Từ việc mở rộng quy mô sản xuất ổn định, Công ty măng Kim Bôi đã tạo việc làm cho hơn 30 lao động địa phương với thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.  ảnh: Anh Ngô Đức Sinh kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

Từ việc mở rộng quy mô sản xuất ổn định, Công ty măng Kim Bôi đã tạo việc làm cho hơn 30 lao động địa phương với thu nhập từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng. ảnh: Anh Ngô Đức Sinh kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng.

(HBĐT) - Nếu như cái tên Ngô Đức Sinh, Giám đốc Công ty măng Kim Bôi (xã Thanh Nông - Lạc Thủy) còn khá lạ lẫm, cái tên Sinh “măng” lại là cái tên đã trở nên quen thuộc với người dân ở các xã vùng sâu, xa, nơi mà cây măng rừng đang trở thành nguồn thu nhập chính. Từ cây măng, đã có nhiều người, nhiều hộ dân thoát nghèo. Hơn thế nữa, việc mở rộng diện tích trồng bương, luồng, trúc lấy măng trên địa bàn tỉnh đang được kỳ vọng là một trong những hướng mở cho nền kinh tế xanh.

 

7 ngày thành... chuyên gia về măng 

Chuyện đến với cây măng rừng cũng là một sự tình cờ với Ngô Đức Sinh khi cách đây 2 năm trong một chuyến đi lên Hòa Bình, anh ghé thăm Công ty măng Kim Bôi. Tại đây, trong cuộc trò chuyện với lãnh đạo Công ty, nhận thấy sự chán chường với măng của những người đứng đầu cộng với đó là tình trạng sản xuất ngày càng đi xuống, đầu ra sản phẩm không ổn định, trong suốt thời gian dài, Công ty làm ăn không có lãi, công việc của người lao động không ổn định. Nhận thấy đây là một cơ hội, anh ngỏ ý muốn mua lại nhà máy. Trước đề nghị đó, những người điều hành Công ty nhận thấy đã đến lúc cần tìm một người quản lý, đầu tư mới để duy trì hoạt động của Công ty, duy trì cái tâm huyết của những người yêu cầu măng xứ Mường này. Chỉ sau 7 ngày, những bản hợp đồng kinh tế được ký kết, những biên bản bàn giao được thống nhất. Ngô Đức Sinh chính thức trở thành Giám đốc mới của Công ty măng Kim Bôi. Anh bảo: trước khi quyết định mua lại cơ sở sản xuất măng Kim Bôi mình cũng chỉ là một kẻ ngoại đạo. Đến việc phân biệt đâu là măng nứa, đâu là măng bương, đâu là măng tre cũng chịu. Thế nhưng trong những ngày thương thảo hợp đồng chuyển đổi, tranh thủ thời gian bất kể thời điểm nào, sáng, trưa, chiều, tối, thậm chí là đêm để nghiên cứu tìm hiểu về măng. Ngoài nghiên cứu trong các tài liệu chuyên ngành về măng, công nghiệp sản xuất măng và thị trường tiêu thụ, 2 vợ chồng mình còn la cà khắp các chợ đầu mối và cả những nơi có tiềm năng về nguồn cung cấp măng trên địa bàn tỉnh như các huyện: Lạc Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Đà Bắc.... Sự nỗ lực đó đã được đền đáp khi anh đã nắm bắt, hiểu được đặc trưng, tính chất thời vụ của các loại măng ở mức độ như một chuyên gia thực thụ. Chính từ việc nắm rõ đặc trưng, đặc điểm của từng loại măng, anh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng sản phẩm.

 

Tính đến nay, Công ty măng Kim Bôi đã đưa ra thị trường 23 sản phẩm măng. Trong đó có những sản phẩm đặc trưng như: măng đắng xứ Mường đóng gói, măng trúc quân tử, măng khô nấu ngay... Đây là những sản phẩm chưa có ai dám mạo hiểm đầu tư sản xuất bởi sự rủi ro rất cao trong khâu chế biến. Cũng nhờ sự nỗ lực đó, đến nay, sản phẩm măng chế biến sẵn của Công ty không chỉ có mặt rộng rãi tại các siêu thị, chợ lớn ở nhiều địa phương trong cả nước mà đã được xuất khẩu sang thị trường một số nước như: Ba Lan, Ucraina, Cộng hòa Cezh... Tới đây, thị trường xuất khẩu sẽ tiếp tục được mở rộng khi dây chuyền, công nghệ sản xuất được đầu tư hoàn thiện với quy mô, công suất lớn gấp 3 - 4 lần hiện nay.

 

Đầu tư cho kinh tế xanh

 

ấn tượng ban đầu của chúng tôi về Công ty măng Kim Bôi không phải là quy mô sản xuất đã được mở rộng, công nghệ sản xuất đã được đầu tư, sản phảm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Cũng không phải do Công ty đã tạo việc làm với thu nhập ổn định từ 2,5 - 3 triệu đồng/tháng cho hơn 30 lao động địa phương mà ấn tượng lớn nhất đó là những dự định, định hướng đang được Công ty triển khai để cây bương, tre trở thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng, có giá trị kinh tế cao, đem lại nguồn thu ổn định, từng bước góp phần xóa đói - giảm nghèo ở những địa bàn còn khó khăn của tỉnh. Vì thế, trong câu chuyện với chúng tôi, anh Sinh luôn nhắc đến việc đầu tư cho người dân địa phương trồng bương, trồng trúc và cây măng đắng với một sự say mê như một lão nông thực thụ. Anh bảo: Việc đầu tư mở rộng diện tích trồng bương, luồng, trúc lấy măng là một hướng đi khả thi ở Hòa Bình bởi theo báo cáo điều tra về hiện trạng rừng tre, nứa lại 7 tỉnh gồm: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kim Tum, Đăklăk của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổng diện tích rừng tre, nứa của Hòa Bình là 27.219 ha, phân bố ở 11 huyện, thành phố, trong đó, rừng tre, nứa tự nhiên là 12.784 ha, rừng tre, nứa trồng là 6.973 ha, đứng sau tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An. Như vậy, xét về tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ như chế biến măng, mây - tre đan là một hướng đi có nhiều triển vọng. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác một cách hiệu quả. Nắm bắt xu thế đó, Công ty bắt tay vào việc xây dựng dự án mở rộng quy mô trồng các loại cây bương, luồng, trúc lấy măng ở các huyện: Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy. Theo đó, dự án này sẽ được triển khai thí điểm ở 6 xã của 3 huyện trên tinh thần đầu tư cây giống, công chăm sóc và phân bón, hỗ trợ người dân cho những năm đầu trồng bương, luồng. Đồng thời, Công ty sẽ ký hợp đồng, cam kết tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý cho người dân trong khoảng thời gian từ 5 - 10 năm để tạo sự yên tâm khi người dân tham gia trồng, mở rộng diện tích bương, luồng, trúc lấy măng.

 

Nói với chúng tôi, Sinh măng chia sẻ: với công suất khoảng 200 tấn măng tươi/ngày nhưng chưa bao giờ chúng tôi chạy hết công suất vì không có đủ nguyên liệu. Hiện tại, ngoài việc thu gom nguyên liệu ở Hoà Bình, chúng tôi còn phải mở rộng xây dựng hệ thống chân rết thu mua ở các địa phương khác, trong đó chủ yếu là ở Thanh Hóa. Trên thực tế, so với các loại cây trồng khác theo mô hình phủ xanh đất trống, đồi trọc, tính ra, trồng bương lấy măng còn lãi hơn gấp nhiều lần. Trong khi đó, quá trình khai thác không làm trống đất. Điều này cũng đã được minh chứng rất rõ ở Đồi Thung (xã Quý Hòa - Lạc Sơn) và Đằng Long (xã Bắc Sơn - Kim Bôi). Nhờ cây măng bương mà đời sống người dân đã có sự đổi thay rõ rệt. ông Bạch Công Nghiu, Trưởng xóm Thung 1, xã Quý Hòa cho biết: Nếu như trước đây, một năm có đến 5 - 6 tháng đói, nay đã có nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá, thậm chí có thể làm giàu được từ măng. Nguồn thu từ măng trong vụ vừa qua của cả vùng thung đạt hơn 3 tỷ đồng, tính bình quân, mỗi hộ thu hàng chục triệu đồng/vụ. Cũng giống như Đồi Thung, ở xóm Đằng Long, xã Bắc Sơn (Kim Bôi), cuộc sống người dân cũng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn thu từ măng. Anh Triệu Văn Tiến cho biết: chính măng bương đã tạo bước đột phá về đời sống người dân. Từ chỗ gần 100% số hộ trong xóm thuộc diện nghèo khó, đến nay đã có hơn 80% thoát nghèo và từng bước vươn lên từ măng.

 

Cây bương, tre đang khẳng định vai trò, chỗ đứng quan trọng trong đời sống người dân ở các xã vùng sâu, khó khăn của tỉnh. Nếu có đầu ra ổn định, một ngành công nghiệp chế biến đảm bảo tiêu thụ các sản phẩm từ bương, tre thì chính loại cây này sẽ trở thành một trong những hướng mở cho nền kinh tế xanh bền vững.

 

 

                                                                   Mạnh Hùng

 

Các tin khác

Thương binh Trần Viết Ngân chăm sóc đàn lợn “đặc sản” của gia đình.
Thời điểm chúng tôi thâm nhập rừng cấm Ngọc Sơn - Ngổ Luông cách đây hơn 3 năm, ở đâu cũng thấy gỗ ngổn ngang.
Mặc dù tuổi đã cao nhưng bà Nguyễn Thị Vuông vẫn thường xuyên gặp gỡ hội viên phụ nữ  xóm Gốc Đa, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) trao đổi về xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Bao năm qua, người dân Thung Rếch - Tú Sơn (Kim Bôi) cần mẫn bên những bãi mía, nương ngô để vượt đói, thắng nghèo. ảnh: Lãnh đạo Đảng bộ, chính quyền xã Tú Sơn kiểm tra chất lượng giống ngô mới.

Chuyện về rừng chè bị “lãng quên” ở Đà Bắc

(HBĐT) - Nếu đem so với cây ngô và dong riềng là những loại cây trồng chủ lực ở Trung Thành, cây chè có giá trị trung bình gấp 4 - 5 lần. Dẫu vậy, trên vùng đất chè xưa của Đà Bắc vẫn đang có hàng chục ha chè dường như bị lãng quên, mọc thành rừng xen giữa những loại cây dại không tên trong nỗi nuối tiếc, xót xa của những người có tâm huyết với chè.

Tìm về ký ức “đại công trường” ở Kim Tiến

(HBĐT) - Một “đại công trường” trải suốt một dải 3 km trên dòng suối Cháo (xã Kim Tiến - Kim Bôi) với hàng nghìn con người già có, trẻ có ngày đêm hừng hực khí thế, chung một quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khai thác cát phục vụ việc xây Lăng Bác. Có lẽ vẫn còn nguyên trong ký ức nhiều lớp người dân xã Kim Tiến, niềm tự hào đó như một ngọn lửa sáng truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp.

Trăn trở cùng Yên Thượng

(HBĐT) - Sau hơn 4 năm thi công, tuyến đường Tây Phong - Yên Thượng (Cao Phong) có tổng chiều dài hơn 14 km, giờ chỉ còn hơn 2 km đang thi công dở dang. Đến Yên Thượng có nhiều điều lạ lẫm đến khó tả. Ở Tây Phong là cảm giác nóng bức ngột ngạt của mùa hè nhưng lên đến vùng đất chiến khu xưa không khí vẫn còn se lạnh như những ngày đầu đông.

Ước mơ từ xóm vạn chài

(HBĐT) - Chân chẳng bước đi trên đất, đầu ngấp nghé chẳng tới trời. Cả cái xóm vạn chài thuộc tổ 4, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) với hơn 200 con người chỉ bám, níu với đất bằng một sợi dây cũng mong manh như chính những ước mơ truyền đời của những kẻ “lang bạt kỳ hồ” suốt đời chỉ mơ “một tấc đất để cắm dùi” cho cuộc sống đỡ chông chênh, tủi cực.

Hà Tĩnh - những ngày tháng tư

(HBĐT) - Đầu tháng tư, chúng tôi có dịp trở về Hà Tĩnh. Rời Hòa Bình trong tiết trời se lạnh của cái “rét nàng Bân”, đến vùng đất miền Trung đã là mùa hè oi ả với từng cơn gió Lào ngột ngạt. Nắng Hà Tĩnh, gió Hà Tĩnh, tình đất, tình người Hà Tĩnh đã cuốn hút chúng tôi đến với những tên đất, tên làng, tên đường, tên núi, tên sông.

“Những bàn tay ấm” nơi vùng đất khó Cuối Hạ

(HBĐT) - Bây giờ đường vào Cuối Hạ, xã vùng sâu, đặc biệt khó khăn của huyện Kim Bôi đã thông thoáng, dễ đi hơn nhiều so với trước đây nhưng con đường phát triển của miền đất khó này vẫn còn nhiều gian truân. Những cảnh ngộ, nếu kể đến tận cùng dễ làm nhiều người thương cảm. Đồng thời, cũng tại nơi này đã sáng lên những tấm lòng, trái tim nhân ái…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục