Cán bộ, phóng viên Báo Hoà Bình chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

Cán bộ, phóng viên Báo Hoà Bình chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.

(HBĐT) - Ai đã từng đặt chân đến huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh hẳn không thể nào quên hình ảnh của hòn đảo xanh giữa biển khơi. Cảnh đẹp nguyên sơ, con người chân chất, gần gũi đã tạo nên sức hút tiềm ẩn đối với du khách. Đặc biệt, được đứng trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắp nén hương tưởng niệm Người, trong mỗi người đều trào dâng niềm xúc động, tự hào vô hạn bởi đây là nơi đầu tiên và duy nhất được Bác Hồ cho phép dựng tượng khi Người còn sống. Đến đây cũng thật vui khi chứng kiến cuộc sống người dân đang từng ngày đổi thay...

 

Tự hào nơi Bác Hồ về thăm

 

Ngày 9/5/1961, Bác Hồ đã ra thăm Cô Tô và căn dặn đồng bào, chiến sĩ trên đảo: “... Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo nhưng Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng và tiến bộ”. Với tấm lòng kính trọng vô hạn đối với Bác Hồ, quân và dân trên đảo Cô Tô đã xin được dựng tượng Người trên đảo để lúc nào cũng được nhìn thấy hình ảnh của Người. Nguyện vọng của bà con trên đảo đã được Bác Hồ đồng ý. Năm 1968, Tượng đài Bác Hồ đã được nhà điêu khắc Nguyễn Văn Quế cùng các đồng nghiệp bắt tay vào thực hiện. Lúc đầu, tượng Bác được dựng bán thân với chất liệu làm bằng thạch cao, tay phải giơ lên cao vẫy chào đồng bào. Công trình được khánh thành ngày 22/5/1968, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh lần thứ 78 của Bác. Năm 1976, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 86 của Bác, tượng Bác bán thân được thay bằng tượng toàn thân với chất liệu bê tông cốt thép. Tượng có chiều cao 4,5 m, cả bệ cao 9 m, nằm cách bờ biển 100 m. Năm 1996, kỷ niệm ngày sinh lần thứ 106 của Bác, tượng Bác bằng bê tông được thay bằng đá granít. Cho đến nay, Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cô Tô vẫn được đánh giá là Tượng đài Bác có quy mô to lớn, đẹp nhất vùng Đông Bắc của Tổ quốc.

 

Vậy là đã hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng lòng kính yêu của đồng bào đối với Bác vẫn còn đây. Những dấu chân nơi Người đã đi qua trên mảnh đất Cô Tô, hơi ấm của Người cũng vẫn như đang còn hiển hiện nơi này Dấu chân của Người in nơi cánh đồng muối của bà con trên đảo Cô Tô mà Người đã từng đến thăm. Bờ ruộng khoai nơi Người đến và dừng lại nói chuyện với bà con. Khu nhà lưu niệm - nơi Bác Hồ đã gặp gỡ cán bộ, nhân dân trên đảo... Tất cả vẫn như khẳng định một niềm tin mãnh liệt của quân và dân trên đảo Cô Tô với Bác và tình yêu thương bao la của Bác đối với bà con trên đảo nhỏ này. Cùng với Tượng đài Bác Hồ, năm 2005, huyện Cô Tô đã xây dựng ngôi đền thờ Bác trên khuôn viên ngay sau Tượng đài. Ngoài ra, nhiều hạng mục khác như vườn cây, ao cá cũng được đầu tư tôn tạo, thể hiện lòng thành kính của người dân trên đảo Cô Tô đối với Bác. Mỗi ngày được ngắm nhìn Tượng đài Bác và ghi nhớ lời căn dặn của Người, đồng bào và chiến sĩ trên đảo luôn tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng phấn đấu lao động sản xuất, đồng thời luôn chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

 

 

Cô Tô ngày mới

 

Được ra thăm đảo Cô Tô trong chương trình hành trình về nguồn của tuổi trẻ báo Đảng các tỉnh trung du miền núi phía Bắc năm 2013 do Báo Quảng Ninh đăng cai tổ chức, chúng tôi được tận mắt chứng kiến sự đổi thay của cuộc sống người dân nơi đây. Anh Nguyễn Công Hùng, Phó Bí thư TT huyện đoàn Cô Tô phấn khởi giới thiệu: Huyện đảo Cô Tô bao gồm hàng chục hòn đảo lớn nhỏ khác nhau với diện tích tự nhiên gần 4.000 km2. Trong đó có 3 đảo lớn là Cô Tô lớn, Thanh Lân và đảo Trần nằm cách bến cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) chừng 60 km về phía đông bắc. Hiện, huyện có 2.000 hộ dân. Khi mới thành lập (1994), huyện Cô Tô còn thiếu thốn đủ bề, từ cơ sở hạ tầng đến vật dụng sinh hoạt của người dân... Cô Tô thời đó không có điện, đường, trường, trạm và thông tin liên lạc. Đến nay, cuộc sống trên đảo đã đổi thay nhiều. Đảo đã có nhà xây, nhà sinh hoạt cộng đồng, xe ô tô và đường trải nhựa. Điện thoại cố định, sóng di động cũng đã được phủ kín tới các xã. Trường học bảo đảm cho học sinh được đến lớp. Với thế mạnh là vùng biển đảo có tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế du lịch và khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản. Từ chỗ chỉ có vài chục phương tiện đi biển, nay Cô Tô đã có hơn 500 phương tiện lớn, nhỏ tham gia đánh bắt cả ở các ngư trường xa bờ. Sản lượng khai thác thủy, hải sản tăng mạnh qua từng năm. Nằm giữa một vùng biển rộng lớn, Cô Tô được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho khí hậu trong lành, mát mẻ, không ồn ào náo nhiệt mà thay vào đó là một không gian yên tĩnh, thanh bình. Người dân Cô Tô hiền lành, thân thiện, mến khách luôn để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi khách du lịch. Những bãi tắm ở Cô Tô vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ, vẫn còn những rặng san hô, bờ cát dài trắng mịn trải dài hàng km, mặt nước trong xanh được bao bọc bởi những cánh rừng nguyên sinh với hệ thực vật phong phú là những vẻ đẹp đã trở thành thương hiệu du lịch đặc trưng của hòn đảo ngọc này. Phương tiện đi lại giao thương với đất liền đã không còn là mối lo ngại với người dân Cô Tô khi tuyến cao tốc Vân Đồn - Cô Tô đã đi vào hoạt động, rút ngắn thời gian từ đất liền ra đảo từ 3 tiếng xuống còn 1,5 tiếng. Mặc dù là một huyện biển đảo nhưng Cô Tô cũng đã trở thành đơn vị đầu tiên trên toàn quốc phủ sóng internet không dây wifi miễn phí trên địa bàn toàn huyện.

 

         

Những cột điện 110 kV đến đảo Cô Tô trong điều kiện hết sức khó khăn khi một bên là vách núi dựng đứng, một bên là mép biển.

 

Điều đặc biệt, lần ra thăm đảo chúng tôi được tham gia đợt vận động ủng hộ đưa lưới điện ra đảo Cô Tô do Đoàn TN Báo Quảng Ninh phát động. Vậy mà chỉ sau 5 tháng, khi nghe tin đảo Cô Tô có điện lưới quốc gia, anh em trong đoàn đều không giấu được sự vui mừng vì mình cũng đã có đóng góp nhỏ bé góp phần đưa ánh sáng lưới điện ra đảo. Thời khắc 16h30’ ngày 16/10/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh và Tổng Công ty điện lực miền Bắc đã tổ chức khánh thành dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô không chỉ được hàng ngàn người dân nơi đây mà cả nước đều mong đợi. Dự án có tổng mức đầu tư 1.107 tỷ đồng. Đây là dự án điện đầu tiên trong cả nước áp dụng công nghệ chôn ngầm cáp 22 kV dưới đáy biển và rải dây điện 110 kV trên không bằng khinh khí cầu. Dòng điện lưới quốc gia vượt gần 60 km, qua các đảo đá và biển cả mênh mông, chính thức thắp sáng huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Sau 350 ngày, đêm khẩn trương thi công, công trình đã hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh. Vậy là Tết năm nay, nhân dân trên đảo Cô Tô sẽ đón xuân trong điện lưới trang hoàng rực rỡ thay cho điện chạy bằng dầu không ổn định trước kia.

 

Chúng tôi chia tay Cô Tô mà vẫn còn nuối tiếc vì thời gian trên đảo quá ít ỏi để có thể khám phá, tìm hiểu nhiều hơn nữa. Nhưng với những gì chứng kiến, chúng ta có thể tự hào vì hơn nửa thế kỷ đã qua, Cô Tô hôm nay đã có những đổi thay, chuyển mình rõ rệt, xứng đáng với lời căn dặn của Bác. Chắc chắn rằng, Cô Tô sẽ tiếp tục phát triển đi lên xứng với tiềm năng của đảo nơi địa đầu vùng Đông Bắc Tổ quốc.

 

 

 

                                                                                 Hương Lan

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục