Thành phố Hòa Bình được trang hoàng để chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ 2014.

Thành phố Hòa Bình được trang hoàng để chuẩn bị đón xuân Giáp Ngọ 2014.

(HBĐT) - “Mùa xuân Hòa Bình ơi, xanh xanh núi Đúng sông Đà, mùa xuân Hòa Bình ơi, điện dâng ánh sáng chan hoà, bản Mường em vui ngày hội xuân, ngọt ngào sao câu hát ví. Cồng ngân đánh điệu đón dâu, chàng trai phố núi rước người quê xuôi Hòa Bình ơi...”. Có lẽ vì khúc ca như lời mời gọi ấy nên năm nào cũng vậy, cho dù những ngày cuối năm công việc tất bật là thế mà mấy đứa bạn thời đại học của tôi cũng khấp khởi rủ nhau từ thủ đô hoa lệ lên thăm Hòa Bình. Để rồi cả nhóm lại được ngồi bên dòng sông Đà ngắm ánh điện lung linh soi rọi dòng sông và ngâm nga mấy bài hát quen thuộc cứ như những đứa con lâu ngày về thăm quê.

 

Có dịp được tạm quên những lo toan thường nhật, cùng đắm mình với vẻ đẹp, sự thanh tao của trời mây, sông nước ngày xuân và được ngắm đường phố nhộn nhịp những ngày cuối năm mới thấy cuộc sống đã thực sự đổi thay. Cậu bạn tôi xuýt xoa: “Thành phố Hòa Bình phát triển nhanh thật đấy. Mươi năm trước làm gì có những tuyến đường một chiều to đẹp thế này, cũng làm gì đã có khu công nghiệp, trung tâm thương mại. Giờ thì rõ nét hết cả rồi. Thành phố còn có cả biểu tượng riêng mang đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc làm cho phố phường thêm bề thế”. Câu nhận xét khách quan của bạn khiến tôi cũng thấy tự hào. Mà đúng quá đi chứ, ngược thời gian về với cái thời lần đầu tiên mời các bạn lên chơi Hòa Bình mới thấy sự khác biệt khá xa. Ngày đó làm gì có sẵn xe máy, mượn quanh cả xóm mới được ba cái xe đạp cà tàng để 6 đứa rong ruổi ra thị xã (nay là thành phố), rồi sang sông chơi. Phải hôm nước sông dâng cao, cầu phao bị cắt chờ mãi mới có phà. Vốn quen sống ở thủ đô, lần đầu đi phà mấy đứa cứ im thin thít vì sợ. Lúc đó nhìn sự lo lắng của các bạn mà lòng cứ thầm ước mong thị xã mình sớm có cây cầu nối đôi bờ sông Đà. Cả buổi gò lưng đạp xe, mồ hôi lướt thướt muốn tìm nơi thư giãn, giải khát mà quán sá thưa thớt, vắng vẻ. Thị xã chỉ có mỗi chợ Phương Lâm còn gọi là đông đúc, hàng hóa phong phú để rủ bạn đến ngắm nghía.

 

Nhớ lại chuyện xưa mới thấy cuộc sống đã sang trang mới. Dẫu biết rằng phát triển là quy luật tất yếu của xã hội. Song phát triển từ một điểm xuất phát thấp và từ một miền đất còn những điều bất lợi thì quả là điều đáng trân trọng. Từ khi được công nhận lên thành phố, bộ mặt đô thị, cuộc sống của người dân thành phố Hòa Bình đã thực sự đổi mới. Đúng như lời của Bí thư Thành ủy Trần Văn Hoàn: “Những kết quả quan trọng đạt được trên các lĩnh vực là quyết tâm cao của cả Đảng bộ và nhân dân các dân tộc thành phố đã tranh thủ được thời cơ, thuận lợi, chủ động vượt qua những khó khăn, thách thức để phát triển nhằm tương xứng là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Chính sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị là sức mạnh nội sinh của thành phố trên con đường phát triển.

 

Có thể khẳng định, thực hiện NQĐH Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, hoạt động, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng có nhiều đổi mới. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, cấp ủy đã tập trung xây dựng và tổ chức làm việc theo đúng quy chế, chú trọng phân công, phân cấp rõ ràng, chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể. BTV Thành ủy và từng cá nhân cấp ủy được phân công phụ trách địa bàn, ngành, lĩnh vực đã phát huy vai trò trách nhiệm, thay đổi phong cách, lề lối làm việc hướng đến bám sát cơ sở, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền thành phố đã chỉ đạo tập trung huy động các nguồn lực để phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển thương mại, dịch vụ chất lượng cao. Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; ưu tiên phát triển công nghiệp vừa và nhỏ; tập trung phát triển các ngành công nghiệp sạch có ưu thế về nguyên liệu, thị trường gắn với BVMT. Thành phố cũng đa dạng hóa thu hút vốn đầu tư; quan tâm sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư các công trình, dự án: cụm công nghiệp, cấp thoát nước, giao thông, xây dựng NTM...

 

Nửa nhiệm kỳ thực hiện NQĐH Đảng bộ thành phố lần thứ XXI, TPHB có tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đat 856 tỷ đồng. Qua đó đã xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng 23 công trình, trong đó có một số công trình trọng điểm như: đường Thịnh Lang, đường Trương Hán Siêu, nâng cấp vỉa hè, hệ thống thoát nước đường Chi Lăng, An Dương Vương. Thành phố cũng thực hiện có hiệu quả chủ trương cứng hóa đường GTNT với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đươc 24,9 km với tổng kinh phí 11,93 tỷ đồng. Hệ thống điện chiếu sáng được trang hoàng đến tận thôn, xóm, KDC. Nhờ vậy, không chỉ bộ mặt đô thị mang diện mạo, tầm vóc mới mà vùng ven đô cũng mỗi ngày càng văn minh, hiện đại hơn. 

 

Một trong những điểm nhấn cho bộ mặt đô thị trong 2 năm gần đây là thành phố Hòa Bình đã có biểu tượng riêng của mình, trở thành điểm đến cho người dân và du khách. Đó là một biểu tượng được xây dựng bên bờ trái sông Đà mang ý tưởng 6 bông lúa vươn lên từ mặt nước tượng trưng cho nền văn minh lúa nước, cho 6 dân tộc chính của tỉnh đoàn kết xây dựng Hòa Bình thành một đô thị hiện đại, văn minh. Hình ảnh cọn nước đại diện cho văn hóa cộng đồng của các dân tộc Tây Bắc nói chung và người Mường nói riêng nằm ở vị trí trung tâm của biểu tượng thể hiện sự quyết tâm gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống độc đáo và đậm đà bản sắc của cả vùng. Biểu tượng thứ 2 được đặt bên bờ phải, xây dựng mang hình dáng của một khối lập phương xiên biểu trưng cho 6 dân tộc chính và nền văn hóa Hòa Bình. Đây là biểu tượng ba chiều phát triển từ một họa tiết thổ cẩm Tây Bắc được lồng ghép khéo léo để mỗi người có thể cảm nhận được hình tượng họa tiết đó từ bất cứ hướng nhìn nào trong không gian. Đồng thời thể hiện sự kết nối truyền thống và hiện đại trong một biểu tượng mang tính văn hóa. Việc xây dựng hai biểu tượng giữa trung tâm TPHB đã thể hiện rõ sự phát triển mạnh mẽ của thành phố trong thời kỳ CNH-HĐH, song việc lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc vẫn được đặc biệt coi trọng. Đây chính là nét riêng để TPHB luôn để lại sự vương vấn cho những ai đã từng một lần đến.

 

 

 

                                                                              Hoàng Nga

 

 

Các tin khác

Hàng trăm chiếc thuyền tại hai bến cảng Bích Hạ và Thung Nai đã sẵn sàng đưa đón khách du lịch mùa lễ hội đền Bờ năm 2014 (Ảnh: Du khách xuống thuyền du xuân tại cảng Thung Nai).
Cán bộ, phóng viên Báo Hoà Bình chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
Bức ảnh toàn cảnh thủy điện Hòa Bình được nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai chụp 10 năm về trước.
Tương truyền 2 cây đại thụ được trồng cạnh ngôi chùa Quèng Ang, xã Tân Phong ( Cao Phong) vẫn còn lại cho đến ngày nay là do chính tay vị công chúa xấu số trồng.

Bí mật của chiêng đồng cổ 4 âm

(HBĐT) - Một chiếc chiêng có đến 4 âm với các âm độ cao thấp khác nhau, chính vì vậy, chỉ cần dùng một chiếc chiêng này thôi người nghệ nhân đã có thể chơi được tiết tấu đơn giản của một làn điệu xéc bùa. Theo tiến sỹ Quách Văn Ạch - nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, “ở Hoà Bình, đây có thể xem là chiếc chiêng độc đáo có một không hai”.

Tấm lòng của con cháu nhà lang

(HBĐT) - 20 năm trước, tháng 12/1993, ông Đinh Công Đốc đã từ trần, khép lại những năm tháng tận tâm tận lực cống hiến cho cách mạng. 5 năm sau ngày ông mất (tức tháng 4/1998), con cháu ông được đón nhận niềm vinh dự: Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhất, ghi nhận ông Đinh Công Đốc đã có thành tích trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.

Chuyện về 2 khẩu súng “thiêng”

(HBĐT) - Từ xa xưa, bà con đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu dựng nhà giữa hoang sơ núi rừng, súng săn là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Súng cùng bà con lên rừng săn thú, súng được giữ trong nhà đề phòng thú dữ tấn công. Trong kháng chiến chống Pháp, súng cùng bà con hăng hái tham gia các chiến dịch bảo vệ bản làng, quê hương. Hòa bình lập lại, cuộc sống đã có nhiều đổi thay, súng săn được treo như vật kỷ niệm trong mỗi gia đình. Súng được coi như là bảo vật, là tài sản quý, thậm chí là vật thiêng trong mỗi gia đình. Nhưng hôm nay, vì trật tự an toàn xã hội, vì tính nghiêm minh của pháp luật, hơn 3.600 khẩu súng các loại đã được bà con nhân dân huyện Mai Châu tự giác giao nộp cho chính quyền.

Phú Quốc - hòn ngọc của Tổ quốc

(HBĐT) - Nằm ở tỉnh Kiên Giang với diện tích 567 km2 và có chiều dài 65 km, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam. Với vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có, từ lâu, Phú Quốc được mệnh danh là “hòn ngọc” của Tổ quốc.

Hồn quê ngày Tết

(HBĐT) - Sau một năm làm lụng vất vả, Tết đến, ai ai cũng đều lo thu xếp công việc để sửa soạn cho mình một cái Tết đầy đủ, đầm ấm, nhiều niềm vui. Dù là người có gia đình vợ con hay còn son rỗi đều có một ý nghĩ chung là về quê đón Tết, vui xuân cùng gia đình. Điều này đã trở thành một tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. Vì quê hương là nơi chôn rau, cắt rốn, nơi có cha mẹ họ hàng, người thân. Nơi lưu giữ bao kỷ niệm thời ấu thơ... “Quê hương là đường đi học/con về rợp bướm vàng bay...”, vậy thì làm sao mà quên được. Người xa quê càng lâu càng mong mỏi nhớ về quê hương da diết. Ngày về, bước chân vào đầu ngõ ai chẳng xốn xang trong lòng.

Sắc xuân Quý Hòa

(HBĐT) - Một người quen thân là thầy giáo Bùi Duy Luyến, thổ công ở xã vùng 135 Quý Hòa (Lạc Sơn) nhắn tin: Lên đi, mùa này hoa đào ở xóm Dọi đã nở, nhiều hộ chuẩn bị cho các phiên chợ Tết rồi đấy. Hoa đào..., sứ giả của mùa xuân nơi vùng cao ngút tầm mắt dưới núi đồi này đã làm cho lòng người thêm rộn ràng trước những thời khắc kỳ diệu của thiên nhiên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục