CCB Bùi Xuân Mầm (thứ 3 bên phải) kể về những kỷ niệm và quãng thời gian tham gia chiến đấu trên đất bạn Lào.

CCB Bùi Xuân Mầm (thứ 3 bên phải) kể về những kỷ niệm và quãng thời gian tham gia chiến đấu trên đất bạn Lào.

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của đồng chí Chủ tịch Hội CCB huyện Kim Bôi, chúng tôi đến thăm ông Bùi Xuân Mầm ở thôn Bình Tân, xã Nam Thượng - một trong những cựu quân nhân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên đất bạn Lào. Sau ấm trà nóng, vẫn tác phong nhanh nhẹn của một người lính, ông kể cho chúng tôi nghe những kỷ niệm quãng thời gian hơn 20 năm tham gia chiến đấu trên đất bạn Lào.

 

Năm 1965, người thanh niên Bùi Xuân Mầm tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Trung đoàn 335, Sư đoàn 968, sau khoá huấn luyện tại Điện Biên Phủ, ông được tham gia vào quân tình nguyện Việt Nam sang hỗ trợ nước bạn Lào và chiến đấu tại huyện Nậm Bạc, tỉnh Luang Prabang, tiếp đó chuyển về sư đoàn 96, tỉnh Salavan và tỉnh Attapư (là 2 tỉnh phía nam của Lào). Trong thời gian hơn 20 năm trên đất bạn Lào, ông đã cùng đồng đội lập nhiều chiến công xuất sắc, nhất là tham gia các trận đánh ác liệt phía bắc Lào. Cả cuộc đời khoác áo lính, ông đã kinh qua biết bao trận đánh, đến giờ cũng không nhớ hết nhưng riêng trận của quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu tại Nakhăng, tỉnh Sầm Nưa đánh đón lõng tiêu diệt quân phỉ Vàng Pao năm 1969, ông không bao giờ quên. Nhờ đó, ông tham gia chiến dịch quyết thắng, toàn bộ lực lượng vận động tiến vào cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng, đánh quân phản động Lào và 50 tiểu đoàn Thái Lan ra lấn chiếm cánh đồng Chum. Lúc này, ông đã là Trung đoàn trưởng, đơn vị  nhận nhiệm vụ đánh vào các cao điểm phòng thủ kiên cố tại ngã ba Noọng Pẹp. Tại đây, địch phòng thủ rất kiên cố, hàng rào thép gai vây kín, phòng thủ hỏa lực... Trong trận đánh ác liệt này, do quân địch chống trả quyết liệt, ông và một số đồng đội bị thương nhẹ. Sau khi được đồng đội sơ cứu, Trung đội của ông tiếp tục chiến đấu và đã giành chiến thắng hoàn toàn ở khu vực này. Mặc dù trong trận chiến đó có những hy sinh, mất mát nhưng với sức mạnh, lòng quyết tâm của người lính Cụ Hồ đã giúp ông đứng vững, tiếp tục sát cánh cùng đồng đội trên mọi trận tuyến, lập được nhiều chiến công lớn hơn. ông luôn được cấp trên tin tưởng, giao trực tiếp chỉ huy đội hình chiến đấu trong đội quân tình nguyện giúp nước bạn Lào. Với tinh thần quả cảm, không sợ gian khổ, hy sinh, ông đã cùng đồng đội lập được nhiều thành tích trong chiến đấu.

 

Sau hơn 20 năm tham gia chiến đấu bên nước bạn Lào, ông Bùi Xuân Mầm trở về quê hương và luôn phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương. Do năng nổ, nhiệt tình trong công tác, năm 1990, ông được Huyện uỷ Kim Bôi giao nhiệm vụ Phó Chủ tịch Hội CCB huyện và năm 1992 là Chủ tịch Hội CCB huyện. Năm 2001, ông đã cùng với đồng chí, đồng đội của mình tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương thành lập Ban liên lạc hội đồng ngũ và đến tháng 4/2005, Ban liên lạc (BLL) quân tình nguyện Việt - Lào, huyện Kim Bôi  đã chính thức được thành lập.  ông Mầm cho biết: Cứ 6 tháng, các chi hội trong BLL gặp mặt hội viên 1 lần, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hội viên trong địa bàn mình quản lý để kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ, động viên nhau sống vui, sống khoẻ, sống có ích, vượt qua khó khăn trong cuộc sống đời thường. Sau vài năm hoạt động, BLL đã thực sự trở thành mái nhà chung của những CCB đã từng tham gia quân tình nguyện Việt Nam giúp nước bạn Lào ở huyện Kim Bôi. Các hội viên CCB luôn phát huy bản chất, truyền thống bộ đội Cụ Hồ năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động phong trào của địa phương và tham gia xây dựng chính quyền ở cơ sở. Đến nay, BLL đã có trên 600 hội viên.

 

Chiến tranh đã lùi xa, hai nước Việt Nam - Lào đang tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, đạt được được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Những câu chuyện về chiến tranh, sự hy sinh cao cả của những người lính và tấm gương anh dũng như ông Mầm xứng đáng được tôn vinh để thế hệ trẻ hôm nay hiểu rõ hơn về những đóng góp, những hy sinh, mất mát của cha anh về mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào.

 

 

                                                                                Hoàng Huy

 

 

 

 

Các tin khác

Phụ nữ bản Xô, xã Nà Mèo (Mai Châu) tranh thủ thời gian nông nhàn,  thêu hàng thổ cẩm, phụ thêm kinh tế cho gia đình.
Năm 2013, huyện Lạc Sơn trích ngân sách 2,3 tỷ đồng xây dựng cầu treo Đôm Bán, xã Định Cư bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn cho người dân
Trẻ em làng chài phải tự đi thuyền vào bờ để đến trường.
Khu vực xây dựng kho hóa chất bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân xóm Mỵ Thanh (Mỵ Hòa-Kim Bôi)

"Đi chùa đúng pháp, được phúc"

(HBĐT) - Kia rồi mái chùa cong cổ kính, ngói âm dương phủ kín rêu xanh, đây bậc thềm đá cũ, khách hành hương dừng chân trước cổng chùa. Rũ bỏ những ưu tư, phiền muộn muôn năm cũ, chọn những ngày đầu xuân nắng đẹp, người dân đến chùa để lễ, để cầu, để tin và để hy vọng…

Khúc ca xuân thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - “Mùa xuân Hòa Bình ơi, xanh xanh núi Đúng sông Đà, mùa xuân Hòa Bình ơi, điện dâng ánh sáng chan hoà, bản Mường em vui ngày hội xuân, ngọt ngào sao câu hát ví. Cồng ngân đánh điệu đón dâu, chàng trai phố núi rước người quê xuôi Hòa Bình ơi...”. Có lẽ vì khúc ca như lời mời gọi ấy nên năm nào cũng vậy, cho dù những ngày cuối năm công việc tất bật là thế mà mấy đứa bạn thời đại học của tôi cũng khấp khởi rủ nhau từ thủ đô hoa lệ lên thăm Hòa Bình. Để rồi cả nhóm lại được ngồi bên dòng sông Đà ngắm ánh điện lung linh soi rọi dòng sông và ngâm nga mấy bài hát quen thuộc cứ như những đứa con lâu ngày về thăm quê.

Đầu xuân du ngoạn vùng hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Du sơn, ngoạn thủy trên vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân, đặc biệt là tháng giêng này đã trở thành lịch trình không thể thiếu của nhiều người dân Hòa Bình và đông đảo du khách thập phương. Đến vùng hồ Hòa Bình trong mùa xuân sẽ được tận mắt ngắm nhìn nước hồ trong xanh màu ngọc bích, những đảo núi nhấp nhô, huyền ảo như vịnh Hạ Long, những ngôi nhà sàn bình yên bên sườn núi… Đến vùng hồ trong những ngày này còn được cùng dòng người vui với mùa lễ hội đền Bờ; được tìm hiểu văn hóa, lịch sử tâm linh đầy huyền thoại về Bà chúa thác Bờ giúp vua Lê đánh giặc…

Dấu ấn Cô Tô

(HBĐT) - Ai đã từng đặt chân đến huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh hẳn không thể nào quên hình ảnh của hòn đảo xanh giữa biển khơi. Cảnh đẹp nguyên sơ, con người chân chất, gần gũi đã tạo nên sức hút tiềm ẩn đối với du khách. Đặc biệt, được đứng trước Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, thắp nén hương tưởng niệm Người, trong mỗi người đều trào dâng niềm xúc động, tự hào vô hạn bởi đây là nơi đầu tiên và duy nhất được Bác Hồ cho phép dựng tượng khi Người còn sống. Đến đây cũng thật vui khi chứng kiến cuộc sống người dân đang từng ngày đổi thay...

Những khoảnh khắc diệu kỳ trên dòng sông ánh sáng

(HBĐT) - Trời đẹp quá lên mặt đập thôi, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc đẹp để còn nhớ! Không biết tự bao giờ nhóm “nghệ sỹ nhiếp ảnh” nửa mùa chúng tôi tạo ra thông lệ đó. Chỉ biết rằng nếu không ngắm, không chụp sẽ thấy tiếc vì bức tranh kỳ ảo mà đất trời và thiên nhiên đã ban tặng. Cũng dòng sông ấy (sông Đà), nhưng dòng nước không chảy lại hai lần, ánh mặt trời cũng khi tỏ khi mờ và sắc cầu vồng cũng có lúc sắc nét, lúc lại mờ phai. Có lẽ đó cũng là cảm nhận chung của những người cầm máy hiện đang sinh sống trên đất Hòa Bình nên ngày càng có thêm nhiều những bức ảnh đẹp ghi lại những khoảnh khắc diệu kỳ trên dòng sông ánh sáng.

Chuyện ít biết về 2 nàng công chúa được gả về làm dâu xứ mường

(HBĐT) - Theo các tài liệu, những câu chuyện kể và truyền thuyết trong dân gian có đến 2 nàng công chúa được gả về làm dâu xứ Mường. Hai nàng công chúa, hai mối duyên tình, hai số phận khác nhau. Người đã đi hết con đường tình với người mình yêu, người dang dở trong sự tiếc nuối... Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, câu chuyện về 2 nàng công chúa được gả về làm dâu xứ Mường không phải ai cũng biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục