(HBĐT) - Người bạn học cũ, quê Phú Thọ, hiện đang sinh sống ở quận Tân Bình(thành phố Hồ Chí Minh), đã và đang trải qua nhiều cung bậc tâm trạng khi dịch covid-19 bùng phát. Mấy ngày nay, dòng trạng thái của bạn hồ hởi hơn, nhất là bạn chia sẻ hình ảnh các lực lượng chi viện cho Thành phố và các tỉnh lân cận bằng tinh thần lạc quan và hy vọng mới. Bạn kể, người thân ngoài Bắc mỗi khi nghĩ về bạn, nghĩ về thành phố bạn đang sống gồng mình chống dịch, đều thích nghe lại bản nhạc "Vì miền Nam” của nhạc sĩ Huy Thục...

Chắc chắn không chỉ người bạn, gia đình bạn ấy và người dân thành phố Hồ Chí Minh có những tâm tư đó, mà từ Nam chí Bắc đều dõi theo, ủng hộ, đồng hành công cuộc chống dịch covid-19 đang nóng bỏng ở miền Nam nói chung và thành phố mang tên Bác nói riêng. Làm sao có thể yên lòng được khi mỗi ngày cả nước có trên 10.000 ca mắc mới và con số tử vong vì dịch cũng lên đến 3 con số. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tiền Giang…đang căng mình chống dịch; các tỉnh lân cận cũng phải dốc công, dốc sức để nhằm giảm số ca mắc mới, điều trị cho bệnh nhân mắc, giảm ca tử vong. Tất cả đều hướng tới điều lớn lao: cuộc chống dịch đợt thứ 4 này sẽ thành công.

 Vì miền Nam, vì thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 1 tháng 7 đến 21/8 đã có trên 14.000 cán bộ, nhân viên y tế được huy động chống dịch; hàng ngàn sinh viên thuộc các trường y dược trong toàn quốc cũng "xuống đường”; hàng trăm học viên các Học viện quân y từ các nơi cũng lên máy bay, lên tàu hỏa "Nam tiến”…Cùng Thành phố thân yêu chống dịch, hàng ngàn chiến sĩ thuộc các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cũng nai nịt, rầm rập vào Thành phố; tăng cường kiểm soát chặt chẽ, để Thành phố thực hiện tốt hơn chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Với những nỗ lực, cố gắng chung, công cuộc chống dịch đã thực sự chuyển biến. Nhiều dấu hiệu khả quan, tích cực đã được các cơ quan Báo chí và cư dân mạng phản ánh đầy đủ, trung thực với những nét tươi sáng, lạc quan và tràn đầy khí thế hơn. Trạng thái bi quan đã bị đẩy lùi…Mỗi bản tin đều làm nức lòng bao người, đã tạo thêm niềm tin, động lực trong cuộc chiến chống dịch: "Hối hả lên đường chi viện miền Nam chống dịch”, "Thần tốc vượt 1000km cấp bách chi viện cho tuyến đầu chống dịch”, "Sau 12 tiếng kêu gọi, 1500 thầy trò trường Y cấp tốc lên đường trong đêm chi viện cho thành phố Hồ Chí Minh”, "Sư đoàn bộ binh 309 chi viện gần 1000 quân cho thành phố Hồ Chí Minh”, "Tư lệnh quân khu 7: Quyết không để Nhân dân đói khổ và bị đe dọa” …

Trong "trận đánh lớn này”, thật trân trọng những tình cảm, trách nhiệm của nhiều tỉnh thành phía Bắc,dù cũng đang quyết liệt chống dịch cũng sẵn sàng chi viện cho miền Nam. Trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, miền Bắc "chia lửa”, chi viện sức người, sức của cho miền Nam đáng giặc, thì thời điểm này, các tỉnh phía Bắc cũng lên đường chống dịch cùng các tỉnh phía Nam bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, ý nghĩa. Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Sơn La, Ninh Bình…Không tỉnh nào đứng ngoài cuộc trong đợt chống dịch Covid ở miền Nam. Còn tỉnh ta, với truyền thống nghĩa tình trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước "Hòa Bình-Gia Định”, Hòa Bình với miền Nam được được nhân lên và biến thành những hành động cụ thể. Người dân Hòa Bình đã quyên góp, ủng hộ hơn 300 tấn hàng nhu yếu phẩm để chuyển tới thành phố Hồ Chí Minh. Trong 2 đợt(tháng 7, tháng 8 năm 2021), lực lượng cán bộ y tế Hòa Bình gồm 46 y bác sĩ đã lên đường vào thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai chống dịch. Cùng với đó là các vật tư, hàng hóa như quần áo bảo hộ chống dịch, các loại khẩu trang, kính chống giọt bắn…Bao tình cảm, tâm tư của người dân Hòa Bình đã cùng đồng hành, gửi gắm, khiến mỗi bước đi của họ thêm "chân cứng, đá mềm”, vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ được giao...Có sức mạnh nội lực, cùng sự đồng lòng, đồng sức của cả nước, chắc chắn thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh liền kề sẽ vượt qua thử thách, gian khó này./.

Bùi Huy

Các tin khác


Dòng sông mùa gió

(HBĐT) - Hoàng hôn dần buông trên những ngọn núi, ngọn đồi sau nhà và lan trên những cánh đồng bãi. Gió vi vút thổi qua những hàng cây trước nhà, khiến không gian đỡ cô quạnh. Vừa ở thị trấn về, ông Thái thấy cửa nhà vắng hoe nên gắt:

Vầng trăng tháng 7

(HBĐT)-Tháng 7, qua những ngày oi bức nắng nóng sẽ đến những cơn mưa ngâu trút nước dầm dề. Trăng tháng 7 cũng mang chính hoài niệm u buồn. Vầng trăng tháng 7 về trên các nghĩa trang khắp cả nước, từ nghĩa trang Trường Sơn, Khe Sanh, Đường 9 đến thành cổ Quảng Trị, bàng bạc màu vàng nhạt trên sông Thạch Hãn đến ngã ba Đồng Lộc, Truông Bồn. Trên khắp đất nước hình chữ S quật cường, đầy dũng khí đều mang trên mình những gương dũng cảm hy sinh cho đất nước trường tồn. Tháng 7 về, những bông hoa loa kèn dưới trăng như đoàn quân nhạc cất lên bản hùng ca. Trăng tháng 7 về trên nghĩa trang Đồng Lộc lại nhớ các nữ thanh niên xung phong:

Thạch Sanh tân truyện: Tham thì thâm

(HBĐT) - Thấy cuộc sống của chàng rể quý và con gái yêu chỉ trông chờ vào những gánh củi và muông thú trong rừng sâu, núi thẳm còn nhiều kham khổ, phụ vương cũng trăn trở lắm. Nhằm tạo điều kiện cho con cháu có thêm thu nhập, vua cha khuyên nhủ: Con làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp xây dựng, cố gắng chăm chỉ, quản lý chặt chẽ, chịu khó lấy công làm lãi. Công trình thì không sợ thiếu đâu, đấu thầu hay chỉ định thầu ta sẽ hỗ trợ, chỉ cần làm ăn nghiêm túc, đừng có tham lam quá mà xà xẻo, bớt xén, ảnh hưởng đến chất lượng công trình ta sẽ không nương tay đâu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục