Bức ảnh toàn cảnh thủy điện Hòa Bình được nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai chụp 10 năm về trước.

Bức ảnh toàn cảnh thủy điện Hòa Bình được nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai chụp 10 năm về trước.

(HBĐT) - Trời đẹp quá lên mặt đập thôi, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc đẹp để còn nhớ! Không biết tự bao giờ nhóm “nghệ sỹ nhiếp ảnh” nửa mùa chúng tôi tạo ra thông lệ đó. Chỉ biết rằng nếu không ngắm, không chụp sẽ thấy tiếc vì bức tranh kỳ ảo mà đất trời và thiên nhiên đã ban tặng. Cũng dòng sông ấy (sông Đà), nhưng dòng nước không chảy lại hai lần, ánh mặt trời cũng khi tỏ khi mờ và sắc cầu vồng cũng có lúc sắc nét, lúc lại mờ phai. Có lẽ đó cũng là cảm nhận chung của những người cầm máy hiện đang sinh sống trên đất Hòa Bình nên ngày càng có thêm nhiều những bức ảnh đẹp ghi lại những khoảnh khắc diệu kỳ trên dòng sông ánh sáng.

 

Không phải là người cầm máy chuyên nghiệp nhưng khi nói về việc chụp ảnh trên dòng sông Đà, ông Trần Quốc Dũng, hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh bộc lộ rõ sự hào hứng, đam mê: Đúng là điều kỳ diệu. Tôi vào lính khi dòng sông Đà còn đang cuồn cuộn những thác, ghềnh, hai bên bờ sông um tùm lau lách và cư dân thị xã Hòa Bình còn đang sống âm thầm trong ánh đèn dầu leo lét, nhưng khi xuất ngũ trở về dòng sông Đà đã được ngăn dòng chảy, trên công trường rộn rã tiếng nói, tiếng cười, tiếng máy và dòng người lại qua. Đặc biệt lại còn có cả những người bạn Nga da trắng, mắt xanh cùng chung tay góp sức xây dựng công trình thủy điện. Thiên nhiên vẫn đẹp, đẹp một cách hiện đại và mang nhiều nguồn cảm xúc. Từ đó, tôi đã nghiện vác máy ảnh, sổ ghi chép đến bên dòng sông Đà để ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Không phải là một nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên nghiệp nhưng tôi dành cho những bức ảnh tất cả niềm đam mê. Tôi đã có những bức ảnh đẹp (theo cảm nhận của riêng mình), đó là những bức hình bè gỗ của những người tiều phu dập dềnh trên sóng nước, cảnh những người phụ nữ dân tộc Thái Mai Châu với chiếc gùi sản vật của núi rừng, vén tà váy đen tuyền lội qua mép nước để bước lên thuyền và những bức hình sống động ghi lại hình ảnh những đứa trẻ nhỏ bé chênh vênh tự bơi mảng vượt qua sông Đà để đến trường học chữ. Những năm gần đây tôi lại thích chụp cảnh sông Đà trong thế tĩnh lặng. Thời điểm mà tôi thường chọn chụp là vào quãng 9h, khi ánh bình minh lên dát xuống mặt sông những sắc màu lóng lánh, đôi khi có thêm sắc cầu vồng uốn cong theo từng cánh sóng. Mong muốn nhiều người được chiêm ngưỡng những khoảnh khắc đẹp trên sông Đà, tôi đã gửi bức ảnh dự thi và được trao giải ba trong cuộc thi ảnh nghệ thuật tỉnh Hòa Bình.

 

Tiếp tục câu chuyện về “săn ảnh” trên sông Đà, ông Dũng đưa đẩy: Tôi được biết có nhiều người nghệ sỹ chuyên và không chuyên hiện đang sinh sống tại thành phố Hòa Bình có được những bức ảnh đẹp trên dòng sông Đà, đó là Thái Kiên, Vân Anh, Tào Khánh Loan, Đình Lan, Hoàng Tâm, nhưng ảnh được nhiều người biết đến nhất thì phải kể đến Hoàng Lai. Ông  ấy đến với nghề ảnh ban đầu cũng bởi cơ may, nhưng sau đó ông ấy đã thực sự tâm huyết, nhất là với những bức ảnh được chụp trên dòng sông Đà. Nói là cơ may bởi Hoàng Lai có 14 năm làm cán bộ thi đua, tuyên truyền của Tổng Công ty xây dựng Sông Đà. Được trang bị máy móc hiện đại, lại được đi khắp nơi trên công trường để ghi lại những hình ảnh đẹp nên ông đã có được những bức ảnh thực sự quý. Trong đó có một bức ảnh đoạt giải nhì toàn quốc trong cuộc thi ảnh với chủ đề “Đất nước, con người Việt Nam”, do Báo ảnh Việt Nam và Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức vào năm 2009. Cho đến nay, tính sơ sơ Hoàng Lai đã 3 lần giành giải nhất cuộc thi ảnh nghệ thuật của tỉnh Hòa Bình, lần lượt đổi màu huy chương từ đồng, bạc, đến vàng trong các cuộc thi ảnh khu vực miền núi phía Bắc. Bức ảnh đường hầm thủy điện Hòa Bình đã được chọn vào sách ảnh Việt Nam thế kỷ XX. Những tác phẩm được vinh danh của Hoàng Lai hầu hết gắn với sông Đà, với công trình thủy điện. Bởi  vậy mà ông càng say hơn với  nghiệp sáng tác ảnh trên dòng sông ánh sáng. Không chỉ quanh quẩn với những cảnh sắc vốn đã thân quen trên công trình thủy điện Hòa Bình, từ khi công trình thủy điện Sơn La khởi công đến nay ông đã 3 lần vác máy ngược sông Đà để ghi lại những khoảnh khắc đẹp. Bàn về chuyện nghề, ông tâm sự: Sông Đà lúc nào cũng đẹp, góc nào cũng đẹp, nhưng để có được những bức ảnh ưng ý nhất thì phải chọn vào thời điểm tiết trời trong vắt, khoảnh khắc đẹp nhất không phải giữa cái nắng chói chang mà là sau cơn bão. Kể cả chụp cảnh thủy điện trong đêm cũng phải chọn vào một ngày nắng đẹp, trời trong thì ánh sáng của đèn điện mới trở nên sắc nét. Ngoài việc xử lý ánh sáng, chọn góc chụp, điều quan trọng hơn cả là người chụp phải có cảm xúc nữa. Trau chuốt, kỹ lưỡng đến vậy nên Hoàng Lai đã xây dựng được “thương hiệu” ảnh về sông Đà, về công trình thủy điện. Hơn 10 năm qua, phòng ảnh của ông trên đường Cù Chính Lan (thành phố Hòa Bình) lúc nào cũng có hàng trăm bức ảnh về công trình thủy điện để các cơ quan, đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu mua làm quà tặng. Nói về bức ảnh toàn cảnh Thủy điện Hòa Bình được nhiều người yêu thích, ông tiết lộ: Bức ảnh đó được chụp cách đây 10 năm, khi ấy mặt đập chưa có nhiều cây cối nên mới rõ được đường nét  của những cung đường.

 

Thiên nhiên, cảnh vật đẹp như vậy sao đành bỏ lỡ, vậy nên ông luôn miệt mài sáng tác để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp, để không chỉ những người đang sống hôm nay được chiêm ngưỡng mà còn gửi tặng đến mai sau.

 

Trò chuyện với những người đã từng thăng hoa với nghệ thuật nhiếp ảnh trên dòng sông Đà, chúng tôi - những người làm báo cũng được truyền thêm niềm cảm xúc. Trong bộn bề công việc vẫn cố gắng tạo cho mình những phút thảnh thơi hòa mình trong cảnh sắc thiên nhiên nhiên kỳ ảo, ghi lại những khoảnh khắc diệu kỳ trên dòng sông ánh sáng.

 

 

 

                                                                        Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục