Cùng với ngô lai, dong riềng, cây chè shan tuyết đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở Hang Kia, Pà Cò (Ảnh: với hơn 2 nghìn m2 trồng chè sẽ trở thành nguồn thu chính của gia đình chị Vàng Y Đua ở Pà Háng (Pà Cò) trong những năm tới).

Cùng với ngô lai, dong riềng, cây chè shan tuyết đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở Hang Kia, Pà Cò (Ảnh: với hơn 2 nghìn m2 trồng chè sẽ trở thành nguồn thu chính của gia đình chị Vàng Y Đua ở Pà Háng (Pà Cò) trong những năm tới).

(HBĐT) - Tính ra cũng đã khá lâu rồi chúng tôi chưa trở lại 2 xã đồng bào người Mông ở Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Nhưng lần trở lại mới đây, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự đổi thay ở vùng đất lưng chừng núi xưa kia chỉ biết có đói nghèo. Bản Mông thực sự đã sáng lên rồi.

 

Đổi thay trong cuộc sống; đổi thay trong bộ mặt KT - XH của đồng bào người Mông, có lẽ không ai vui hơn ông Sùng A Sa. Vui là bởi ông đã từng nhiều năm liền được cấp trên và nhân dân tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã Pà Cò, nay đã về nghỉ chế độ. Gặp lại chúng tôi, vẫn điệu cười hào sảng, cách nói tưng tửng với chất giọng lơ lớ không thể lẫn vào đâu được của ông người Mông vẫn luôn tự hào là đại biểu HĐND tỉnh mấy khóa liền ấy phấn khởi: Đấy, mấy đứa cứ đi thử một vòng mà xem. Đời sống của đồng bào người Mông bây giờ tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã khác xa so với thời các “bố”. Bây giờ tuy vẫn còn nghèo, khó nhưng không còn đói như trước nữa. Không còn cảnh suốt ngày lầm lũi trên nương, trên núi. Quanh năm đổ những giọt mồ hôi mặn chát mà làm chẳng đủ ăn.

 

      

Đời sống không ngừng được nâng lên, cái chữ cho bọn trẻ ở Hang Kia, Pà Cò cũng đã được quan tâm (Ảnh: học sinh tại chi trường xóm Thung Mài, xã Hang Kia).

 

Hang Kia, Pà Cò là 2 xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Trong đó, dân tộc Mông chiếm đến 99%. Đời sống người dân chủ yếu phục thuộc vào sản xuất nông nghiệp với cây trồng chủ yếu là lúa nương, ngô và dong riềng. Xuất phát điểm là nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, lạc hậu. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tuy đã có sự chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao. Kết cấu hạ tầng KT - XH chưa được đầu tư, đồng bộ. Nhận thức pháp luật trong một bộ phận nhân dân còn thấp. Tình hình an ninh nông thôn, nhất là tội phạm ma túy còn có diễn biến phức tạp... Tuy nhiên, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành trong những năm qua đời sống người dân đã không ngừng được nâng lên. Kết cấu hạ tầng xã hội có sự đầu tư, từng bước được hoàn thiện. Phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia, Vàng A Nhà cho biết: Được sự đầu tư của Nhà nước và của địa phương, tính từ năm 2008 đến nay, Hang Kia đã được đầu tư nhiều công trình hạ tầng nông thôn, đã góp phần từng bước nâng cao, cải thiện đời sống người dân như việc đầu tư đưa vào sử dụng công trình 3 bể nước sạch có thể chứa được 12.00 m3 nước với tổng giá trị đầu tư 25,7 tỷ đồng, đảm bảo nguồn nước sạch phục vụ đời sống người dân, đặc biệt là đảm bảo nguồn cung ứng nước trong mùa khô. Ngoài ra, hệ thống đường giao thông nông thôn cũng đã được đầu tư, nâng cấp. Theo đó, riêng trong năm 2012, được sự đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn nội lực của nhân dân tham gia đóng góp ngày công, san lấp mặt bằng, khai thác, vận chuyển vật liệu, 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã đầu tư làm được 2,8 km đường bê tông liên xã, 300 m đường bê tông liên xóm, 630 m đường nội xóm và huy động nhân dân tham gia đóng góp ngày công làm mới, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa được 1,1km đường cấp phối. Nhờ đó đã thúc đẩy sự giao lưu KT - XH, tạo động lực cho sự phát triển của 2 xã. Chính từ việc quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội nên đã góp phần thúc đẩy sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ở Hang Kia, với sự quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hỗ trợ về nguồn vốn, giống, kỹ thuật đã triển khai các mô hình nuôi lợn sinh sản giống bản địa, trồng và chế biến chè shantuyết, nuôi gà bản địa, trồng xoan lai, nuôi bò giống bản địa. Đến nay, những mô hình trên bước đầu đã phát huy được hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, hay như ở Pà Cò, từ năm 2010 đến nay đã triển khai nhiều mô hình kinh tế gồm mô hình trồng chè shantuyết, mô hình chế biến chè shantuyết và mô hình nuôi lợn sinh sản giống bản địa; chăn nuôi, cải tạo đàn lợn theo hướng bản địa; mô hình chăn nuôi gà bản địa. Hiện nay, bên cạnh các loại cây chủ lực là ngô lai và dong riềng, những mô hình trên cũng đã bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần cải thiện đời sống người dân. Theo đó, thu nhập bình quân năm 2012 ở Hang Kia, Pà Cò đạt hơn 6 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo 2 xã giảm còn dưới 50%.

 

KT - XH từng bước phát triển, đời sống người dân từng bước được nâng lên, ổn định. Đó chính là điều kiện, tiền đề để người dân ở Hang Kia, Pà Cò tích cực tham gia giữ gìn anh ninh trên địa bàn. Theo ông Sùng A Sa, hiện nay, về tư tưởng, nhận thức của người dân ở Hang Kia, Pà Cò đã có sự chuyển biến, thay đổi đáng kể so với trước đây. Nếu như trước đây nhiều người thường “làm ngơ” trước tình trạng vi phạm pháp luật. Nhưng đến nay, khi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm, tai TNXH được triển khai thực hiện tích cực, có chiều sâu đã huy động được người dân 2 xã Hang Kia, Pà Cò tích cực tham gia, góp phần từng bước đẩy lùi tai, TNXH, xây dựng làng xóm yên vui. Từ việc đẩy mạnh tuyên truyền đã nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Qua đó đã vận động được 100% hộ gia đình ở 2 xã ký cam kết không mê tín dị đoan, không có con em bỏ học, không tảo hôn; không sinh con thứ 3, không vi phạm Luật giao thông, không tái trồng cây thuốc phiện... Đặc biệt, hưởng ứng Đề án 1801 của UBND tỉnh về vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, tính đến nay, người dân đã tự giác giao nộp cho lực lượng chức năng 370 khẩu súng các loại. Trong đó, Hang Kia giao nộp 156 khẩu, Pà Cò giao nộp 214 khẩu.

 

“Nhìn về phía sau, Hang Kia, Pà Cò đã bước qua vùng tối. Con đường trước mắt là một khoảng sáng thênh thang. Bản Mông mình giờ đã sáng lên rồi”. Cứ miên man nghĩ đến niềm vui, sự phấn khởi đó của phó Chủ tịch UBND xã Hang Kia Vàng A Nhà mà quay lại lối đi vào nhà ông Sùng A Sa lúc nào chẳng hay. Ở đó, trong không khí mát lành, bỗng vút lên giai điệu quen thuộc của bài hát “Người Mông ơn Đảng” đang phát ra ở đâu đó, dưới một nếp nhà xinh với cuộc sống tràn đầy niềm vui.

                                                                                        

 

 

                                                                 Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác

Em Đinh Thị Nhung (thứ 2 từ phải sang) nhận giấy khen tại cuộc thi
Anh Bùi Văn Mảng thường xuyên được các y, bác sỹ Trung tâm BTXH tỉnh  kiểm tra, chăm sóc sức khỏe.
Con ở đây chờ bố mẹ con về!
Con đường mòn vận chuyển ma tuý từ các địa bàn lân cận vào Cun Pheo và đưa về Mai Châu theo tỉnh lộ 439.

Các anh ở đâu - sao chưa về với mẹ!

(HBĐT) - Một trong những gia đình “Cách mạng gương mẫu giai đoạn 2007-2012” của TP. Hòa Bình là anh Nguyễn Văn Việt, số nhà 35, tổ 15, phường Phương Lâm (con út của gia đình), hiện đang thờ cúng mẹ Việt Nam Anh hùng và 3 anh trai là liệt sỹ. Tuy nhiên, Tổ quốc và gia đình vẫn canh cánh một nỗi niềm chưa trọn vẹn với mẹ Việt Nam Anh hùng...

Vàng và nỗi ám ảnh vùng quê nghèo

(HBĐT) - Những tiếng súng chát chúa nổ trong đêm, những tiếng hò hét đuổi đánh nhau của đám thanh niên xăm trổ đầy mình cùng sự phẫn nộ của người dân khi bị những đối tượng ngoài địa bàn cấm đoán, dọa dẫm khi họ dám bén mảng tới vỉa đá nghi là có vàng... đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân xóm Ngành, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) thời gian qua. Nhưng đó chưa phải là tất cả...

Hiếp dâm trẻ em - S.O.S

(HBĐT) - Cả 3 phiên tòa xét xử các bị cáo cùng một tội danh “Hiếp dâm trẻ em”. Nhưng lại ngập trong 3 thứ cảm xúc trái ngược: phẫn uất - xót xa - căm tức. Phẫn uất là bởi đứng trước vành móng ngựa là một người cha bất chấp luân thường đạo lý làm chuyện đồi bại với cả đứa con dứt ruột sinh ra; xót xa là bởi chiếc áo tù trở nên quá rộng với một đứa trẻ vừa tròn 14 tuổi đã phạm vào cái “tội của người lớn”; căm tức là bởi đứng trước vành móng ngựa là 4 gã trai làng với màn kịch “anh hùng cứu mỹ nhân” để hại đời cô bé vừa bước qua tuổi 12.

Chuyện làm báo dưới... lòng đất

(HBĐT) - Cảm giác ngột ngạt, váng vất khó chịu vì không gian ẩm ướt, yếm khí dưới một đường hầm tối om và sâu hun hút có lẽ là sự trải nghiệm mà không phải ai cũng có được khi chui vào những đường lò khai thác than đầy bất trắc với những người đang “bán mạng cho than” ở xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc), xóm Đừng, xã Đồng Môn (Lạc Thủy), xã Cuối Hạ (Kim Bôi), xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).

Hành trình về nguồn nơi biển đảo Cô Tô

(HBĐT) - Là hoạt động thường niên được khởi động từ năm 2006, năm nay, “Hành trình về nguồn” có sự tham gia của 20 báo các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Đặc biệt có ý nghĩa khi báo Quảng Ninh chọn địa điểm tổ chức là huyện đảo Cô Tô - nơi duy nhất được Chủ tịch Hồ Chí Minh đồng ý cho dựng Tượng đài của mình khi Người về thăm cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo vào ngày 9/1/1961. Năm nay là năm thứ tư Báo Hoà Bình tham gia “Hành trình về nguồn” với 5 thành viên. Tất cả đều lần đầu tiên ra đảo Cô Tô với sự hồ hởi, háo hức chờ đợi những trải nghiệm mới cùng chuyến hành trình khám phá biển đảo quê hương.

Vỡ tan giấc mộng đổi đời

(HBĐT) - Đời sống kinh tế khó khăn, không có việc làm ổn định, cả tin theo những lời hứa hẹn, gần 50 người dân huyện Đà Bắc đã lén lút xuất cảnh lao động trái phép sang Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế không như mong đợi: công việc không phù hợp, lương thấp, bị giữ thu nhập, sống nơm nớp trong lo sợ vì có thể bị Công an Trung Quốc bắt giữ bất cứ lúc nào... Vỡ tan giấc mộng đổi đời, họ cuống quýt tìm đường trở về nước với hai bàn tay trắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục