Năm 2013, huyện Lạc Sơn trích ngân sách 2,3 tỷ đồng xây dựng cầu treo Đôm Bán, xã Định Cư bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn cho người dân

Năm 2013, huyện Lạc Sơn trích ngân sách 2,3 tỷ đồng xây dựng cầu treo Đôm Bán, xã Định Cư bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn cho người dân

(HBĐT) - Lạc Sơn là huyện rộng có số lượng cầu treo nhiều nhất tỉnh, trong đó nhiều cầu treo đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy hiểm đang rập trình trên các cây cầu treo xuống cấp, nguy cơ tai nạn là rất cao. Huyện đang tập trung chỉ đạo, triển khai những giải pháp bảo đảm an toàn cho người dân khi tham gia giao thông trên các cầu treo.

 

Cầu treo Cài Rồng có ý nghĩa quan trọng đi lại, giao thương của xã Chí Thiện, Chí Đạo, được xây dựng từ năm 1994, nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Chủ tịch UBND xã Chí Đạo Bùi Văn Tiến cho biết: Địa bàn xã có có con suối Cái bao quanh, nhiều khu vực phải làm cầu. Cầu Cài Rồng phục vụ việc đi lại, giao lưu nhân dân trong xã và các xã trong khu vực, nhất là xã Chí Thiện. Biết là nguy hiểm nhưng vẫn phải đi lại. Cầu như chiếc võng mong manh trên trời. Vì cầu yếu nên chỉ một chiếc xe máy, người đi bộ đi qua là đã rung lên bần bật. Đứng trên mặt cầu cảm giác trông chênh, chóng mặt. Mặt cầu có mét rưỡi, dài tới hàng chục mét, nhiều lần tu sửa, gia cố, nay được thay bng những đoạn bương, tre ghép lại lục khục mỗi khi đi qua. Nhiều khớp nối bong bật, dây văng hoen gỉ yếu ớt bám vào mố cầu. Nhưng Cầu Rồng Cái rất quan trọng phục vụ đi lại của người dân 2 xã Chí Đạo- Chí Thiện, nhất là vào mùa mưa lũ. Bà Bùi Thị Kim, xóm Rồng, xã Chí Đạo cho biết: Quê mình nghèo, cây cầu này rất quý. Có hàng trăm lượt người đi lại mỗi ngày. Vẫn biết sợ nhưng chắng có cách nào khác. Người dân chẳng thể vượt suối Cái vì nước sâu. Cầu không khỏe nên đi lại rất lo. Đã từng có nhiều người ngã xuống dòng suối Cái, nguy hiểm lắm. Có lần cả 2 ông cháu gió thổi bay cả xuống suối sâu may mắn thoát chết. Nhiều chỗ chẳng có cầu treo, người dân phải kết mảng để vượt suối.

 

    

           Cầu treo Cài Rồng xã Chí Thiện đã xuống cấp nghiêm trọng.

 

        

Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn Bùi Văn Phục cho biết: Đối với đặc thù huyện miền núi như Lạc Sơn, những cây cầu treo có ý nghĩa rất quan trọng. Nhưng khi tham gia giao thông nguy cơ tai nạn luôn rình rập, nhất là tại những cây cầu đã yếu, xuống cấp nghiêm trọng. Lạc Sơn là huyện rộng, địa hình khó khăn, phức tạp, hạ tầng nhất là giao thông thấp kém, Huyện có sông Bưởi và khoảng hơn 100 km suối chạy qua, nhất là các xã vùng Tây của huyện. Trong đó suối Cái dài khoảng 50 km, suối B dài 48 km hợp nhau tại sông trên địa bàn xã Hương Nhượng. Rà soát toàn huyện có 71 vị trí phải xây dựng cầu treo để bảo đảm cho người dân đi lại. Trên địa bàn huyện có 19 cầu treo các loại, ngoài một số cấu được xây dựng mới được xây dựng bảo đảm an toàn, còn lại hầu hết các cầu được đưa vào khai thác nhiều năm, đã xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng như cầu xóm Băn, cầu Chiềng Chín , cầu treo xóm Rẽ ( Phú Lương); cầu treo Cái Rồng ( Chí Thiện); cầu treo xóm Kho ( Tân Mỹ);  cầu treo xóm Rậm Anh ( Thượng Cốc); cầu treo xóm Tre Giao ( Miền Đồi), cầu treo xóm Khái, xóm Khướng, xóm Rỳ (Tự Do)…Huyện đã báo cáo cơ quan chức năng kiến nghị sớm tu sửa, xây dựng mới một số cầu treo thực sự cấp bách, nhằm dần hoàn thiện mạng lưới giao thông trên địa bàn. Mới đây đơn vị tư vấn của Bộ GT - VT đã rà soát, đánh giá trên địa bàn huyện có 7 cầu treo cần được xử lý cấp bách là: cầu xóm Bái, Phú Lương; cầu Đanh, Xuất Hóa; cầu Ngải, Ân Nghĩa; cầu Bái Điện, cầu Suối Cả, xã Miền Đồi; cầu Bủm, xã Nhân Nghĩa; cầu Bai Be, xã Mỹ Thành.

 

Do các cầu cầu treo vượt qua các vực, suối sâu nguy cơ mất an toàn cao và khi xảy ra sự cố sẽ rất nghiêm trọng. Mặc dù trong lúc ngân sách eo hẹp nhưng mấy năm nay, huyện đã cân đối để xây dựng mới, sửa chữa các cầu treo cấp thiết bước đầu bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn cho người dân.  3 năm gần đây, huyện đã làm được 3 cầu ở những khu vực đặc biệt cấp thiết là: Cầu Ba Be, cầu Ót, xã Chí Đạo; cầu Đôm Bán, xã Định Cư và huyện cũng đang kiến nghị cấp trên cho phép triển khai sửa chữa, nâng cấp một số cây cầu trên địa bàn.  Huyện đang được các bộ, ngành và tỉnh quan tâm cho triển khai một số dự án cầu, ngầm quan trọng phục vụ việc đi lại của nhân dân.

 

Hiện nay, huyện Lạc Sơn đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tiếp tục thực hiện rà soát toàn bộ hệ thống cầu trên địa bàn các xã thị trấn, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng cầu, thực hiện kiểm tra sửa chữa, gia cố những cầu treo nguy hiểm và xuống cấp nghiêm trọng do địa phương quản lý, xây dựng phương án khai thác phù hợp. Huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền và lắp đặt các biển bảo quy định tải trọng, hướng dẫn chi tiết các quy định bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông qua cầu treo. Thông tin, vị trí đặt biển báo phải dễ nhìn, dễ hiểu để người dân dễ nhận biết và thực hiện. Đối với các vị trí cầu yếu triển khai kế hoạch trực gác không để người và phương tiện đi lại quả tải gây mất an toàn giao thông- Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Văn Phục cho biết.

 

 

                                                                           Lê Chung

 

Các tin khác


“Xe đạp thồ” - Huyền thoại trong chiến thắng Điện Biên Phủ

Đến thăm Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi được chị Ngô Thị Lai, cán bộ Bảo tàng giới thiệu tham quan, tìm hiểu khá nhiều hiện vật quan trọng, độc đáo, góp phần làm nên chiến thắng lừng lẫy năm châu 70 năm về trước. Một trong những hiện vật ấy là chiếc xe đạp thồ huyền thoại.

Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục