). DAGN góp phần quan trọng để xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, giúp bà con biết cách sản xuất theo tổ, nhóm, liên kết để tăng thu nhập... Với sự đóng góp của DAGN vào các tiêu chí, năm 2017, xã Hương Nhượng đã về đích nông thôn mới.

Có thể khẳng định, DAGN giai đoạn 2 thực hiện phân cấp mạnh cho xã làm chủ đầu tư các hoạt động quy mô nhỏ trên địa bàn đã nâng cao năng lực quản lý, điều hành ở cấp xã, tăng tính trách nhiệm và hiệu quả thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển tại từng xã.

Kết quả khảo sát cuối dự án cho thấy, từ chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng đã đem lại hiệu quả KT – XH đáng ghi nhận, thể hiện qua những con số thuyết phục như: Về công trình giao thông, 74% số hộ hưởng lợi trực tiếp ghi nhận có giảm thời gian đi lại bằng xe máy khi đi qua con đường để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 92% số hộ được khảo sát ghi nhận đã giúp giảm đáng kể chi phí và công vận chuyển sản phẩm cho người dân; 93,4% số hộ hưởng lợi đánh giá tăng tiếp cận với tư thương sau khi có công trình…

Đối với các công trình thủy lợi, 67% hộ hưởng lợi ghi nhận thu được sản lượng cao hơn trên cùng diện tích canh tác nhờ áp dụng giống mới, kỹ thuật canh tác mới sau khi đủ nước tưới. Mỗi hộ trung bình có 0,075 ha tăng vụ, tạo thêm 0,46 tấn lúa, tương đương 2,8 triệu đồng; việc tăng diện tích đất canh tác đã góp phần tăng thêm sản lượng lúa trung bình của mỗi hộ là 0,48 tấn, tương đương trên 3 triệu đồng…

Bên cạnh đó, các công trình hạ tầng còn giúp cải thiện việc tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ công, tạo địa điểm tốt để định cư lâu dài cũng như tăng cường sự tham gia của hộ hưởng lợi trong các hoạt động xã hội.(Còn nữa)

Bình Giang


Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục