Gia đình anh Bùi Văn Linh, xóm Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi) phát triển mô hình chăn nuôi thỏ thương phẩm.

Gia đình anh Bùi Văn Linh, xóm Ve, xã Đông Bắc (Kim Bôi) phát triển mô hình chăn nuôi thỏ thương phẩm.

(HBĐT) - “Đông Bắc chưa phải là xã giàu cũng chưa được xếp vào vị trí là xã dẫn đầu về các phong trào của huyện Kim Bôi, thế nhưng chúng tôi đang có trong tay điều quý giá nhất, đó là sự đồng thuận” - Đồng chí Bùi Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã đã mở đầu câu chuyện bằng những lời giới thiệu sơ lược đó khi biết tôi có ý tìm hiểu về phong trào dân vận khéo. “Nói thì khó lắm, chi bằng chị về cơ sở, nghe dân nói, xem dân làm, rồi đúc kết lại xem chúng tôi đang làm hay - dở thế nào, khéo hay chưa khéo”. Không phải là một đồng chí cán bộ văn phòng, hay trưởng, phó ngành, đoàn thể nào khác mà chính Bí thư Đảng ủy xã tự mình cưỡi con trâu sắt dẫn tôi về với cơ sở. Sự nhiệt tình đó của một con người đang giữ vị trí đứng đầu xã đã khiến tôi hiểu rằng: chìa khóa để mở cánh cửa hướng tới thành công trong phong trào dân vận khéo là đây.

 

Trời Đông Bắc se lạnh, lất phất những hạt mưa nhưng không ngăn được những bước chân hăm hở đến với từng cung đường, ngõ xóm để gặp gỡ, trao đổi với người dân. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm trong vườn cây ăn trái của ông Phạm Hùng Hạnh xóm Đồng Nang. Cắt những quả chuối Tiêu hồng đãi khách, ông Hạnh đon đả: Mọi người ăn đi, đừng sợ. Chuối tiêu hồng quả nào cũng đẹp vậy đấy, không có thuốc đâu mà lo. Rồi ông kể chặng đường đi của những cây chuối tiêu hồng, nhãn Hương Chi, thanh long ruột đỏ đến với  khu vườn nhà. Con cái đã trưởng thành và đã xây dựng gia đình riêng, nhà chỉ còn lại 2 vợ chồng tuổi đã cao, sức vóc không còn được như trước, đôi lúc ông bà thấy đuối sức vì lo việc cấy trồng, chăm bón 3.000 m2 ruộng, vườn mỗi nơi một mảnh. Năm 2007 xã bắt đầu làm điểm việc dồn điền, đổi thửa nhưng đến năm 2009 mới triển khai đến xóm Đồng Nang. Thường xuyên tiếp cận nguồn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng lại đã tham khảo qua các chuyến đi tham quan học tập kinh nghiệm rồi kết quả thực hiện ở chính xóm Ve- xóm được xã chọn triển khai điểm, gia đình ông Hạnh đã hưởng ứng tích cực. Kết quả, ruộng vườn đã được thu về một mối gần nhà. Từ đây lại phát sinh một vấn đề, phần lớn diện tích ruộng của gia đình thường xuyên bị hạn. Nhân chuyến khảo sát của cán bộ phòng NN&PTNT huyện về với cơ sở, ông Hạnh đã đề nghị huyện cho chuyển diện tích ruộng lúa sang trồng màu. Đề nghị của ông Hạnh và một số gia đình khác có khu ruộng liền kề đã được UBND huyện Kim Bôi phê duyệt. Đến nay, gia đình ông Hạnh đã chuyển trên 2.500 m2 ruộng sang trồng màu và cây ăn quả. Ban đầu là trồng dưa, mía làm hàng hóa. Loại cây trồng này tuy cho thu nhập cao, nhưng đầu tư chăm bón cũng tốn kém, vất vả. Xem chương trình  Cùng nhà nông bàn cách làm giàu trên sóng của Đài Truyền hình Việt Nam, ông Hùng đã nhiều ngày đêm vắt tay lên trán nghiền ngẫm, tư duy rồi quyết tâm lặn lội đến Thạch Thất (Hà Nội) thăm quan mô hình và học tập kinh nghiệm trồng thanh long ruột đỏ, đến Đông Lai, Ngọc Mỹ (Tân Lạc) để tìm hiểu mô hình trồng bưởi. Năm 2012, ông  đến xã Hợp Kim (Kim Bôi) để mua giống chuối Tiêu hồng về trồng.

 

Mới là thử nghiệm thôi nhưng chuối cũng đã cho quả, 80 cây nhãn Hương Chi cũng đã cho thu hoạch mùa đầu, còn 100 trụ Thanh long ruột đỏ phải chờ đến sang năm. Nói làm giàu thi to tát quá nhưng tôi, nghĩ mình đã tìm được hướng đi để thoát nghèo bền vững và tôi mong bà con chòm xóm cũng mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao nguồn thu nhập. Ông Hạnh tỏ bày!

 

Rời ngôi nhà nhỏ ngợp màu cây trái của ông Phạm Hùng Hạnh, chúng tôi đến thăm 2 mô hình kinh tế khác và trực tiếp đến mục sở thị  đường bê tông xóm Rạnh, con đường dài trên 1.000 m, chiều rộng 7 m mà đồng chí Bùi Văn Bình, Bí thư Đảng ủy xã đã  khoe rằng: Nhân dân đã đóng góp trên 2.000 ngày công lao động, hơn 2.000 m3 sỏi  và khoảng 400 hộ tự nguyện hiến 1m đất để làm đường. Tiếp đến là Trường Tiểu học Đông Bắc- ngôi trường đầu tiên được công nhận đạt chuẩn quốc gia (mức độ 2) của huyện Kim Bôi, tiếp chúng tôi, thầy giáo Bạch Bá Tỉnh, Hiệu trưởng nhà trường niềm nở: Nhà trường có được cơ ngơi như thế này là nhờ có sự quan tâm sâu sát của Đảng ủy, chính quyền và sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân trong phong trào xã hội hóa giáo dục. Không chỉ hôm nay mà cả đến mai sau, các thế hệ thầy, trò nhà trường luôn ghi danh những gia đình đã tự nguyện hiến hàng trăm mét đất, đóng góp nguyên vật liệu để xây dựng trường. 

 

Là một xã nhỏ với số dân xấp xỉ 3.900 nhân khẩu, nguồn sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đất đai manh mún, mức thu nhập bình quân đầu người  đạt khoảng 9,5 triệu đồng/ năm, số hộ nghèo còn chiếm 23,7% nhưng bức tranh toàn cảnh của Đông Bắc đã có những chấm sáng ấn tượng cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục.  Trả lời cho câu hỏi: Lấy gì làm nền tảng để tạo nên những thành công đó? Đồng chí Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã cũng lại tóm gọn bằng một câu: Sự đồng thuận. Đúng là làm công tác dân vận ở thời điểm này không dễ nhưng Đảng ủy, chính quyền xã Đông Bắc đã chọn: việc gì có lợi cho dân thì làm, nên đã có được sự thành công đó. Ngay như việc thực hiện đề án dồn điền, đổi thửa, mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách nhưng nhận thấy nếu thực hiện được sẽ có lợi cho dân, cụ thể là nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa đảm bảo phát triển ngành nông nghiệp bền vững; sử dụng nguồn lao động nông nghiệp hợp lý, hiệu quả; nâng cao đời sống cho các hộ sống dựa vào nông nghiệp, góp phần tích cực vào công cuộc XĐ-GN  và tăng thu ngân sách Đông Bắc đã quyết tâm thực hiện và đã về đích vào năm 2009, đứng sau Vĩnh Đồng và trở thành 1 trong 2 xã đầu tiên thực hiện thành dồn điền, đổi thửa trên địa bàn toàn huyện.

 

Đông Bắc đang đổi thay, những bước đi chậm nhưng chắc. Chia tay Đông Bắc trong chiều mưa nhưng điều chúng tôi luôn nghĩ đến là ánh ban mai rực rõ đã và đang tỏa sáng góp phần làm cho cảnh sắc nơi đây thêm phần sinh động, cuộc sống của mỗi con người cũng tràn đầy năng lượng, sự hứng khởi bởi niềm tin ở tương lai.

 

 

 

                                                                    Thúy Hằng 

 

 

 

Các tin khác


Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục