Hình ảnh một thanh niên lê lết “khất thực” đã quá quen thuộc
 trên đại lộ Thịnh Lang (TPHB).

Hình ảnh một thanh niên lê lết “khất thực” đã quá quen thuộc trên đại lộ Thịnh Lang (TPHB).

(HBĐT) - Nổi lên như một hiện tượng xã hội trong khoảng ít năm lại đây, đáng chú ý lại có xu hướng gia tăng trong năm nay, “nạn” ăn xin, ăn mày biến tướng diễn ra chủ yếu trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Nhiều người dân từ chỗ chia sẻ, cảm thương đã phải bức xúc đối tượng này.

 

Muôn kiểu ăn xin, ăn mày

 

Có thời điểm, hình ảnh những người đàn ông, đàn bà trong bộ quần áo nâu sòng giả danh là người nhà chùa đến gõ cửa từng hộ gia đình xin tiền nhiều đến nỗi trở nên nhàm mắt. Cùng với đó, các hình thức khất thực khác cũng xuất hiện với tình hình phức tạp không kém như mời mọc mua tăm nhân đạo nhưng thực chất là để xin tiền; giả danh là thương binh, người tàn tật, người cơ nhỡ, lưu lạc nhằm phỉnh phờ những người có lòng hảo tâm; có trường hợp là người lành nhưng lợi dụng trẻ em, người tàn tật để xin ăn...

 

Các cơ quan, đơn vị, chợ, điểm buôn bán, kinh doanh và nhà ở KDC là nơi các đối tượng thường xuyên vãng lai, có không ít đối tượng trở nên quen mặt. Chị Nguyễn Thị Liên ở tổ 5, phường Tân Thịnh (TPHB) bức xúc: Nhà ở gần mặt đường, hiện tượng trên đã thấy nhiều nên nhà lúc nào cũng phải khóa cửa. Có dạo, một ngày đến 4-5 người gõ cửa xin tiền, lý do cũng rất đa dạng, nào là bị lũ lụt nên lưu lạc, lang thang trên đây để xin ăn qua ngày, nào là con đang mắc bệnh muốn xin tiền về chữa bệnh, rồi người nhà chùa, người của cơ sở nhân đạo trẻ em bằng mọi cách chèo kéo mua hương, mua tăm, bút bi với giá gấp 5, gấp 10 giá thị trường... Để tránh, chỉ còn cách đóng cửa từ sáng đến tối.

 

Gần đây, nhiều thực khách đến các quán ăn sáng, quán cà phê phàn nàn vì bị đội quân hát rong, ăn mày, ăn xin làm phiền quá nhiều. Anh Phạm Văn Tuấn,  khách hay lui tới ăn sáng tại quán bún bò Huế trên đường Hoàng Diệu, phường Phương Lâm (TPHB) ngao ngán: Chưa kịp yên vị đã thấy người chìa mũ, ngửa nón đến từng bàn ăn để xin tiền. Thôi thì cũng nên cho nếu đó chỉ là thỉnh thoảng hoặc mới gặp. Đằng này, sang ngồi ở quán cà phê đối diện, đối tượng này lại tiếp tục đến xin như chưa từng xin vậy. Ngày nào cũng như ngày nào, một số đối tượng coi quán ăn, nhà hàng, điểm bán cà phê, nước giải khát là địa bàn kiếm ăn theo cách ăn xin thực khách. Nghĩ đến vậy, trong anh hiện lên hình ảnh xấu và tự dưng cảm thấy lòng tốt bị lợi dụng.

 

Vì hoàn cảnh hay che đậy bản chất lười lao động?

 

Hiện nay, ở một số chợ của thành phố Hòa Bình như Thái Bình, Nghĩa Phương, Tân Hòa, Hữu Nghị thường xuyên xuất hiện đội quân hát rong, tàn phế thấy khách chợ là sấn tới ăn xin. Người lành dùng xe đẩy người tàn tật, trẻ em cho ăn mặc rách rưới đến chợ ăn xin cũng là hình ảnh quen thuộc. Có trường hợp là người lành nhưng giả làm thương binh chống nạng lang thang ăn xin ở chợ Phương Lâm, Nghĩa Phương và các quán ăn, quán giải khát xung quanh khu vực. Đối tượng này hễ thấy khách dừng xe là sấn đến ngửa mũ cối ra xin tiền. Nhiều người tỏ ra khó chịu do đã bị xin nhiều lần nhưng không dễ được buông tha bởi trường hợp này sẵn sàng chây ỳ, chèo kéo xin kỳ được mới thôi trước khi bỏ đi xin chỗ khác.

 

Lợi dụng lòng trắc ẩn của con người, đã có không ít đối tượng ăn xin, ăn mày trên địa bàn coi đó là một nghề để dựa dẫm trong khi có khả năng lao động -  đồng chí Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB & XH) xác nhận. Ông cũng từng chứng kiến có đối tượng đến tận cơ quan trình bày mất giấy tờ, có dấu xác nhận của địa phương (?) để xin tiền lộ phí về quê. Khi xin được rồi, đối tượng này lại lân la đến các cơ quan khác để xin tiền tiếp. Nhiều người trông dáng vẻ khỏe mạnh lợi dụng trẻ em, người yếu thế làm “cần câu cơm”, đi khắp nơi hành nghề, trông chờ người khác rủ lòng thương.  

 

Theo cơ quan chức năng, những đối tượng thuộc dạng lang thang, cơ nhỡ, ăn xin đang hoạt động trên địa bàn tỉnh hầu hết đến từ các tỉnh lân cận. Trong khi đó, triển khai Nghị định 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đều được trợ giúp, trợ cấp. Nếu quả thực xác minh, tìm hiểu đối tượng khó khăn về nhà ở, sinh hoạt, các Trung tâm Bảo trợ xã hội chính là nơi trợ giúp kịp thời trong thời gian không quá 1 tháng.

 

Đồng chí Đặng Xuân Tửu, Trưởng phòng bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB&XH) lo ngại, hiện tượng ăn xin biến tướng, giả mạo không chỉ không đẹp mà ảnh hưởng cả đến chính sách nhân đạo của chính quyền địa phương. Đã đến lúc, các ban, ngành chức năng, tổ chức, đoàn thể có hướng phối hợp, chính quyền địa phương có thái độ cương quyết, phối hợp với cơ quan pháp quyền, dân phòng, các đoàn thể có động thái xác minh, tìm hiểu địa chỉ, quê quán đối tượng đang hành nghề trên địa bàn để có biện pháp xử lý. Có như vậy mới hạn chế hiện tượng ăn mày, ăn xin biến tướng,  phát sinh.

 

 

                                                                             Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Trên địa bàn TPHB xuất hiện ngày càng nhiều các phòng khám tư, mà các bác sỹ chỉ khám chữa bệnh ngoài giờ.
Cán bộ kế toán phòng GD&ĐT TPHB giải thích các khoản thu cho hiệu trưởng và cán bộ kế toán các trường trên địa bàn.
Cùng với ngô lai, dong riềng, cây chè shan tuyết đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở Hang Kia, Pà Cò (Ảnh: với hơn 2 nghìn m2 trồng chè sẽ trở thành nguồn thu chính của gia đình chị Vàng Y Đua ở Pà Háng (Pà Cò) trong những năm tới).
Em Đinh Thị Nhung (thứ 2 từ phải sang) nhận giấy khen tại cuộc thi

Chuyện trở về của một “liệt sỹ”

(HBĐT)- Trong giai đoạn 1975-1979, dưới chế độ Khmer đỏ với sự cầm đầu của Pol Pot, gần 2 triệu người dân Campuchia thiệt mạng vì bị bỏ đói, làm việc quá sức, bị tra tấn và hành quyết. Con số này bằng 1/4 dân số Campuchia lúc bấy giờ. Ngông cuồng hơn, tập đoàn Pol Pot còn phát động cuộc chiến tranh đẫm máu xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hơn 20.000 dân thường Việt Nam trên vùng biên giới tây nam.

Kỳ 2: Nước mắt Cun Pheo

HBĐT) – Giữa đêm hè tháng 7 trời nổi cơn giông. Sấm chớp giận dữ xé toạc trời đêm Cun Pheo đen đặc. Mưa trút nước xuống sầm sập. Qua những mảng vách đất thủng to bằng cả vành mâm, mưa hắt vào nhà xối xả. Con em giật mình khóc thét. Ngôi nhà vách đất xiêu vẹo run lên bần bật trong mưa bão như muốn đổ ập xuống, nuốt trọn hai đứa trẻ. Thằng anh học lớp 9 nhưng bé như cái kẹo quờ quạng trong bóng tối tìm cái chậu để che mưa cho em. Hai đứa trẻ ướt sũng ôm chặt lấy nhau. Nước mắt mặn chát hoà nước mưa. Lại thêm một mùa mưa bão nữa mà bố mẹ chúng vẫn chưa mãn hạn tù trở về.

Cun Pheo – quay cuồng trong “ cơn bão” ma tuý

(HBĐT) – Từ thị trấn Mai Châu, vượt qua chặng đường quanh co gần 40km, chúng tôi đã có mặt tại trung tâm xã Cun Pheo. Cách UBND xã chỉ chừng vài trăm mét, điểm nóng Hin Pén hiện ra. Dưới gầm sàn một ngôi nhà gỗ trống trải ngay đầu xóm, mấy người đàn ông đang ngồi uống nước chè, thì thào trò chuyện. Nhưng tất cả đồng loạt dừng lời và ném cái nhìn sắc lạnh, thăm dò khi chúng tôi - những người khách lạ xuất hiện. Tôi rùng mình ớn lạnh và ý thức về sự nguy hiểm của việc xâm nhập vào một trong những trung tâm mua bán “cái chết trắng” của huyện Mai Châu.

Các anh ở đâu - sao chưa về với mẹ!

(HBĐT) - Một trong những gia đình “Cách mạng gương mẫu giai đoạn 2007-2012” của TP. Hòa Bình là anh Nguyễn Văn Việt, số nhà 35, tổ 15, phường Phương Lâm (con út của gia đình), hiện đang thờ cúng mẹ Việt Nam Anh hùng và 3 anh trai là liệt sỹ. Tuy nhiên, Tổ quốc và gia đình vẫn canh cánh một nỗi niềm chưa trọn vẹn với mẹ Việt Nam Anh hùng...

Vàng và nỗi ám ảnh vùng quê nghèo

(HBĐT) - Những tiếng súng chát chúa nổ trong đêm, những tiếng hò hét đuổi đánh nhau của đám thanh niên xăm trổ đầy mình cùng sự phẫn nộ của người dân khi bị những đối tượng ngoài địa bàn cấm đoán, dọa dẫm khi họ dám bén mảng tới vỉa đá nghi là có vàng... đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân xóm Ngành, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) thời gian qua. Nhưng đó chưa phải là tất cả...

Hiếp dâm trẻ em - S.O.S

(HBĐT) - Cả 3 phiên tòa xét xử các bị cáo cùng một tội danh “Hiếp dâm trẻ em”. Nhưng lại ngập trong 3 thứ cảm xúc trái ngược: phẫn uất - xót xa - căm tức. Phẫn uất là bởi đứng trước vành móng ngựa là một người cha bất chấp luân thường đạo lý làm chuyện đồi bại với cả đứa con dứt ruột sinh ra; xót xa là bởi chiếc áo tù trở nên quá rộng với một đứa trẻ vừa tròn 14 tuổi đã phạm vào cái “tội của người lớn”; căm tức là bởi đứng trước vành móng ngựa là 4 gã trai làng với màn kịch “anh hùng cứu mỹ nhân” để hại đời cô bé vừa bước qua tuổi 12.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục