Bà Nguyễn Thị Kim Lai, nhân vật nữ du kích trong bức ảnh nổi tiếng “Giải giặc lái Mỹ” hiện nghỉ hưu và sinh sống tại TP. Hà Tĩnh.
(HBĐT) - Đầu tháng tư, chúng tôi có dịp trở về Hà Tĩnh. Rời Hòa Bình trong tiết trời se lạnh của cái “rét nàng Bân”, đến vùng đất miền Trung đã là mùa hè oi ả với từng cơn gió Lào ngột ngạt. Nắng Hà Tĩnh, gió Hà Tĩnh, tình đất, tình người Hà Tĩnh đã cuốn hút chúng tôi đến với những tên đất, tên làng, tên đường, tên núi, tên sông.
Dù lần đầu mới được đặt chân tới nhưng thật thân thương, gần gũi bởi những địa danh đó gắn liền với những năm tháng hào hùng, khốc liệt đầy gian khổ hy sinh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những tiến triển mới của Hà Tĩnh trong sự nghiệp CNH-HĐH. Đó là Khe Giao, Hồng Lam, đèo Ngang, Lĩnh Cảm, cảng Vũng áng, cửa khẩu Cầu Treo, bãi biển Thiên Cầm... Chúng tôi cảm nhận, với bất cứ ai, đã về đến Hà Tĩnh nếu chưa đến ngã ba Đồng Lộc thì coi như chưa về đến vùng đất của sông Lam, sông La, sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, núi Hồng Lĩnh, nơi đã tạo nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ thi nhân, nhạc sỹ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta, ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một dấu son chói ngời không thể nào phai nhạt. Nơi đó, hàng vạn người đã dốc hết nhiệt tình, sức lực, trí tuệ của tuổi trẻ cho “những mạch máu luôn chảy về tim”. Hàng nghìn bộ đội, TNXP, công nhân giao thông, lái xe, chiến sỹ công an, dân quân... đã gửi lại tuổi thanh xuân của mình để thông đường cho xe ra tiền tuyến, góp phần đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Sau những năm tháng chiến tranh, trong cuộc sống hòa bình, Đồng Lộc đã trở thành địa chỉ đỏ tràn đầy sự sống và là nơi chứa đựng biết bao huyền thoại thiêng liêng cao cả. Quần thể di tích ngã ba Đồng Lộc có diện tích 0,6 km2 đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nơi khắc tên 1.950 anh hùng liệt sỹ TNXP toàn quốc và các anh hùng liệt sỹ hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc với hàng trăm hiện vật gốc, ảnh gốc, hiện vật được phục chế cùng hệ thống sa bàn cho người xem thấy được cuộc sống lao động, chiến đấu của TNXP trên mọi ngả đường với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến” và ngã ba Đồng Lộc, trọng điểm chiến lược giữa các lực lượng của Việt Nam với không lực Mỹ. Thật khó có thể hình dung nổi, chỉ trong 7 tháng ném bom hạn chế (từ tháng 4/10/1968) địch đã đánh vào ngã ba Đồng Lộc 1.863 lần, ném gần 50.000 quả bom các loại, chưa kể đạn roocsket, 20 mm, bom bi. Bình quân mỗi tháng chúng đánh 28 ngày, ngày đánh nhiều nhất 103 lần với trên 800 quả bom các loại...với ý đồ biến ngã ba Đồng Lộc thành điểm chết, là bãi hoang không một bóng người, không một chuyến xe qua. Cũng phải đến với quần thể di tích ngã ba anh hùng, mọi người mới hiểu để bảo vệ con đường vận tải chiến lược, hàng vạn người cùng các loại vũ khí, phương tiện, máy móc đã được huy động để làm nên những chiến công và huyền thoại như nữ Anh hùng La Thị Tám đã đứng trên chòi quan sát suốt 200 ngày đêm để đếm bom và cắm tiêu bom; Anh hùng Vương Đình Nhỏ, trong 5 năm (1968-1972) đã chỉ huy phá thành công 1.899 quả bom các loại, trong đó có 529 quả bom tại ngã ba Đồng Lộc. Riêng xã Đồng Lộc Anh hùng, qua 2 cuộc chiến tranh đã có 72 liệt sĩ, 4 Bà mẹ VNAH và hàng trăm thương binh...
Phóng viên Báo Hòa Bình và Báo Hà Tĩnh gặp gỡ chuyện trò với Anh hùng lực lượng vũ trang Uông Xuân Lý.
Trong chuyến đi này, chúng tôi may mắn gặp được Anh hùng LLVT Uông Xuân Lý, người đã được đồng đội làm lễ truy điệu và chuẩn bị tang lễ khi ông xung phong dùng xe ủi để gạt bom mở đường tại ngã ba Đồng Lộc. Gia đình Anh hùng Uông Xuân Lý hiện ở số 18, khối phố 2, phường Trần Phú, TP Hà Tĩnh. Câu chuyện của ông gắn liền với tổ máy gạt mang chính tên mình. Tổ máy gạt của Uông Xuân Lý là niềm tự hào của ngành GT-VT Hà Tĩnh. Cũng như các đơn vị bạn, tổ của ông đã vượt lên bao thử thách để giữ cho tuyến đường luôn thông suốt. Không kể ngày đêm, mưa gió, bom đạn khi được thông báo có bom nổ chậm cản đường là tổ của ông có mặt cùng các phương tiện xe máy, trong đó có chiếc máy ủi ĐT 54 sẵn sàng hoạt động. Ban đêm, họ lợi dụng ánh trăng và pháo sáng địch để khẩn trương san ủi đất, đá, làm phẳng mặt đường. Có khi cả tổ chia nhau từng người một, người lái máy, người mặc áo trắng, dùng khăn làm tín hiệu hướng dẫn cho xe chạy. Có khi xúc cả bom xuống hố sâu để tổ Vương Đình Nhỏ dùng thuốc phá nổ. Một lần tổ của ông được báo phải giải quyết ngay một quả bom nằm giữa ngã ba khiến xe ra Bắc vào
Cũng trong chuyến đi này, chúng tôi đã được gặp gỡ, trò chuyện với “người hùng” trong bức ảnh bất hủ “Giải giặc lái Mỹ” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phan Thoan. Đó là bà Nguyễn Thị Kim Lai, 61 tuổi, quê ở xã Hương Phong, huyện Hương Khê. Hiện ở cùng con, cháu tại khu phố 10, đường Trần Thị Hường, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh. Đón tiếp chúng tôi thật ấm cúng, cởi mở, qua tâm sự của bà, chúng tôi được trở lại những ngày tháng đầy khốc liệt nhưng cũng thật tự hào của thế hệ chống Mỹ cứu nước. Cũng như bao nam nữ khác trong làng lớn lên trong chiến tranh bom đạn của thời chống Mỹ. Mùa hè năm 1965, vừa học hết cấp II, bà và bè bạn cùng trang lứa xung phong vào đội dân quân của xã. Ngày 20/9/1965, vào khoảng 9h, một tốp máy bay phản lực F4H của Mỹ lao đến bắn phá cầu Đá Lậu (nay là cầu Lộc Yên), thị trấn Hương Khê. Bộ đội, dân quân tự vệ của ta đã bắn rơi 1 chiếc trong tốp đó và mọi người đã nhìn thấy tên phi công Mỹ nhảy dù xuống nhưng không biết đang ẩn nấp ở đâu. Suốt cả ngày hôm đó, máy bay Mỹ nhiều vô kể, quần đảo nhiều lớp, nhiều tầng, vừa bắn phá, vừa ngó nghiêng tìm kiếm đồng bọn. Ngay trong đêm, huyện đội Hương Khê huy động mọi lực lượng của các xã tìm bắt tên phi công Mỹ và bà là người đầu tiên phát hiện hắn đang lúng túng vướng trong đám dây chằng chịt của chiếc dù và vội bắn 3 phát súng chỉ thiên để báo cho anh em đến hỗ trợ. Bà tủm tỉm: “Mãi đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được cái cảm giác hơi run khi cầm súng dẫn giải tên phi công Mỹ vì ngày đó tôi chỉ cao 1,47 m và nặng 37 kg thôi mà tên lính Mỹ thì cao 2,2 m, còn nặng đến 125 kg. Nhưng lúc đó nếu không bình tĩnh cùng anh em dân quân để can ngăn, khuyên nhủ bà con thì với gậy gộc, cuốc, xẻng, dao rựa trong tay, hắn chắc cũng hết đường sống sót. Mà chạy đi đâu được cơ chứ hai tay viên phi công Mỹ thì đã bị trói quặt ra đằng sau, chân tập tễnh bước thấp, bước cao trông buồn cười lắm”. Trước khi chia tay, lời tâm sự của bà cũng như một lời nhắn nhủ: “Là một trong những người may mắn trở về để được sống cho đến ngày hôm nay thì không thể quên được quá khứ, có quá khứ mới có hiện tại. Tôi luôn tự nhủ lòng mình, dù ở cương vị nào và bây giờ đơn giản chỉ là người mẹ, người bà, một công dân bình thường nhưng cũng phải sống tốt hơn vì con cháu mình và vì cả những người đã khuất”. Đã hàng chục năm, “người hùng” đó đã “bước” ra khỏi bức ảnh để trở về cuộc sống đời thường với mong muốn mọi người đừng bao giờ quên quá khứ hào hùng của dân tộc, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Tạm xa Hà Tĩnh, vùng đất một thời mưa bom, bão đạn với biết bao huyền thoại thiêng liêng đã góp phần cho mùa xuân đại thắng giờ đây đang từng ngày thay da, đổi thịt, chúng tôi hiểu những trang sử đau thương nhưng hào hùng của quá khứ luôn là nguồn sức mạnh để thế hệ hôm nay xây dựng cuộc sống mới ngày càng phồn vinh để xứng đáng với những hy sinh, cống hiến của lớp lớp cha anh.
Đức Phượng
(HBĐT) - Dù đã quen với khúc nhạc “vô thường” của những tay đàn lão luyện. Nhưng chẳng hiểu sao khi ngồi trước họ, tôi cứ bị cuốn theo những ngón đàn đôi lúc còn ngượng ngập, run rẩy, những gam nhạc thăng, giáng đôi lần vấp váp, lỡ nhịp và cuốn theo cả những cảm xúc vừa mơ hồ, vừa hiện hữu trên khuôn mặt đau đáu khát vọng của Thuận...
(HBĐT) - Bao nhiêu năm nay có một người phụ nữ sống trong xóm nhỏ heo hút ở xã Phú Thành, huyện Lạc Thuỷ ngày ngày bán xôi sáng ở đầu xóm. Lúc rảnh rỗi, bà lại trồng hoa hồng và chăm con mèo cho khuây khoả nỗi nhớ cha. Nhưng ít ai biết được quá khứ của bà và người cha là ông Schulze, người Đức đã có nhiều cống hiến cho cách mạng.
(HBĐT) - Vào 18h30’ ngày 3-3-2012 tại bản Lũng Xá, xã Loóng Luông, huyện Mộc Châu, Sơn La đã xảy ra vụ dùng súng, khống chế, bắt cóc bé gái 6 tuổi của 1 gia đình người Mông.
(HBĐT) - Thời tiết đang ấm dần, tạo thuận lợi cho việc thu hoạch mía tím. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, việc tiêu thụ mía trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra hết sức ảm đạm, người trồng mía vẫn ngậm ngùi bán đi những ruộng mía tím mơn mởn với giá rẻ, nhiều diện tích vẫn không có người hỏi mua khiến người trồng mía hoang mang, lo lắng.
(HBĐT) - Người Mường biết đánh chiêng có hàng vạn, nhưng người biết giữ phách cho giàn chiêng và làm được việc dậyl chiêng thì đếm trên đầu ngón tay. Đặc biệt là dùng tay xoa vào núm chiêng để ngân lên tiếng thì độc nhất vô nhị chỉ có ông Nguyễn Văn Thực ở xóm Chăm, phường Thái Bình (TPHB). Người vừa biết chơi các loại nhạc cụ dân tộc Mường, vừa biết làm nhà táng, đồ mỹ nghệ thì cũng chỉ có già Thực. Ông như một “bảo tàng sống” về văn hóa Mường.” - Đó là nhận xét của NSƯ.T, nhà nghiên cứu VHDG Bùi Chí Thanh về người nghệ nhân đầu tiên của tỉnh vừa được phong tặng danh hiệu nghệ nhân dân gian Việt Nam.
(HBĐT) - Vụ lở núi xảy ra vào buổi sáng ngày 16/2 làm chết 2 người, gây ách tắc hoàn toàn tuyến QL 6 thuộc km 138 + 750 địa phận xã Đồng Bảng (Mai Châu) là vụ lở núi kinh hoàng nhất từ trước đến nay tôi được tận mắt chứng kiến. Nhưng với những CBCS - Bộ CHQS tỉnh tham gia làm công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn (TKCHCN) nói chung và những người lính công binh nói riêng thì đây thực sự là "một trận đánh".