Bà Bàn Thị Kim Cúc hồi tưởng những lần được gặp Bác Hồ.
(HBĐT) - “Bác Hồ, Người là niềm tin kính yêu nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại...”. Câu hát ấy đã trở thành gần gũi, thân thương và niềm tự hào của hàng triệu người dân Việt Nam về lãnh tụ Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc. Với những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ, kỷ niệm về Người đã trở thành ký ức thiêng liêng không thể nào quên.
Bà Bàn Thị Kim Cúc ở tổ 19, phường Phương Lâm (TPHB) là người phụ nữ dân tộc Dao có được niềm vinh hạnh ba lần được gặp Bác Hồ. Những lần được gặp Bác luôn khắc sâu trong tâm khảm, thế rồi không nhớ tự bao giờ mà như đã thành thông lệ, cứ mỗi độ tháng 5 về, ngôi nhà nhỏ của bà lại trở lên nhộn nhịp, khi là đồng chí, đồng nghiệp xưa tập trung để sinh hoạt tổ hưu trí, có khi lại là bạn bè, bà con phố xá đến chơi để cùng nhau ôn lại kỷ niệm trong quãng đời công tác. Những lần gặp mặt đông đủ đó không thể thiếu mục bà kể chuyện được gặp Bác Hồ cho mọi người cùng nghe. Mặc dù bà được gặp Bác Hồ ba lần mà lần nào cũng chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi, vậy mà ký ức về Bác không bao giờ phai mờ trong tâm trí. Mỗi lần gặp Bác là một lần bà được mở mang tri thức, khai sáng tâm hồn. Mỗi lần nhớ về Bác, kể chuyện về Bác, bà càng như thấy tâm hồn trẻ trung, trong sáng trở lại. Bà kể say sưa, gân như la không biết chán. Mỗi lần kể, bà lại nhớ thêm mộõt chi tiết ở những lần được gặp Bác. Vậy là câu chuyện như lại mới thêm, như lại hay hơn, thu hút người nghe, khắc ghi thêm kỷ niệm của người kể. Bà kể: Lần đầu tiên gặp Bác lúc bà mới 15 tuổi. Ngày ấy đang là học sinh của trường dành cho con em các dân tộc thiểu số, bà “còi” nhất trong số các bạn học cùng lớp. Có lẽ vì nhỏ nhất và mang trên người bộ quần áo dân tộc nên Bác đã để ý đến bà. Bước vào lớp học, Bác tươi cười chào các cháu. Đợi cho tiếng reo: “Bác Hồ! Bác Hồõ!” lặng xuống, Bác vẫy tay về phía bà ân ần bảo: Này, bé có phải “kim miền” không? (Tiếng Dao “kim miền” nghĩa là người Dao), đến đây với Bác nào! Lúc này, các bạn cùng hô lớn: “Bác Hồ muôn năm! Bác Hồ muôn năm! rồi không ai bảo ai họ nhường đường cho bà đến ngồi bên cạnh Bác. Bác hỏi: cháu học có giỏi không? Đi học mình đừng giấu dốt nhé! Là người dân tộc nên phải học tốt tiếng dân tộc mình rồi học tiếng phổ thông và còn phải viết được nữa để sau này có điều kiện sẽ giới thiệu nền văn hóa của dân tộc mình cho mọi người cùng biết. Đấy là lần đầu gặp Bác, thật không hạnh phúc gì hơn trong cả một tập thể lớp, bà được Bác dành cho tình cảm đặc biệt. Bác ân cần thăm hỏi rồi căn dặn bà phải chịu khó học tập, có tinh thần đoàn kết, thương yêu bạn bè, gia đình. Hai lần gặp Bác sau này đều là ở ngay trên quê hương Hòa Bình. Đặc biệõt, lần gặp Bác ở Bếõn Ngọc, xã Trung Minh, lúc ấy còn ở huyện Kỳ Sơn, bà càng thấm thía lời Bác vềõ tinh thân tương thân, tương ai, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Bác dặn các cháu phải tích cực học tập để có kiến thức, có trình độ KH -KT mới có thể xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh được. Các cháu sẽ là những chủ nhân tương lai cho sự nghiệp xây dựng tỉnh Hòa Bình phát triển toàn diện để nhanh chóng tiến kịp miền xuôi.
Năm nay đã ở tuổi 73 nhưng bà Bàn Thị Kim Cúc vẫn còn minh mẫn. Bà là người dân tộc Dao sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Đà Bắc. Hơn 10 tuổi, bà đã tham gia cách mạng, làm liên lạc cho đơn vị bộ đội 216 của huyện Mai Đà (nay đã tách thành huyện Mai Châu và Đà Bắc). Trong 39 năm công tác, bà được điều động làm việc ở 6 cơ quan với nhiều công việc và chức vụ khác nhau. Dù ở hoàn cảnh, điều kiện công tác nào, bà cũng luôn cố gắng, phấn đấu hết mình, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối với bà, thời gian làm Trởng Ban Tuyên huấn của Tỉnh hội Phụ nữ từ năm 1961 - 1964 là thời điểm bà có điều kiện thâm nhập thực tế nhiều nhất. Bà có dịp đi cơ sở, tiếp xúc với chị em nhiều hơn để vận động hội viên tham gia công tác xã hội, kêu gọi bình đẳng nam nữ và đấu tranh với tư tưởng phong kiến, bài trừ hủ tục lạc hậu ở KDC, nhất là các xóm vùng sâu, xa. Năm 1965 làm Phó ty Văn hoá tỉnh cũng là thời gian bà được trải nghiệm về công tác dân vận và xây dựng phong trào ở cơ sơ. Với bà con nhân dân ở nhiều địa phương, nhiều tầng lớp khác nhau, công tác xây dựng phong trào đòi hỏi người cán bộ phải đầu tàu, gương mẫu thì mới vận động được quần chúng làm theo. Lúc này bà càng thấm thía lời dạy của Bác về công tác dân vận phải cần đến tinh thần tiên phong, khéo léo, linh hoạt của người cán bộ mới có kết quả. Đầu năm 1974, được tỉnh cử đi học trường Nguyễn ái Quốc, bà càng thấm thía lời Bác dạy năm nào, càng khâm phục một nhân cách sáng ngời đạo đức cách mạng. Vì vậy, bà ra sức học tập, lấy kiến thức đã học ở trường để soi rọi vào thực tế cuộc sống, đối chiếu, rút kinh nghiệm, hy vọng sẽ vận dụng vào thực tiễn công việc một cách có hiệu quả nhất. Sau khi tốt nghiệp, bà được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở VH -TT Hà Sơn Bình. Năm 1982, bà làm Phó Ban Dân tộc Tỉnh uỷ. Do có thành tích trong công tác, có phẩm chất đạo đức, có chí tiến thủ, bà luôn dành được cảm tình của đồng chí, đồng nghiệp và sự tin tưởng của Đảng bộ, chính quyền địa phương, vì vậy, những năm tiếp theo bà được cử đi học tại Liên Xô cũ. Tốt nghiệp trường Lô -mô-nô-xốp về nước, bà nhân nhiệm vụ hó Chủ tịch UB MTTQ tỉnh cho đến năm 1993 thì nghỉ hưu. Trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng và tham gia công tác, bà đã vinh dự được gặp Bác Hồ ba lần. Những lần được gặp Bác là những kỷ niệm sâu sắc, là món quà quý giá nhất đối với một cháu ngoan Bác Hồ, đối với lẽ sống và quãng đời công tác của bà.
Đến nay đã tròn 19 năm nghỉ hưu và cũng là 19 năm bà luôn hoà mình trong cộng đồng. 15 năm là ủy viên Ban Chủ nhiệm CLB hưu trí TPHB, Phó Chủ tịch Hội NCT phường Phương Lâm, bà hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, luôn khiêm tốn, học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện đạo đức tác phong, sinh hoạt nề nếp, giản dị, hăng say nhiệt tình với công việc, làm tròn mọi nhiệm vụ được giao. Từ những việc làm ở tổ dân phố đến các tổ chức xã hội, đoàn thể, tổ chức nghiệp vụ khoa học, nếu bà đã nhận làm đều hoàn thành một cách xuất sắc. Nhớ lời Bác, trước đây khi còn công tác, bà tham gia viết báo, làm thơ, nhất là từ ngày nghỉ hưu, bà có điều kiện sinh hoạt trong hội văn học nghệ thuật tỉnh, Hôi ăn nghê dân gian iêt am. Vậy là tâm nguyện đau đáu suốt cả thời gian công tác của bà là phải làm một việc gì đó có ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu đã dạy bảo. Thời gian này, bà có dịp giới thiệu vơi đôc gia nhưng tac phâm do minh sang tac va một trong số 23 truyện thơ cổ của gười i cuộc hành trình tìm vùng đất sinh sống gian nan, vất vả của tổ tiên người Dao như Đàm Thanh, “Trạng nghèo, “Đô Nương truyện. Những câu thơ, truyện ngắn, những tác phẩm của bà sáng tác luôn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc mình, luôn được bạn bè, độc giả đánh giá cao về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật.
Nhớ lại những lần được gặp Bác, nghĩ về Bác bà thấy “lòng ta trong sáng hơn”. Hưởng ứng CVĐ “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bà luôn nguyện với lòng mình: Bản thân học tập, phấn đấu chưa đủ mà phải vận động bà con khối phố, gia đình, họ hàng, con cháu cùng noi theo, nêu cao tinh thần đoàn kết, thương yêu lẫn nhau, có lối sống lành mạnh, mình vì mọi người, tích cực phấn đấu vươn lên vì một xã hội văn minh. Làm được như vậy là đã phần nào thể hiện được tình cảm của mình với Bác, thể hiện tấm lòng người dân Việt
Hoàng Huy
(HBĐT) - Người nữ du kích, người bà, người mẹ Nguyễn Thị Vuông hôm nay đã bước sang tuổi 83 nhưng vẫn còn đó sự nhanh nhẹn, tháo vát và một trí nhớ tuyệt vời. Trí nhớ đó khắc sâu một miền nhớ về những ngày tháng cách đây hơn 60 năm...
(HBĐT) - Đã nhiều lần lỗi hẹn, cho tới một ngày gần đây, chúng tôi mới có dịp ngược dốc “con đường tình yêu” của nhạc sỹ Huy Tâm để đến với Thung Rếch, một miền đất trù phú và gợi nhiều cảm xúc ở xã Tú Sơn (Kim Bôi). Xóm làng bình yên với những bãi mía, nương ngô trải dài ngút mắt dưới ánh nắng ban mai còn đẹp hơn bức tranh, hình ảnh mà chúng tôi đã từng tưởng tượng. Đón chúng tôi là ánh mắt, nụ cười hồn hậu của người dân nơi đây. Nhìn sâu vào những đôi mắt ấy và qua những câu chuyện tâm tình gợi mở mới thấy hết sự rắn rỏi, cương trực và một sự khát vọng lớn lao đang trỗi dậy ở vùng đất, những con người nơi đây.
(HBĐT) - Nếu đem so với cây ngô và dong riềng là những loại cây trồng chủ lực ở Trung Thành, cây chè có giá trị trung bình gấp 4 - 5 lần. Dẫu vậy, trên vùng đất chè xưa của Đà Bắc vẫn đang có hàng chục ha chè dường như bị lãng quên, mọc thành rừng xen giữa những loại cây dại không tên trong nỗi nuối tiếc, xót xa của những người có tâm huyết với chè.
(HBĐT) - Một “đại công trường” trải suốt một dải 3 km trên dòng suối Cháo (xã Kim Tiến - Kim Bôi) với hàng nghìn con người già có, trẻ có ngày đêm hừng hực khí thế, chung một quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khai thác cát phục vụ việc xây Lăng Bác. Có lẽ vẫn còn nguyên trong ký ức nhiều lớp người dân xã Kim Tiến, niềm tự hào đó như một ngọn lửa sáng truyền từ thế hệ này sang thế hệ kế tiếp.
(HBĐT) - Sau hơn 4 năm thi công, tuyến đường Tây Phong - Yên Thượng (Cao Phong) có tổng chiều dài hơn 14 km, giờ chỉ còn hơn 2 km đang thi công dở dang. Đến Yên Thượng có nhiều điều lạ lẫm đến khó tả. Ở Tây Phong là cảm giác nóng bức ngột ngạt của mùa hè nhưng lên đến vùng đất chiến khu xưa không khí vẫn còn se lạnh như những ngày đầu đông.
(HBĐT) - Chân chẳng bước đi trên đất, đầu ngấp nghé chẳng tới trời. Cả cái xóm vạn chài thuộc tổ 4, phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình) với hơn 200 con người chỉ bám, níu với đất bằng một sợi dây cũng mong manh như chính những ước mơ truyền đời của những kẻ “lang bạt kỳ hồ” suốt đời chỉ mơ “một tấc đất để cắm dùi” cho cuộc sống đỡ chông chênh, tủi cực.