Người dân thôn Bôi Câu tại buổi đối thoại trực tiếp với lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Cho rằng các doanh nghiệp tận dụng việc khai thác cát, sỏi trên dòng sông Bôi để khai thác khoáng sản, tối 8/10, một số đối tượng quá khích dã kích động người dân thôn Bôi Câu đã bắt giữ phương tiện của đơn vị khai thác và tập trung đông người, đòi bắt trói cán bộ thôn.
Theo báo cáo của UBND huyện Kim Bôi, vụ việc bắt đầu từ việc thực hiện nghị quyết của Chi bộ thôn Bôi Câu (Kim Bôi) về việc khai thác tận thu cát, sỏi ven sông Bôi nhằm tạo nguồn kinh phí phục vụ xây dựng các công trình phúc lợi và mua sắm tài sản của thôn đã được hội nghị liên tịch thông qua ngày 11/8/2013. Theo đó, Ban quản lý thôn đã thuê anh Bùi Đức Hải (thị trấn Bo) và anh Bùi Văn Liêm (Bôi Câu – Kim Bôi) liên kết khai thác tận thu cát, sỏi, trị giá 90 triệu đồng. Ngày 23/8/2013, thôn Bôi Câu đã có Tờ trình số 01/TTr – TBC gửi UBND xã Kim Bôi xin chủ trương về việc cho phép khai thác tận thu cát, sỏi để có thêm kinh phí thực hiện làm đường giao thông nông thôn và mua sắm tài sản cho thôn. Ngày 26/9/ 2013, UBND xã Kim Bôi đã có Tờ trình số 23/TTr – UBND gửi UBND huyện Kim Bôi về việc tận thu cát, sỏi xây dựng đường giao thông nông thôn.
Tuy nhiên, trong khi chưa có thông báo của UBND huyện và UBND xã Kim Bôi về việc khai thác cát, sỏi trên dòng sông Bôi, chiều ngày 2/10, thôn đã đồng ý cho anh Hải và anh Liêm tiến hành xây dựng lán trại và tổ chức khai thác cát, sỏi trên sông Bôi thuộc địa phận thôn Bôi Câu. Ngày 7/10, một số người dân thôn Bôi Câu phát hiện có phương tiện máy xúc, ô tô tải đang tiến hành khai thác trên dòng sông đã yêu cầu ngừng khai thác, san trả lại mặt bằng và chuyển hết máy móc đi nơi khác. Đến buổi trưa, một số người đã kích động người dân thôn Bôi Câu bắt giữ máy móc và phương tiện của anh Hải, anh Liêm. Ngay sau khi nhận được thông tin người dân tụ tập đông người tại khu vực sông Bôi, tổ công tác của xã gồm Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Bôi Câu, Chủ tịch UBND xã cùng các ban, ngành của xã đã đến giải thích và yêu cầu giải tán nhưng người dân không nghe, đồng thời một số đối tượng quá khích đã hô hào người dân bắt trói đồng chí Trưởng thôn và Bí thư chi bộ thôn. Sự việc phức tạp, tổ công tác đã ra về. Tối cùng ngày, khi anh Hải và anh Liêm vận chuyển máy xúc và ô tô tải rời khỏi địa bàn thì bị một số người bắt giữ 1 ô tô tải, 1 máy xúc đưa đến sân vận động của thôn, giữ 2 máy xúc tại nhà ông Bùi Văn Yểm, đội 2, thôn Bôi Câu. Một số đối tượng quá khích cũng đã tập trung đến nhà văn hoá thôn đập phá cổng nhà văn hoá và biển làng văn hoá đồng thời yêu cầu giải thích về vụ việc.
Phương tiện máy móc của đơn vị khai thác bị một số đối tượng quá khích bắt giữ tối 7/10.
Nhận được tin báo, lãnh đạo Công an tỉnh đã đã chỉ đạo phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Công an huyện Kim Bôi và chính quyền xã Kim Bôi để nắm tình hình và giải quyết. Sau khi làm việc với lãnh đạo và các cơ quan chức năng của huyện và xã, 17h cùng ngày, tổ công tác của phòng Cảnh sát môi trường và Công an huyện Kim Bôi gồm 5 đồng chí đã phối hợp với cán bộ phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Kim Bôi và chính quền xã đến thôn Bôi Câu. Tuy nhiên, số người có mặt ở hiện trường yêu cầu tổ công tác về nhà văn hoá thôn và phải đưa Bí thư chi bộ, Trưởng xóm Bôi Câu đến làm việc. Đến 19 h cùng ngày, một số đối tượng quá khích đã đánh kẻng, hô hoán quần chúng nhân dân kéo đến bao vây, bắt trói và giữ 6 người tại nhà văn hoá xóm (trong đó có 5 đồng chí công an) gây áp lực yêu cầu các cơ quan chức năng phải giải quyết ngay những vấn đề phức tạp xảy ra tại thôn Bôi Câu. Sau khi xảy ra vụ việc bắt giữ người trái phép, lãnh đạo Công an tỉnh đã trực tiếp đến hiện trường, chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành tuyên truyền, vận động đối thoại và giải thích cho quần chúng nhân dân, đến 22h ngày 8/10, số người bị bắt giữ trái phép đã được thả trở về.
Nhìn lại vụ việc, theo đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, sự việc xảy ra tại thôn Bôi Câu là do nhân dân bức xúc trước một số vấn đề chưa được chính quyền xã, thôn giải quyết thoả đáng từ những thời gian trước đây, nghi ngờ tính minh bạch trong việc tổ chức đấu thầu khai thác tận thu cát, sỏi của chính quyền xã, thôn. Từ những mâu thuẫn trên, lợi dụng việc anh Hải và anh Liêm khai thác tận thu cát, sỏi khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền, một số đối tượng quá khích đã kích động nhân dân tập trung đông người để gây áp lực yêu cầu chính quyền giải quyết. Tuy nhiên, vụ việc này, cũng là một bài học cho cấp uỷ Đảng, chính quyền ở đây trong công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, đặc biệt là trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Chính sự bất chấp ý kiến phản đối của người dân và chưa được phép của huyện, xã, thôn đã cho đơn vị vào khai thác dẫn đến hậu quả nghiêm trọng này.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND huyện Kim Bôi cũng đã có buổi đối thoại trực tiếp với người dân thôn Bôi Câu. Tại đây, người dân đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân cho phép khai thác khoáng sản tại thôn Bôi Câu, xử lý nghiêm minh cán bộ, đảng viên có liên quan trong việc cho phép khai thác khoáng sản và các đối tượng tổ chức khai thác khoáng sản trái phép. Tại buổi đối thoại, lãnh đạo UBND huyện Kim Bôi nhận định: Việc nhân dân bức xúc vì phát hiện đơn vị khai thác khoáng sản trên dòng sông Bôi làm ảnh hưởng môi trường là đúng. Tuy nhiên, việc người dân bắt giữ phương tiện máy móc của đơn vị khai thác khoáng sản trên dòng sông Bôi là vi phạm pháp luật, đặc biệt việc đập phá cổng thôn, biển làng văn hoá thôn của một số đối tượng quá khích là hoàn toàn sai trái. Nếu đơn vị khai thác sai và chính quyền thôn sai, họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền, người dân không có căn cứ gì để bắt trói cán bộ thôn và tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh.
Nhằm giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn, vướng mắc của vụ việc, đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện đã yêu cầu thành lập đoàn thanh tra liên ngành để tiến hành thanh tra toàn bộ vụ việc, đối với những cá nhân, đơn vị làm sai sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo pháp luật. Đồng chí Chủ tịch UBND huyện cũng đã yêu cầu đơn vị khai thác san lấp trả lại mặt bằng cho dòng sông Bôi.
theo quy định của pháp luật Sau khi đã ổn định tình hình tại địa bàn thôn Bôi Câu, xã Kim Bôi (Kim Bôi), Ban giám đốc Công an tỉnh đã họp và chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tập trung điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng cầm đầu có liên quan đến việc bắt giữ người trái pháp luật để xử lý theo quy định của pháp luật. Làm rõ hành vi sai phạm của một số cán bộ xóm, xã để đề xuất xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu Huyện uỷ, UBND huyện Kim Bôi chỉ đạo củng cố hệ thống chính trị của xã Kim Bôi và thôn Bôi Câu, đồng thời chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn toàn huyện. Phối hợp với các ngành chức năng huyện Kim Bôi tiếp tục tăng cường công tác nắm bắt tình hình, tranh thủ người có uy tín, gặp gỡ tuyên truyền, giải thích để quần chúng nhân dân hiểu và chấp hành đúng các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. |
P.V
(HBĐT) - Cầm tờ giấy báo trúng tuyển ĐH, Nhung mừng nhưng em lại khóc thật nhiều, cô Thu, bác của em rồi ngay cả Ngọc, chị họ của em cũng đều khóc, bởi ai cũng cay đắng nhận ra, Nhung đỗ ĐH đấy nhưng biết lấy tiền ở đâu để cho Nhung theo học bây giờ?
(HBĐT)- Trong giai đoạn 1975-1979, dưới chế độ Khmer đỏ với sự cầm đầu của Pol Pot, gần 2 triệu người dân Campuchia thiệt mạng vì bị bỏ đói, làm việc quá sức, bị tra tấn và hành quyết. Con số này bằng 1/4 dân số Campuchia lúc bấy giờ. Ngông cuồng hơn, tập đoàn Pol Pot còn phát động cuộc chiến tranh đẫm máu xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hơn 20.000 dân thường Việt Nam trên vùng biên giới tây nam.
HBĐT) – Giữa đêm hè tháng 7 trời nổi cơn giông. Sấm chớp giận dữ xé toạc trời đêm Cun Pheo đen đặc. Mưa trút nước xuống sầm sập. Qua những mảng vách đất thủng to bằng cả vành mâm, mưa hắt vào nhà xối xả. Con em giật mình khóc thét. Ngôi nhà vách đất xiêu vẹo run lên bần bật trong mưa bão như muốn đổ ập xuống, nuốt trọn hai đứa trẻ. Thằng anh học lớp 9 nhưng bé như cái kẹo quờ quạng trong bóng tối tìm cái chậu để che mưa cho em. Hai đứa trẻ ướt sũng ôm chặt lấy nhau. Nước mắt mặn chát hoà nước mưa. Lại thêm một mùa mưa bão nữa mà bố mẹ chúng vẫn chưa mãn hạn tù trở về.
(HBĐT) – Từ thị trấn Mai Châu, vượt qua chặng đường quanh co gần 40km, chúng tôi đã có mặt tại trung tâm xã Cun Pheo. Cách UBND xã chỉ chừng vài trăm mét, điểm nóng Hin Pén hiện ra. Dưới gầm sàn một ngôi nhà gỗ trống trải ngay đầu xóm, mấy người đàn ông đang ngồi uống nước chè, thì thào trò chuyện. Nhưng tất cả đồng loạt dừng lời và ném cái nhìn sắc lạnh, thăm dò khi chúng tôi - những người khách lạ xuất hiện. Tôi rùng mình ớn lạnh và ý thức về sự nguy hiểm của việc xâm nhập vào một trong những trung tâm mua bán “cái chết trắng” của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Một trong những gia đình “Cách mạng gương mẫu giai đoạn 2007-2012” của TP. Hòa Bình là anh Nguyễn Văn Việt, số nhà 35, tổ 15, phường Phương Lâm (con út của gia đình), hiện đang thờ cúng mẹ Việt Nam Anh hùng và 3 anh trai là liệt sỹ. Tuy nhiên, Tổ quốc và gia đình vẫn canh cánh một nỗi niềm chưa trọn vẹn với mẹ Việt Nam Anh hùng...
(HBĐT) - Những tiếng súng chát chúa nổ trong đêm, những tiếng hò hét đuổi đánh nhau của đám thanh niên xăm trổ đầy mình cùng sự phẫn nộ của người dân khi bị những đối tượng ngoài địa bàn cấm đoán, dọa dẫm khi họ dám bén mảng tới vỉa đá nghi là có vàng... đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân xóm Ngành, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) thời gian qua. Nhưng đó chưa phải là tất cả...