Trên địa bàn TPHB xuất hiện ngày càng nhiều các phòng khám tư, mà các bác sỹ chỉ khám chữa bệnh ngoài giờ.
(HBĐT) - Đồng lương không đủ đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhiều CBCC đã phải vươn ra với nghề “tay trái”. Điều này pháp luật không cấm, gia đình và xã hội thậm chí còn khuyến khích. Tuy nhiên, nhìn sâu vấn đề mới thấy lo cho chất lượng công vụ.
Ngồi trong phòng họp có máy lạnh nhưng nghe lời phát biểu khai mạc của đồng chí lãnh đạo ngành chừng 15 phút rồi tiếp tục nghe đọc báo cáo dài 17 trang, khi tiếng chuông báo giờ giải lao, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Giới mày râu nhanh chân ra khỏi phòng cho thoáng để còn tiện châm điếu thuốc, mấy chị phụ nữ lấn bấn với việc hỏi han. Cô bạn đồng nghiệp của tôi từ đầu giờ vẫn cặm cụi cắm mắt vào laptop cũng choàng dậy vươn vai, nở nụ cười tươi rói chào mấy chị đã quen mặt rồi rủ rê: Các chị sang đây lướt web xem thời trang, mỹ phẩm cho đỡ… buồn.
Góc bàn mà cô bạn tôi ngồi trở nên rôm rả.
- Mẫu này được đấy, giá cũng vừa phải, đặt mua hộ chị…!
20 phút giải lao, mấy chị cỡ trưởng, phó ngành đã quyết cái rụp, mua được mấy chiếc túi xách, ví, kính mắt thời trang. Nhấp chuột để ghi lại mã sản phẩm, cô bạn gập máy rảo bước đến phía cuối hành lang: a lô, gửi hàng cho tôi theo bản đăng ký, nhanh nhé! rồi quay lại hứa hẹn:
- Mai em đem hàng đến cho chị!
Vừa lúc đó tiếng chuông báo hiệu giờ giải lao kết thúc, mọi người ai vào chỗ ấy im phăng phắc để chuẩn bị cho phần thảo luận. Riêng cô bạn đến giờ mới có thời gian dành cho tôi và tập trung vào chương trình, nội dung cuộc họp. Thấy tôi tò mò về nghề “tay trái” mà bạn vừa thao tác, cô bạn hồn nhiên: - Cho vui ấy mà. Ở đất Hoà Bình mình kinh doanh qua mạng kém lắm. Đấy là hôm nay gặp may đấy! ở Hà Nội, tụi bạn tôi bán mỗi tháng doanh thu đến cả trăm triệu đồng, còn tôi tháng hai ba chục triệu đã là quá hên rồi. Vậy thôi, nhưng làm thêm được cũng vui. Hơn nữa mỗi tháng cũng có thêm vài triệu bạc để đóng tiền ăn, tiền học cho con chứ chờ vào đồng lương viên chức của vợ chồng tôi thì…
Cũng là dân công chức, tôi hiểu chữ “thì” bỏ dở của cô bạn, rồi săm soi trong đầu, kiểm đếm xem có bao nhiêu công chức, viên chức mà mình quen biết đã và đang “chân ngoài dài hơn chân trong” phát huy nghề tay trái. Trong trí nhớ của tôi hiện ra không chỉ một vài mà có đến vài chục người mà tôi từng quen biết, họ là cán bộ, công chức, viên chức công tác ở các cơ quan của tỉnh, huyện và cấp xã. Người mở cửa hàng kinh doanh, người trưng biển sửa chữa điện tử, điện lạnh, trang trí nội thất, vẽ biển quảng cáo, mở studio quay phim, chụp ảnh, cho thuê váy cưới, người lại tâm huyết với nghề nông, vay mượn, chắt chiu lưng vốn dồn về quê để làm trang trại…
Không khó lý giải hiện trạng này khi mà đồng lương công chức chỉ đủ chi phí cho mức sống tối tiểu của một gia đình. Hãy làm một phép tính thử: một viên chức có 10 năm công tác, theo lộ trình tăng lương với bậc đại học thì lương đang ở bậc 4. Với mức lương tối thiểu 1.150 ngàn đồng (từ 1/7/2013) viên chức này đang được lĩnh khoảng trên 3 triệu đồng/tháng. Các khoản thu nhập khác không phải cơ quan nào cũng có. Trong khi qua 10 năm công tác viên chức này đã ở vào tuổi ngoài 30 và thông thường đều đã có gia đình riêng và có con bước vào độ tuổi đi học. Nếu 2 vợ chồng có cùng mức lương, thu nhập của gia đình mới chỉ ở mức trên dưới 7 triệu đồng. Nếu sống trên địa bàn thành phố, số tiền này sẽ phải được chi tiêu một cách dè sẻn mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động, học tập và những sinh hoạt tối thiểu của các thành viên trong gia đình. Thu nhập ở mức trung bình, rõ ràng, mỗi gia đình cán bộ, công chức đều phải vận dụng câu nói xưa nhưng chưa cũ đó là “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” trong việc chi tiêu. Ít có những buổi tiệc tùng giao lưu cùng bè bạn, hay tổ chức cuốc du lịch cuối tuần mà đơn thuần là để xả stress và đặc biệt không dám lui tới những cửa hàng chuyên bán “đồ hiệu”.
Vậy, muốn có cuộc sống vật chất dư dả, chỉ có cách vươn tay trái để ôm lấy một thứ nghề hay bất cứ một việc làm nào đó bên ngoài có thể kiếm tiền. Từ đây đã thấy có một lỗ hổng trong chất lượng công vụ. Theo quy định, mỗi công chức làm việc 8 tiếng/ngày, nếu công chức, viên chức tập trung cho công việc trong 8 tiếng đó cũng đã “oải” rồi. Vậy mà trong khi làm việc họ còn phải lo tuần này nên lấy hàng gì cho phù hợp, bán chạy, tìm đầu ra cho đàn lợn đã đến thời điểm “xuất chuồng”, làm mấy cuốn Album ảnh cưới sao cho khách hàng ưng ý nhất… để làm tốt những phần việc “tay trái” đó có lẽ không mấy ai trong số những công chức, viên chức ấy chưa một lần “ăn cắp” thời gian mà đáng lẽ phải dành cho công việc chính mà họ đang được cơ quan, đơn vị trả lương để thực hiện. Cũng phải nói rằng, khi đã bươn trải với nghề “tay trái” những CCVC này đã được biết đến là người năng động, sáng tạo. Tuy nhiên, sức người có hạn, nếu trong khoảng thời gian, điều kiện đó mà phải tập trung cho nhiều công việc ắt hẳn, chất lượng của những công việc đó sẽ không được đảm bảo và ta gọi đó là “chảy máu chất xám” ở các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy không phải là tất cả nhưng ít nhiều công chức “chân ngoài dài hơn chân trong” này đã được đếm trong đội hình 30% công chức làm việc theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” không có cũng được mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc tới trong cuộc họp thứ nhất BCĐ cải cách chế độ công vụ, công chức.
Để giảm tải hiện trạng này công việc thuộc về các nhà quản lý, hoạch định chiến lược phát triển KT-XH của Trung ương, địa phương. Nhưng rõ ràng đây là vấn đề cần được xem xét, việc cần làm để góp phần nâng cao chất lượng công vụ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn.
Thuý Hằng
HBĐT) – Giữa đêm hè tháng 7 trời nổi cơn giông. Sấm chớp giận dữ xé toạc trời đêm Cun Pheo đen đặc. Mưa trút nước xuống sầm sập. Qua những mảng vách đất thủng to bằng cả vành mâm, mưa hắt vào nhà xối xả. Con em giật mình khóc thét. Ngôi nhà vách đất xiêu vẹo run lên bần bật trong mưa bão như muốn đổ ập xuống, nuốt trọn hai đứa trẻ. Thằng anh học lớp 9 nhưng bé như cái kẹo quờ quạng trong bóng tối tìm cái chậu để che mưa cho em. Hai đứa trẻ ướt sũng ôm chặt lấy nhau. Nước mắt mặn chát hoà nước mưa. Lại thêm một mùa mưa bão nữa mà bố mẹ chúng vẫn chưa mãn hạn tù trở về.
(HBĐT) – Từ thị trấn Mai Châu, vượt qua chặng đường quanh co gần 40km, chúng tôi đã có mặt tại trung tâm xã Cun Pheo. Cách UBND xã chỉ chừng vài trăm mét, điểm nóng Hin Pén hiện ra. Dưới gầm sàn một ngôi nhà gỗ trống trải ngay đầu xóm, mấy người đàn ông đang ngồi uống nước chè, thì thào trò chuyện. Nhưng tất cả đồng loạt dừng lời và ném cái nhìn sắc lạnh, thăm dò khi chúng tôi - những người khách lạ xuất hiện. Tôi rùng mình ớn lạnh và ý thức về sự nguy hiểm của việc xâm nhập vào một trong những trung tâm mua bán “cái chết trắng” của huyện Mai Châu.
(HBĐT) - Một trong những gia đình “Cách mạng gương mẫu giai đoạn 2007-2012” của TP. Hòa Bình là anh Nguyễn Văn Việt, số nhà 35, tổ 15, phường Phương Lâm (con út của gia đình), hiện đang thờ cúng mẹ Việt Nam Anh hùng và 3 anh trai là liệt sỹ. Tuy nhiên, Tổ quốc và gia đình vẫn canh cánh một nỗi niềm chưa trọn vẹn với mẹ Việt Nam Anh hùng...
(HBĐT) - Những tiếng súng chát chúa nổ trong đêm, những tiếng hò hét đuổi đánh nhau của đám thanh niên xăm trổ đầy mình cùng sự phẫn nộ của người dân khi bị những đối tượng ngoài địa bàn cấm đoán, dọa dẫm khi họ dám bén mảng tới vỉa đá nghi là có vàng... đã trở thành nỗi ám ảnh của người dân xóm Ngành, xã Tiến Sơn (Lương Sơn) thời gian qua. Nhưng đó chưa phải là tất cả...
(HBĐT) - Cả 3 phiên tòa xét xử các bị cáo cùng một tội danh “Hiếp dâm trẻ em”. Nhưng lại ngập trong 3 thứ cảm xúc trái ngược: phẫn uất - xót xa - căm tức. Phẫn uất là bởi đứng trước vành móng ngựa là một người cha bất chấp luân thường đạo lý làm chuyện đồi bại với cả đứa con dứt ruột sinh ra; xót xa là bởi chiếc áo tù trở nên quá rộng với một đứa trẻ vừa tròn 14 tuổi đã phạm vào cái “tội của người lớn”; căm tức là bởi đứng trước vành móng ngựa là 4 gã trai làng với màn kịch “anh hùng cứu mỹ nhân” để hại đời cô bé vừa bước qua tuổi 12.
(HBĐT) - Cảm giác ngột ngạt, váng vất khó chịu vì không gian ẩm ướt, yếm khí dưới một đường hầm tối om và sâu hun hút có lẽ là sự trải nghiệm mà không phải ai cũng có được khi chui vào những đường lò khai thác than đầy bất trắc với những người đang “bán mạng cho than” ở xóm Đồi, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc), xóm Đừng, xã Đồng Môn (Lạc Thủy), xã Cuối Hạ (Kim Bôi), xã Mỹ Thành (Lạc Sơn).