Chính điện (ban tam bảo) là khu vực quan trọng nhất của nhà chùa nên việc hành lễ tại đây cần được thực hiện đúng phép tắc. (Ảnh chụp tại Hòa Bình Phật Quang tự).
(HBĐT) - Kia rồi mái chùa cong cổ kính, ngói âm dương phủ kín rêu xanh, đây bậc thềm đá cũ, khách hành hương dừng chân trước cổng chùa. Rũ bỏ những ưu tư, phiền muộn muôn năm cũ, chọn những ngày đầu xuân nắng đẹp, người dân đến chùa để lễ, để cầu, để tin và để hy vọng…
Cùng mẹ sắm lễ đi chùa sáng mồng 1 đầu năm, tôi được mẹ ân cần dặn: “Ở chùa thì ban to nhất bao giờ cũng ở chính giữa nhà chính, gọi là ban tam bảo, thờ Phật. Khi đặt lễ ở ban này để cúng chư phật thì đầy đủ nhất là phải có năm món hương – nến – hoa – quả - nước, nếu không chuẩn bị được đầy đủ cúng chư Phật bằng tấm lòng thành. Tuyệt đối không được để tiền, vàng, lễ mặn lên ban Tam Bảo. Đến chùa không được sắm sửa lễ mặn như thịt, giò, chả. Việc sắm lễ mặn chỉ được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị thánh, mẫu và chỉ dâng lễ mặn ở đó mà thôi. Vào chùa phải tuân theo những quy định của Phật pháp, nhà chùa.”
Phật giáo có câu “Đi chùa đúng pháp, được phúc” để nói lên rằng đi lễ chùa rất cần đúng phép tắc của Phật giáo, có như vậy thì mới mong được phúc, được an lành. Nhưng có lẽ, không phải ai trong chúng ta cũng nắm bắt được đầy đủ những quy định, nguyên tắc của nhà Phật khi đi lễ chùa.
Vì vậy nên trước khi bước chân vào chùa hành lễ, khách thập phương xin hãy dừng chân đôi chút trước cửa chùa. Ai chưa biết thì học hỏi, ai biết rồi thì tĩnh tâm rũ bỏ bụi trần hay giản đơn thôi là vuốt cho sống áo chỉnh tề trước khi bước vào cõi Phật.
Trong thoang thoảng khói hương trầm một buổi sáng đầu xuân, tôi đã có cuộc trò chuyện rất bổ ích và ý nghĩa với Đại đức Thích Đức Nguyên, Uỷ viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Tỉnh Hội Phật Giáo Hoà Bình, Trụ trì Chùa Hoà Bình Phật Quang về văn hóa đi lễ chùa. Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết: “Đi chùa là một truyền thống văn hóa có từ 26 thế kỷ trước. Mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh, để thăng hoa nhận thức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội. Người dân đi chùa là thể hiện nét văn hóa của một địa phương, dân tộc, vùng, miền. Chùa chiền là nơi tôn nghiêm cần những biểu hiện vừa văn hóa, vừa lịch sự. Người dân đi lễ chùa cần ý thức được điều này để không làm mất đi nét thanh tịnh của chốn thiền môn và nét thanh lịch của chính bản thân mình”.
Bắt đầu từ trang phục khi đến chùa, trong nền văn hóa Phật giáo, màu trắng tượng trưng cho sự thanh tịnh, trang nghiêm, thanh cao, là màu áo nên mặc khi đến chùa. Ngoài ra, phật tử cũng có thể mặc trang phục màu vàng, màu nâu, màu lam thể hiện sự trang nhã, lịch sự và đẹp. Nói chung là người đi lễ chùa cần mặc trang phục kín đáo, trang nghiêm, phụ nữ không nên mặc váy để phù hợp với văn hóa tâm linh đạo Phật.
Ngoài việc ăn mặc phù hợp, sắm lễ theo đúng quy định, việc hành lễ sao cho đúng là điều cực kỳ quan trọng khi đi lễ chùa. Theo các tài liệu hướng dẫn của Giáo Hội Phật Giáo Việt
Bên cạnh đó, người đi lễ chùa cũng cần lưu ý một số vấn đề như: không nên chạy qua, chạy lại nói chuyện, bình phẩm; ngồi hoặc nằm trong Phật đường; không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ…quanh khu vực Phật điện, tam bảo. Nếu sử dụng đồ của nhà chùa như ăn uống, thụ lộc nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Nhà chùa cũng lưu ý không nên mang theo nhiều đồ tùy thân như mũ, áo, khăn, túi xách, gậy gộc…vào khu vực tam bảo. Một điều đặc biệt lưu ý là không nên đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường để lễ Phật vì đó là vị trí tối cao của trụ trì chùa; nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.
Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết thêm: “Ngoài việc trực tiếp hướng dẫn cho phật tử, người dân cách hành lễ sao cho đúng. Chùa Hòa Bình Phật Quang đã dán một số tờ giấy A4 lên các cột chùa, trong đó có mấy vần thơ, nhắc nhở nhẹ nhàng người đến hành lễ:
Lòng thành thắp một nén hương
Miệng khấn tay vái mười phương độ trì
Hương nhiều lãng phí làm chi
Khói bay ám tượng vậy thì phúc đâu.
*******************
Đến chùa nói nhẹ đủ nghe
Nhất tâm lễ Phật ra về thảnh thơi.”
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sở dĩ nhà chùa có lời nhắc nhở như vậy vì lâu nay vẫn tồn tại hiện tượng người dân đến chùa ra sức, đua nhau thắp thật nhiều hương, cắm lung tung khắp chùa, gây khói mù mịt, nhất là khu vực chính điện. Việc thắp quá nhiều hương ở chính điện sẽ gây ô nhiễm không khí, làm cho không gian thờ phụng bị xuống sắc bởi màu khói, sau mùa lễ hội nhà chùa sẽ phải tốn kinh phí để trang nghiêm lại các tượng phật. Theo Phật giáo, nhang khói không phải là phương tiện duy nhất để gửi trọn lòng tôn kính đến các đấng tâm linh, do đó chỉ nên thắp một nén nhang cắm vào lư hương trước chính điện. Khi vào chính điện chỉ cần chắp tay lạy, không cần thắp nhang nữa. Ngoài ra, yên lặng là biểu hiện văn hóa truyền thống của Phật giáo để trải nghiệm đời sống nội tại một cách sâu sắc; việc đến chốn cửa Phật tôn nghiêm mà cười nói lớn tiếng hoặc để chuông điện thoại di động kêu ầm ĩ là điều không nên.
Ngoài ra, có một thực tế là mấy năm gần đây, khung cảnh nhà chùa dường như đang bị kim tiền hóa khi người đi lễ chùa rải tiền từ cổng chùa vào đến chính điện. Khắp các hương án, chân tượng, cành cây…đâu đâu cũng thấy tiền. Về vấn đề này Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết: “Theo quy định của nhà chùa, tiền công đức chỉ được dùng vào ba việc là: cúng dường tam bảo, lo cho chư tăng và tu bổ chùa chiền chứ tuyệt đối không dùng vào việc khác. Người công đức, dâng lễ vật thể hiện lòng thành kính, đức tin của mình đối với Phật, thánh, tăng và không mang nặng ý nghĩa vật chất. Các nhà chùa đều có “Hòm công đức”, đó là nơi để bà con đưa tiền công đức vào. Làm như vậy vừa đỡ mất mỹ quan mà lại có cử chỉ đẹp; tuyệt đối không nên rải tiền ra khắp nơi trong chùa, càng không nên nhét tiền vào tay tượng Phật hoặc xoa tiền vào tượng Phật. Đó là hành động phải tội, thiếu đi sự tôn kính đối với nhà phật, làm mất đi sự tôn nghiêm, ảnh hưởng đến mỹ thuật của pho tượng. Đồng tiền dù mệnh giá lớn nhỏ đều do Nhà nước phát hành, đều mang giá trị không chỉ kinh tế mà cả văn hóa, là chủ quyền quốc gia, mọi người đều phải tôn trọng và có trách nhiệm giữ gìn”.
Đi chùa thể hiện sự trân trọng đối với giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nên việc la ó, chen chúc, giẫm đạp để giành nhau đồ lễ; cúng quá nhiều tiền vàng âm phủ; xem bói; mua lá xăm cầu may hay để con trẻ trèo lên tượng; người lớn tranh thủ làm vài ván đỏ đen…ngay trước cửa chùa là điều hết sức tối kỵ mà mỗi người dân vì lòng tự tôn văn hóa dân tộc cần phải biết ý thức.
Dương Liễu
(HBĐT) - Theo các tài liệu, những câu chuyện kể và truyền thuyết trong dân gian có đến 2 nàng công chúa được gả về làm dâu xứ Mường. Hai nàng công chúa, hai mối duyên tình, hai số phận khác nhau. Người đã đi hết con đường tình với người mình yêu, người dang dở trong sự tiếc nuối... Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, câu chuyện về 2 nàng công chúa được gả về làm dâu xứ Mường không phải ai cũng biết.
(HBĐT) - Một chiếc chiêng có đến 4 âm với các âm độ cao thấp khác nhau, chính vì vậy, chỉ cần dùng một chiếc chiêng này thôi người nghệ nhân đã có thể chơi được tiết tấu đơn giản của một làn điệu xéc bùa. Theo tiến sỹ Quách Văn Ạch - nguyên Giám đốc Bảo tàng tỉnh, nguyên Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, “ở Hoà Bình, đây có thể xem là chiếc chiêng độc đáo có một không hai”.
(HBĐT) - 20 năm trước, tháng 12/1993, ông Đinh Công Đốc đã từ trần, khép lại những năm tháng tận tâm tận lực cống hiến cho cách mạng. 5 năm sau ngày ông mất (tức tháng 4/1998), con cháu ông được đón nhận niềm vinh dự: Nhà nước tặng thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhất, ghi nhận ông Đinh Công Đốc đã có thành tích trong cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.
(HBĐT) - Từ xa xưa, bà con đồng bào dân tộc vùng cao Mai Châu dựng nhà giữa hoang sơ núi rừng, súng săn là một vật không thể thiếu trong mỗi gia đình. Súng cùng bà con lên rừng săn thú, súng được giữ trong nhà đề phòng thú dữ tấn công. Trong kháng chiến chống Pháp, súng cùng bà con hăng hái tham gia các chiến dịch bảo vệ bản làng, quê hương. Hòa bình lập lại, cuộc sống đã có nhiều đổi thay, súng săn được treo như vật kỷ niệm trong mỗi gia đình. Súng được coi như là bảo vật, là tài sản quý, thậm chí là vật thiêng trong mỗi gia đình. Nhưng hôm nay, vì trật tự an toàn xã hội, vì tính nghiêm minh của pháp luật, hơn 3.600 khẩu súng các loại đã được bà con nhân dân huyện Mai Châu tự giác giao nộp cho chính quyền.
(HBĐT) - Nằm ở tỉnh Kiên Giang với diện tích 567 km2 và có chiều dài 65 km, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam. Với vẻ đẹp thiên nhiên hiếm có, từ lâu, Phú Quốc được mệnh danh là “hòn ngọc” của Tổ quốc.
(HBĐT) - Sau một năm làm lụng vất vả, Tết đến, ai ai cũng đều lo thu xếp công việc để sửa soạn cho mình một cái Tết đầy đủ, đầm ấm, nhiều niềm vui. Dù là người có gia đình vợ con hay còn son rỗi đều có một ý nghĩ chung là về quê đón Tết, vui xuân cùng gia đình. Điều này đã trở thành một tập quán tốt đẹp của người Việt Nam. Vì quê hương là nơi chôn rau, cắt rốn, nơi có cha mẹ họ hàng, người thân. Nơi lưu giữ bao kỷ niệm thời ấu thơ... “Quê hương là đường đi học/con về rợp bướm vàng bay...”, vậy thì làm sao mà quên được. Người xa quê càng lâu càng mong mỏi nhớ về quê hương da diết. Ngày về, bước chân vào đầu ngõ ai chẳng xốn xang trong lòng.